Chỉ số chứng khoán khu vực thị trường mới nổi cho tín hiệu mua vào
Theo một số chỉ báo kĩ thuật, thị trường chứng khoán khu vực mới nổi đang có xu hướng tăng điểm.
Chỉ số MSCI khu vực thị trường mới nổi (MSCI EM) đang có mẫu hình giao cắt vàng (Golden Cross), đây là một mẫu hình tăng giá được nhìn thấy khi đường MA50 cắt lên đường MA200. Với làn sóng kích thích kinh tế từ các ngân hàng trung ương đã thúc đẩy mức tăng 43% của các chỉ số thị trường mới nổi từ mức thấp 4 năm vào tháng Ba.
“Đây khả năng là một chỉ báo hợp lệ cho xu hướng tăng giá. Cổ phiếu tại khu vực thị trường mới nổi đang có nhiều dư địa tăng giá”, Nicholas Ferres, Giám đốc đầu tư của quỹ đầu cơ Vantage Point có trụ sở tại Singapore cho biết.
Biểu đồ chỉ số MSCI khu vực thị trường mới nổi
Theo Nader Naeimi, Giám đốc danh mục đầu tư AMP Capital, sự không chắc chắn xoay quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11, cuộc đấu tranh của các quốc gia với Covid-19 và tăng trưởng kinh tế âm sẽ gây áp lực lên đồng USD, nhưng đây lại là tin tốt lành đối với tài sản các quốc gia đang phát triển.
“Các cổ phiếu thị trường mới nổi đã không thực sự được hưởng lợi từ lãi suất thấp trong thập kỷ qua do sức mạnh của đồng USD và điều kiện tài chính thắt chặt. Hiện tại, sự kết hợp giữa đồng USD giảm và lãi suất thấp sẽ là cú hích đối với thị trường mới nổi”, ông nói.
Video đang HOT
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giữa chỉ số MSCI EM và S&P 500
Tuy nhiên, không rõ mức tăng sẽ kéo dài bao lâu khi thị trường vẫn dễ bị tổn thương bởi sự lây lan Covid-19 và bất kỳ sự leo thang nào trong căng thẳng Mỹ Trung. Đại dịch tiếp tục hoành hành trên khắp các nền kinh tế lớn mới nổi bao gồm Ấn Độ và Brazil. Các nền kinh tế đang phát triển đang phục hồi từ cú sốc Covid-19 nhưng với tốc độ chậm lại so với các quốc gia phát triển, theo Bloomberg Economics.
“Thị trường mới nổi trông hấp dẫn đối với nhiều phương pháp định giá khác nhau nhưng cơ sở đánh giá hồi phục lợi nhuận vẫn chưa rõ ràng”, theo Slava Breusov, nhà phân tích cao cấp tại AllianceBernstein, công ty quản lý tài sản toàn cầu quy mô khoảng 542 tỷ USD.
Phân tích kỹ thuật là không hoàn hảo. Lần gần nhất chỉ số MSCI EM xuất hiện mẫu hình giao cắt vàng là vào tháng 12, thị trường đã tăng mạnh một nhịp trước khi sụt giảm mạnh trở lại trong tháng 3.
Theo Hasnain Malik, người đứng đầu bộ phận chiến lược vốn tại Tellimer, chỉ số MSCI EM chủ yếu được dẫn dắt bởi các công ty công nghệ từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.
“Rủi ro của thị trường được dẫn dắt bởi các công ty công nghệ nằm ở việc định giá, mặc dù đã hồi phục từ mức thấp nhất trong tháng 3 nhưng giá cổ phiếu vẫn chưa phản ánh đầy đủ những yếu tố rủi ro từ căng thẳng Mỹ Trung.
Có thể có những hạn chế tiềm tàng đối với các hoạt động quốc tế của các công ty Trung Quốc và các nhà cung cấp cho các công ty Trung Quốc, hoặc đầu tư danh mục vào các công ty liên quan đến Trung Quốc. Cũng có nguy cơ căng thẳng quân sự với các nước láng giềng Trung Quốc”, ông nói.
Theo Nader Naeimi, Giám đốc danh mục đầu tư AMP Capital, bất cứ sự điều chỉnh nào cũng là cơ hội để có thể gia tăng tỷ trọng.
“Chỉ cần sự điều chỉnh của cổ phiếu là tích cực, thị trường chứng khoán sẽ tăng cao hơn do chính sách kích thích kinh tế đang áp đảo”, ông cho biết.
Sau 1 năm, đánh giá của MSCI về chứng khoán Việt Nam có gì thay đổi?
MSCI đưa ra đánh giá tích cực hơn về khoản mục "Thanh toán và bù trừ" của thị trường chứng khoán Việt Nam.
MSCI cũng nhắc nhở rằng chỉ số MSCI Iceland Indexes được vào danh sách xem xét điều chỉnh sang "thị trường cận biện" (Frontier Markets).
Trong Báo cáo đánh giá khả năng tiếp cận thị trường kỳ tháng 6/2020 (MSCI Global Market Accessibility Review), MSCI giữ nguyên hầu hết đánh giá của năm 2019, chỉ bỏ đoạn "không có tổ chức bù trừ chính thức và VSD đóng vai trò là cơ quan bù trừ chứng khoán" trong mục "thanh toán và bù trừ".
Đánh giá cụ thể của MSCI về thị trường chứng khoán Việt Nam
Giới hạn sở hữu nước ngoài: Các công ty ở một số ngành và lĩnh vực nhạy cảm vẫn bị giới hạn về sở hữu nước ngoài.
Room ngoại còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài: Thị trường cổ phiếu chịu ảnh hướng lớn từ vấn đề room nước ngoài.
Quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài: Một số thông tin doanh nghiệp vẫn không có tiếng Anh. Bên cạnh đó, quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế do quy định giới hạn sở hữu nước ngoài nghiêm ngặt áp dụng đối với tổng tỷ trọng sở hữu nước ngoài nói chung và sở hữu của từng nhà đầu tư nói riêng.
Mức độ tự do trên thị trường ngoại hối: Hiện chưa có thị trường giao dịch tiền tệ ở nước ngoài và thị trường giao dịch trong nước còn hạn chế (giao dịch ngoại tệ phải liên quan tới giao dịch chứng khoán).
Đăng ký đầu tư và mở tài khoản: Thủ tục đăng ký online đã được đơn giản hóa và cắt ngắn. Đăng ký giao dịch là bắt buộc và việc mở tài khoản cần được VSD thông qua.
Các quy định về thị trường: Các quy định về thị trường chưa có đầy đủ bằng tiếng Anh.
Luồng thông tin: Các thông tin về thị trường chứng khoán thường không có bản tiếng Anh hoặc không đủ chi tiết.
Thanh toán và bù trừ: Không có công cụ vay thấu chi và giao dịch cần ứng tiền trước.
Khả năng chuyển nhượng: Giao dịch bên ngoài sàn giao dịch bị cấm và chuyển nhượng hiện vật cần được UBCK chấp thuận.
Đối với phần đánh giá định lượng, MSCI giữ nguyên toàn bộ đánh giá của năm 2019.
Ngoài ra, MSCI cũng nhắc nhở rằng chỉ số MSCI Iceland Indexes được vào danh sách xem xét điều chỉnh sang "thị trường cận biện" (Frontier Markets).
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm phiên cuối tuần 24/4 Kết thúc phiên này, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,8%, hướng tới mức giảm 1,8% cho cả tuần qua. Bảng điện tử thông báo chỉ số Hang Seng tại một phiên giao dịch ở sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN) Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều...