Chỉ số không khí Hà Nội ‘đỏ rực’ ngày cuối tuần
Sáng cuối tuần (17/1), các hệ thống quan trắc đều ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội đạt ngưỡng đỏ và cam. Mức ô nhiễm này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân.
Liên tiếp trong các ngày cuối tuần 16-17/1/2021, chất lượng không khí Hà Nội có chiều hướng xấu đi khi các chỉ số đo đạc AQI tại hầu hết các điểm quan trắc của Thủ đô đều báo đỏ và cam.
Không khí ô nhiễm ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của người dân. Ảnh: Lê Phú
Video đang HOT
Mức ô nhiễm này khiến những người bình thường bắt đầu bị ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Trong nhiều tháng qua, chỉ số AQI về chất lượng không khí tại thủ đô Hà Nội luôn trở thành tâm điểm theo dõi của người dân trước mối lo về vấn nạn ô nhiễm không khí, bụi mịn (PM2.5) gia tăng khiến các bệnh về hô hấp tăng cao.
Với tình trạng chất lượng không khí đang ở ngưỡng “có hại” như hiện nay, người dân cần giảm và hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời, tránh tập thể dục kéo dài ngoài trời và nên nghỉ ngơi nhiều trong nhà.
Đặc biệt người già, trẻ em và người mắc bệnh hô hấp, tim mạch nên ở trong nhà và giảm hoạt động mạnh. Mang khẩu trang chống bụi PM2.5 đạt chuẩn khi đi ra ngoài.
Chất lượng không khí ở Hà Nội lại cảnh báo đỏ, nguy hại sức khỏe
Hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air đã ghi nhận hàng chục điểm có chỉ số chất lượng không khí (AQI) từ 160-196 (cảnh báo đỏ), thậm chí có một điểm lên ngưỡng cảnh báo màu tím...
Ngày 29-9, chất lượng không khí tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc lại rơi vào tình trạng rất xấu, ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe người dân.
Tại hơn 80 điểm quan trắc trên địa bàn Hà Nội của hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air đã ghi nhận hàng chục điểm có chỉ số chất lượng không khí (AQI) từ 160-196 (cảnh báo đỏ), thậm chí có một điểm lên ngưỡng cảnh báo màu tím, rất có hại cho sức khỏe mọi người khi chỉ số AQI vượt ngưỡng 200.
Cùng với đó, hệ thống quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ghi nhận chất lượng không khí ở ngưỡng kém tại các điểm quan trắc ở các khu vực như: Từ Liêm, Phạm Văn Đồng, Tây Mỗ, Minh Khai, Mỹ Đình... có khả năng tác động đến sức khỏe nhóm nhạy cảm như người già, trẻ em, người mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch.
Chất lượng không khí tại Hà Nội xấu đi cũng làm gia tăng nồng độ bụi mịn PM 2.5 là loại bụi có kích thước chỉ bằng 1/30 sợi tóc, có khả năng len lỏi rất sâu vào phổi, đi trực tiếp vào máu, gây ra rất nhiều loại bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch.
Chất lượng không khí ở Hà Nội có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
Theo quy luật hàng năm, nhất là tại miền Bắc bắt đầu từ tháng 9 trở đi, tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 có xu hướng tăng lên. Cùng với đó, ô nhiễm không khí tại miền Bắc còn bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất, giao thông, xây dựng và các hoạt động dân sinh. Tuy nhiên, có mối liên hệ chặt chẽ với điều kiện thời tiết khi những ngày gần đây, điều kiện thời tiết lặng gió khiến cho chất ô nhiễm không khuếch tán được, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trong những ngày ô nhiễm như hiện nay, người dân nên hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời như tập thể dục buổi sáng, hạn chế tham gia giao thông, trường hợp phải ra ngoài đường cần phải đeo khẩu trang. Tại các gia đình nên hạn chế đun nấu bằng bếp than tổ ong, hạn chế hút thuốc lá, đóng cửa sổ và cửa chính. Người đi ngoài đường về cần rửa mắt mũi bằng nước muối sinh lý.
Trời âm u, không khí ô nhiễm bao phủ Hà Nội Sau 4 ngày chất lượng không khí ở Hà Nội tương đối tốt thì từ rạng sáng 2-12, tại nhiều khu vực của Hà Nội, chất lượng không khí ở mức kém và xấu. Cụ thể, tại khu vực nội thành, chỉ số AQI đều ở ngưỡng kém: Khu vực Minh Khai 139, khu vực đường Phạm Văn Đồng 137, Thành Công 136,...