Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm mạnh trong tháng 4/2020
Theo Tổng Cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2020 có mức giảm mạnh, lên tới 10,5%.
Sáng 29/4, Tổng Cục Thống kê công bố tình hình kinh tế- xã hội tháng 4/2020 và 4 tháng đầu năm.
Trong tháng 4/20202, xản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn: Dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát nhưng tốc độ tái đàn chậm; do hạn hán, xâm nhập mặn, sản lượng gỗ khai thác và thủy sản đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm mạnh trong tháng 4/2020 – với mức giảm lên tới 10,5%.
Tương tự là chỉ số sản xuất công nghiệp với mức giảm mạnh 10,5%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 1,8% là mức tăng thấp nhất nhiều năm qua.
Video đang HOT
Tháng 4/2020, cả nước có 7.885 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 94.000 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ trước. Đáng chú ý, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 4 tháng lên tới 22.700 doanh nghiệp, tăng 33,6%.
Diễn biến phức tạp của Covid-19 cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án, công trình. Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách ước đạt 23.200 tỷ đồng – mức tăng thấp nhất cùng kỳ 5 năm qua. Tính chung 4 tháng, cả vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều giảm.
Trước tác động tiêu cực của dịch, Chính phủ đã ban hành các giải pháp hỗ trợ cho những đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Do vậy, thu ngân sách Nhà nước giảm mạnh so với cùng kỳ tháng trước. Tính đến 15/4 chỉ đạt 427.200 tỷ đồng, bằng 28,2% dự toán năm.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm 1,54% – cũng là mức thấp nhất 5 năm qua, chủ yếu do nhiều nước trên thế giới áp dụng lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của dịch, làm giá xăng-dầu và giá nhiều mặt hàng phi lương thực, thực phẩm giảm. Tuy nhiên, bình quân 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đạt mức tăng 4,9% – là mức tăng cao nhất giai đoạn 2016-2020./.
Thu Trang
Đại Thiên Lộc: Lỗ sâu thêm hơn 55 tỷ sau kiểm toán
Mặc dù đã ghi nhập mức lỗ khá cao trong báo cáo tài chính tự lập, nhưng sau khi có báo cáo kiểm toán, mức lỗ của Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc (mã DTL, sàn HoSE) còn tăng thêm hơn 55 tỷ đồng nữa.
Đại Thiên Lộc là doanh nghiệp ngành thép
Cụ thể trước kiểm toán, Đại Thiên Lộc đã ghi nhận lợi nhuận kế toán sau thuế là âm 85,4 tỷ đồng, nhưng sau khi có báo cáo kiểm toán, mức lỗ của công ty này đã tăng lên tới 140,5 tỷ đồng.
Đại Thiên Lộc cho biết, khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2019, kiểm toán viên đã trích lập thêm các khoản dự phòng.
Cụ thể, Dự phòng hàng tồn kho được trích lập thêm là 19,4 tỷ đồng, dự phòng phải thu là 3,3 tỷ đồng, dự phòng đầu tư tài chính là 14,5 tỷ đồng, loại trừ lãi hàng tồn kho gần 14 tỷ đồng.
Ngoài ra, kiểm toán viên còn đưa ra các búttoans điều chỉnh cho phù hợp với quy định hiện hành, sự điều chỉnh này làm thay đổi một số chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và làm lợi nhuận sau thuế giảm hơn 55 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc là doanh nghiệp chuyên Sản xuất thép lá cán nguội, thép lá mạ kẽm, mạ hợp kim nhôm-kẽm, mạ màu, ống thép, xà gồ thép và Kinh doanh thép cán nóng, thép tấm, thép hình, thép xây dựng...
Tôn kẽm Đại Thiên Lộc được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS G 3302:2010, có bông kẽm, tráng phủ chromate/ anti-finger.
Tôn lạnh Đại Thiên Lộc được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS G 3321:2010 và tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM A792/A792M-10. Thành phần hợp kim gồm 55% nhôm, 43.5% kẽm, 1.5% silic.
Tôn lạnh màu Đại Thiên Lộc được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS G 3322:2012 và tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM A755/A755M-15.
Ống thép mạ kẽm Đại Thiên Lộc được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS G 3444:2010. Ống hộp mạ kẽm Đại Thiên Lộc được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS G 3466:2010.
Chí Tín
Hơn 18.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh vì COVID-19 Các doanh nghiệp kỳ vọng dịch COVID-19 sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh trong quý II khả quan hơn quý I. Tổng cục Thống kê cho biết trong quý 1-2020, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh lên tới 18.600, tăng 26% so với cùng kỳ. Ngoài...