Chi tiết hoạt động xuất khẩu quý I
Xuất khẩu hàng hóa trong tháng 3 đạt 22,78 tỷ USD, tăng 63,8% tương đương kim ngạch tăng thêm 8,87 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng 2/2019.
Theo thông tin Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng trị giá xuất khẩu trong quý I đạt 58,86 tỷ USD, tăng 5,3%, tương ứng tăng 2,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất về trị giá trong Quí I/2019. Biểu đồ: Tổng cục Hải quan.
Trong đó các mặt hàng tăng trưởng mạnh là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 719 triệu USD, tương ứng tăng 11,3%; hàng dệt may tăng 685 triệu USD, tương ứng tăng 10,6%; giày dép các loại tăng 485 triệu USD, tương ứng tăng 14,1%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 316 triệu USD, tương ứng tăng 16,2%…
Dưới đây là diễn biến một số nhóm hàng xuất khẩu chính, đáng chú ý trong quý đầu tiên của năm.
Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện, quý I xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 12,12 tỷ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Về thị trường, xuất khẩu nhóm hàng này chủ yếu sang EU (28 nước), Hoa Kỳ, Hàn Quốc… Trong đó thị trường Hoa Kỳ đạt mức tăng cao nhất 87,2% trong khi EU bị giảm 3%
Dù tháng 3 xuất khẩu điện thoại đạt 5,39 tỷ USD, lập kỷ lục trong nhiều năm gần đây khi tăng 2,3% so với tháng 3/2018 và tăng 74,7% so với tháng 3/2017, nhưng kết quả này chưa đủ giúp điện thoại đạt được tăng trương dương trong quý I. Đây là nhóm hàng chủ lực hiếm hoi bị giảm kim ngạch trong quý I vừa qua.
Hàng dệt may, đạt 7,13 tỷ USD, tăng 10,6% so với quý I năm trước.
Trong quý, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với trị giá đạt 3,26 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 46,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Tiếp theo làcác thị trường Nhật Bản, EU…
Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 7,06 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc… Hoa Kỳ cũng là thị trường đạt con số tăng trưởng cao nhất ở nhóm hàng này với 52,8% so với cùng kỳ 2018.
Video đang HOT
Nhóm hàng nông sản ( rau quả; hạt điều; hạt tiêu; chè; cà phê; gạo; sắn và sản phẩm sắn; cao su) đạt 3,99 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng này đều bị sụt giam.
Cụ thể, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019 nhưng kim ngạch bị giảm 12,7% so với cùng kỳ năm 2018; EU cũng giảm 9,17%; Hoa Kỳ giảm 19,5%…
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 3,98 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong đó thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ cũng là quốc gia có tốc độ tăng ấn tượng lên đến 61%.
Giày dép các loại, đạt 3,93 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2018. EU và Hoa Kỳ là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng giày dép.
Tính chung 2 thị trường chính đạt 2,47 tỷ USD, chiếm 62,9% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Gỗ và sản phẩm gỗ, xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 2,27 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu chủ yếu đến Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc…
Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,16 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường xuất khẩu chính gồm: Nhật Bản, Hoa Kỳ, đáng chú ý thị trường Singapore đạt mức tăng trưởng đến 95,9% …
Hàng thủy sản đạt kim ngạch 1,79 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ 2018. Đây là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong lĩnh vực Nông nghiệp.
Thủy sản xuất khẩu chủ yếu trong quý I là thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc … Trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ có mức tăng khá thì việc xuất khẩu sang EU và Trung Quốc gặp khó vợi kim ngạch sụt giảm lần lượt là 10,2% và 2,2%
Sắt thép các loại xuất khẩu đạt 1,77 triệu tấn, trị giá 1,13 tỷ USD, tăng 24,2% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Việc sản lượng tăng mạnh hơn kim ngạch cho thấy trị giá xuất khẩu bình quân của nhóm hàng này bị sụt giảm so với 1 năm trước đây.
Trong quý I sắt thép các loại chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Campuchia, Indonesia, Malaysia, Hoa Kỳ…
Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực cuối cùng được Tổng cục Hải quan đề cập trong dịp này là ảnh, máy quay phim và linh kiện với kim ngạch đạt 1,07 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng thời gian năm trước.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu trong quý I là Trung Quốc và Hồng Kông.
Nếu chia cụ thể thị trường theo từng quốc gia, vùng lãnh thổ có thể thấy thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Nhìn vào kết quả trên cho thấy, hoạt động xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực đạt được sự khởi sắc ở Hoa Kỳ, trong khi nhiều nhóm hàng gặp khó ở Trung Quốc hay EU.
Thái Bình
Theo Hải quan
Lợi nhuận giật lùi, các 'đại gia' phải liệu cơm gắp mắm
Lợi nhuận sụt giảm, Hoà Phát, Coteccons... là những đại gia đầu tiên "ngấm đòn" khó khăn quý đầu năm, buộc phải đặt kế hoạch giật lùi so với năm ngoái.
Dệt may vẫn là điểm sáng nền kinh tế đầu năm ẢNH NGỌC THẮNG
Sắt thép, xây dựng "méo mặt"
Lợi nhuận, doanh thu đầu năm 2019 đang tạo ra bức tranh trái chiều theo thuận lợi, khó khăn của từng ngành.
Tại cuộc họp thường niên 2019 trong tuần qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) thông qua kế hoạch lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ.
Cụ thể, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu toàn tập đoàn đạt 70.000 tỉ đồng, tăng gần 24% so với thực hiện năm 2018. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 22%, còn 6.700 tỉ đồng, so với kết quả năm trước hơn 8.600 tỉ đồng.
Kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm, Hoà Phát ước đạt 1.700 tỉ đồng, giảm 500 tỉ đồng so với cùng kỳ.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Phát, cho biết nguyên nhân sự sụt giảm này do ảnh hưởng chủ yếu từ yếu tố đầu vào là giá quặng sắt có xu hướng tăng và việc điều chỉnh giá điện mới đây từ Bộ Công thương. Bên cạnh đó là áp lực từ chi phí tài chính tăng, lãi vay của dự án Dung Quất hết thời gian vốn hóa nên phải hạch toán vào chi phí. Năm nay, ước tính trên 2.000 tỉ đồng, gần gấp 3 lần so với năm 2018.
Một đại gia khác là Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (mã REE) cũng vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu tăng 10% lên 5.577 tỉ đồng. Tuy nhiên, REE dự kiến lợi nhuận sau thuế chỉ còn 1.465 tỉ đồng, giảm 18% so với kết quả năm 2017.
Trong tài liệu công bố đại hội cổ đông sắp tới, "ông lớn" ngành xây dựng - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (mã CTD) đặt mục tiêu năm 2019 với doanh thu 27.000 tỉ đồng và lợi nhuận hợp nhất 1.300 tỉ đồng, giảm lần lượt 5,5% và 14% so với kết quả thực hiện năm trước. Đây là năm thứ hai liên tiếp, Coteccons đặt mục tiêu lợi nhuận sụt giảm (năm 2018, Coteccons đặt mục tiêu lợi nhuận 1.400 tỉ đồng, giảm 15,29%).
Ngành sắt, thép gặp khó khăn ngay từ đầu năm ẢNH NGỌC THẮNG
Xuất khẩu, bán lẻ vẫn còn nhiều cửa sáng
Song với các doanh nghiệp ngành xuất khẩu, quý đầu năm vẫn rất khả quan. Công ty CP Nhựa và môi trường Xanh An Phát (mã AAA) cho biết, trong tháng 1, sản lượng xuất khẩu của AAA đạt mức kỷ lục 9.100 tấn, tăng 137% so với cùng kỳ 2018. Trong tháng 3, AAA dự kiến sẽ xuất khẩu 8.500 tấn bao bì, tăng 120% so với cùng kỳ và con số này sẽ tiếp tục được duy trì (hoặc đạt cao hơn) trong các tháng tiếp theo. Năm 2019, AAA lên kế hoạch đạt doanh thu 10.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 510 tỉ đồng, gấp 2,5 lần năm 2018.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, quý 1 có 9 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đứng đầu là điện thoại và linh kiện đạt 12,1 tỉ USD; hàng dệt may đứng thứ 2 đạt 7,3 tỉ USD, tăng 13,3%.
Nhóm ngành dệt may dự báo sẽ tăng trưởng trên 30% tới 45% lợi nhuận quý 1. Ông Trần Như Tùng, thành viên Hội đồng quản trị Công ty CP Dệt may thương mại đầu tư Thành Công (TCM), cho biết Hội đồng quản trị TCM đã thông qua kế hoạch doanh thu năm 2019 khoảng 3.953 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 242 tỉ đồng, tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2018. Quý 1, dự báo lợi nhuận sau thuế tăng từ 25 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty CP Đầu Tư và Thương Mại TNG cũng được đánh giá sẽ có được lợi nhuận "khủng", với mức tăng trưởng khoảng 45%. Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết xuất khẩu dù giảm so với cùng kỳ năm ngoái tuy nhiên vẫn là điểm sáng của nền kinh tế. Dự kiến, ngành này sẽ có nhiều cơ hội hơn cho những quý tiếp theo với thuận lợi của CPTPP và EVFTA.
Với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành phân phối, bán lẻ vốn có lợi nhuận tốt trong quý đầu năm theo chu kỳ kinh doanh, kết quả năm 2019 cũng được dự báo tích cực. Số liệu của Công ty CP Đầu tư Thế giới di động (mã MWG) cho biết, doanh thu và lợi nhuận sau thuế 2 tháng đầu năm đạt 17.396 tỉ đồng và 729 tỉ đồng, tăng lần lượt 5% và 20% so với cùng kỳ năm 2018. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành 16% kế hoạch doanh thu và 20% kế hoạch lợi nhuận năm mới được đại hội cổ đông 2019 thông qua.
Theo TNO
8 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng cao nhất trong 2 tháng đầu năm 2019 Theo Tổng cục hải quan, trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng đạt 13,91 tỷ USD, giảm 37% so với tháng trước, tương ứng giảm 8,17 tỷ USD về số tuyệt đối. Hầu hết các nhóm hàng trong tháng 2/2019 đều giảm so với tháng trước, trong đó giảm mạnh nhất là các nhóm hàng: hàng dệt may giảm 1,99...