Chỉ số giá tiêu dùng của Thành phố Hồ Chí Minh giảm 1,58%
Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) tháng 4/2020 của Thành phố Hồ Chí Minh giảm 1,58% so với tháng trước, giảm 1,04% so với tháng 12/2019 và tăng 2,33% so với cùng kỳ năm 2019.
Chỉ số giá tiêu dùng của Thành phố Hồ Chí Minh giảm 1,58%. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) tháng 4/2020 của thành phố giảm 1,58% so với tháng trước; giảm 1,04% so với tháng 12/2019 và tăng 2,33% so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, có 4/11 nhóm giảm so tháng trước gồm nhóm may mặc, mũ nón, giày dép (giảm 0,11%); nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (giảm 1,22%); nhóm giao thông (giảm 15,52%) và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (giảm 0,26%).
Bốn nhóm hàng tăng so tháng trước gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 0,65%), nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 0,18%), nhóm bưu chính viễn thông (tăng 0,01%), nhóm hàng hóa, dịch vụ khác (tăng 0,14%). Các nhóm còn lại không đổi so với tháng trước.
Trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có nhóm lương thực tăng 1,76% tập trung vào 2 nhóm là gạo (gạo tẻ thường tăng 2,21%, gạo tẻ ngon tăng 1,62%, gạo nếp tăng 0,64%) và lương thực chế biến (mỳ sợi, mỳ, phở, cháo ăn liền tăng 1,45%).
Video đang HOT
Nhóm thực phẩm tăng 0,9% so với tháng trước; trong đó các nhóm thịt gia súc tươi sống tăng 2,53%; thịt gia cầm tươi sống tăng 1,52%; thịt chế biến tăng 0,75%; trứng tăng 0,44%; dầu mỡ ăn và chất béo khác tăng 0,22%; thủy sản chế biến tăng 3,65%…
Ở chiều giảm, đáng chú ý là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng giảm 1,22% so với tháng trước.
Giá nước sinh hoạt tăng 0,92% do bước vào mùa nắng nóng; giá nhà ở thuê giảm 0,05% do việc giảm giá hỗ trợ khó khăn trong dịch COVID-19; vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,35%; giá điện sinh hoạt tăng 1,30%. Giá gas giảm 20,96%; giá dầu hỏa giảm 30,44%, còn lại các mặt hàng khác không biến động.
Nhóm giao thông giảm 15,52% so với tháng trước, chủ yếu do thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch vụ giao thông công cộng tạm dừng hoạt động.
Đồng thời, chỉ số giá của nhóm giảm do còn chịu tác động của 2 lần điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 29/3 và ngày 13/4 với giá xăng, dầu diezel giảm mạnh 28,53% so với tháng trước.
Chỉ số giá vàng và USD trong tháng 4/2020 cũng ghi nhận chiều hướng tăng. Chỉ số giá vàng tăng 2,26% so với tháng trước; tăng 15,59% so với tháng 12/2019; tăng 31,24% so với cùng kỳ năm 2019 và bình quân 4 tháng đầu năm 2020 tăng 24,02% so với năm 2019.
Chỉ số giá USD tăng 0,17% so với tháng trước; tăng 1,65% so với tháng 12/2019; tăng 1,53% so với cùng kỳ năm 2019 và bình quân 4 tháng đầu năm 2020 tăng 0,75% so với năm 2019./.
Đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng
"Dự kiến giảm thu ngân sách Nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân còn khoảng 68.921 tỷ đồng, giảm 13% so với số thu năm 2019", Bộ Tài chính ước tính nếu Dự thảo điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân được thông qua.
Cụ thể, Báo cáo của Bộ Tài chính cho rằng, đối với người nộp thuế, việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) cho người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng; người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế trong bối cảnh giá cả, lạm phát tăng so với thời điểm năm 2013.
Theo quy định hiện hành người có thu nhập đến 15 triệu đồng/tháng (có 1 người phụ thuộc) phải nộp thuế ở mức 120.000 đồng/tháng (0,8% thu nhập) thì theo mức GTGC mới sẽ không phải nộp thuế.
Người nộp thuế có thu nhập đến 20 triệu đồng/tháng (có 1 người phụ thuộc) theo quy định hiện hành nộp thuế thu nhập cá nhân là 490.000 đồng/tháng (tương đương 2,5% thu nhập) thì theo mức GTGC mới sẽ nộp thuế TNCN là 230.000 đồng/tháng (1,2% thu nhập), sẽ giảm hơn 48% số thuế phải nộp so với hiện hành.
Đối với những người nộp thuế ở bậc cao, ví dụ người có thu nhập 70 triệu đồng/tháng (có 1 người phụ thuộc), hiện đang nộp thuế ở mức 11.370.000 đồng/tháng (16,2% thu nhập), khi chuyển sang thực hiện mức GTGC mới, số thuế phải nộp là 10.530.000 đồng (15% thu nhập), giảm khoảng 7% số thuế phải nộp so với hiện hành.
Bộ Tài chính cho biết, việc điều chỉnh lần này nhằm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, sự biến động của giá cả từ thời điểm Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi, bổ sung một số điều) có hiệu lực thi hành đến cuối năm 2019.
Theo quy định, khi chỉ số số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% thì Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Thực tế trong giai đoạn này, CPI đã tăng 23,2%.
Số lượng người nộp thuế và người phụ thuộc tăng đều qua từng năm. Tạm tính đến cuối năm ngoái, có 6,88 triệu người nộp thuế thu nhập cá nhân với tổng thu ngân sách Nhà nước hơn 79.200 tỷ đồng.
Thị Hồng
Theo baodautu.vn
Cầu vốn giảm, lãi suất sẽ giảm "một cách tự nhiên" Số liệu tháng 1 cho thấy, nhu cầu vay vốn ở mức thấp, thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, nên lãi suất sẽ hạ "tự nhiên", không cần can thiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, tính đến ngày 7/2/2020, dư nợ tín dụng toàn...