Chỉ sau một cơn đau đầu, cô dâu bất ngờ mất trí nhớ, không thể nhận ra người thân ngay trước ngày cưới
Lúc đầu, Geall cho rằng, các cơn đau đầu nghiêm trọng khiến cô không thể dậy nổi chỉ là hậu quả của bệnh đau nửa đầu nhưng hóa ra mọi chuyện còn nghiêm trọng hơn.
Fran Geall, 25 tuổi, đến từ Falmouth, hạt Cornwall (Anh), bị viêm não từ tháng 3. Các bác sĩ không thể xác định làm thế nào Geall lại mắc căn bệnh đáng sợ hiếm gặp này.
Căn bệnh khiến não bộ cô gái trẻ phù nề, tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại tính mạng. Lúc đầu, Geall cho rằng, các cơn đau đầu nghiêm trọng khiến cô không thể dậy nổi chỉ là hậu quả của bệnh đau nửa đầu. Nhưng mọi việc chuyển biến xấu hơn khi Geall bị co giật vào tháng 3 năm nay.
Sau khi hôn mê 1 tuần, cô tỉnh dậy “như một con người hoàn toàn khác”. Geall phải học lại cách làm những việc cơ bản thường ngày bởi mọi thứ mà cô học được bị xoá trôi như thể “xoá đi nét phấn trên bảng”. Một vấn đề quan trọng nữa là tạo dựng lại mối quan hệ với cháu gái mình và gia đình người yêu. “Với những người tôi được báo rằng tôi đã quen biết họ nhiều năm, tôi lại thấy như thể mới gặp họ lần đầu. Và điều đó thật đáng buồn. Tôi cũng có cảm giác gặp lại bản thân mình bởi tôi thực sự không biết tôi là ai trước khi những chuyện này xảy ra.
Mọi người nói có một Fran mới, rằng tôi đã khác đi và họ sẽ phải chấp nhận điều đó. Dù vậy, tôi cũng không dám chắc liệu tôi có thích tôi, Fran mới hay không. Tất cả những gì tôi muốn là trở lại tôi như trước đây, người đạt được nhiều thành tựu và cũng gây dựng được rất nhiều mối quan hệ yêu thương”, cô nói.
Sau khi hôn mê 1 tuần, cô tỉnh dậy “như một con người hoàn toàn khác”.
Cô gái của ngày xưa…
Theo chia sẻ của mọi người, Fran trước đây đã có bằng cử nhân chuyên ngành sinh học biển và bằng thạc sĩ nông nghiệp bền vững. Chi phí cho toàn bộ quá trình học tập này là 50.000 bảng Anh.
Tháng 12 năm 2015, Geall đính hôn với tình yêu của đời mình, cô giáo Stacey Tonkins, 29 tuổi. Hai người gặp nhau khi còn học đại học vào năm 2014.
Háo hức được làm việc trong ngành nông nghiệp quan tâm tới lợi ích của động vật và người nông dân, tháng 1 năm 2018, Geall có được công việc trong mơ của mình: Trưởng phòng phát triển kinh doanh cho công ty chuyên về hàu ở hạt Kent.
Tháng 12 năm 2015, Geall đính hôn với tình yêu của đời mình, cô giáo Stacey Tonkins, 29 tuổi.
Biến cố bất ngờ
Nhưng hạnh phúc của cô tan vỡ chỉ 2 tháng sau đó khi cô bắt đầu bị đau nửa đầu dữ dội tới mức buộc phải nằm trên giường suốt 1 tuần.
Video đang HOT
Geall đã đi khám ở chỗ bác sĩ đa khoa của mình và 1 lần phải nhập viện cấp cứu. Nhưng các bác sĩ nghĩ cô bị căng một cơ ở cổ bởi Geall không thể cúi đầu chạm cằm vào ngực.
Cũng trong tháng 3, cô bắt đầu bị co giật trên giường và việc có điều gì đó rất không ổn với Geall càng trở nên rõ ràng hơn.
Người yêu cô, Tonkins, đã gọi xe cứu thương để đưa Geall vào thẳng Bệnh viện Ashford của hạt Kent. Tại đây, cô lập tức được đưa vào tình trạng hôn mê nhân tạo – hôn mê có chủ đích nhằm tạo thời gian cần thiết cho bộ não nghỉ ngơi và hồi phục.
Ngần đó năm tôi dành để học và ghi nhớ về thế giới tự nhiên đã bị xoá sạch như xoá nét phấn trên bảng đen vậy”, Geall chia sẻ.
Con người mới…
Tỉnh dậy sau 1 tuần, Geall trở thành con người hoàn toàn khác. Không thể đọc, đi lại hoặc nói chuyện trong nhiều tuần liền, Geall phải học lại từ đầu những kỹ năng sống cơ bản. “Làm những việc đơn giản nhất, như sử dụng máy vi tính hoặc tìm đường trong siêu thị giờ đây trở nên vô cùng khó khăn với tôi. Nhưng điều khiến tôi đau đớn nhất là tri thức của tôi, vốn chẳng khác nào siêu năng lực của tôi, giờ cũng cũng biến mất. Ngần đó năm tôi dành để học và ghi nhớ về thế giới tự nhiên đã bị xoá sạch như xoá nét phấn trên bảng đen vậy”, Geall chia sẻ.
Mặc dù chỉ còn một vài hồi ức về cuộc đời mình trước khi mắc bệnh viêm não hiếm gặp, Geall cho biết, cô vẫn cảm thấy sợi dây liên kết bản năng về tình cảm với nhiều người yêu thương của mình như Tonkins, cha mẹ và anh chị em. Nhưng cô lại không có bất cứ ý niệm nào về chị dâu hay cháu gái mình. “Khi Stacey và gia đình tới thăm tôi trong viện, bản năng mách bảo tôi rằng đó là những người tôi yêu. Nhưng tôi không thể nhớ bất cứ điều gì về họ, ngoài những chi tiết cơ bản, nhỏ nhặt. Họ chỉ cho tôi xem những bức ảnh về thời xưa cũ chúng tôi bên nhau và nó chẳng giúp làm sáng tỏ điều gì – như thể tôi đang nhìn vào cuộc đời của một người nào đó”.
Dù chậm nhưng Geall bắt đầu cho thấy dấu hiệu khả quan. Cô có thể viết trước khi nói được. “Tôi không biết tại sao nhưng điều đầu tiên tôi có thể viết ra là số điện thoại của mẹ tôi. Tôi không thể nhớ bất cứ điều gì, nhưng vì một lý do nào đó, tôi vẫn nhớ số điện thoại đó. Điều thứ hai tôi biết là: Mọi thứ là một mớ bòng bong. Bạn bè và gia đình cố gắng giao tiếp với tôi cũng bằng cách nói và viết ra giấy. Nhưng tôi chẳng hiểu gì hết”.
10 ngày sau khi nhập viện, Geall được thay huyết tương. Theo đó, tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch đã tấn công não bộ của Geall được thay thế. Kết quả, Geall đã nói được và bắt đầu viết nhật ký hàng ngày, mặc dù việc này không giúp cô nhớ lại ký ức nào.
5 tuần sau, Geall được xuất viện. Cô gái trẻ quyết tâm trở về cuộc sống bình thường bằng việc đi làm lại. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, Geall không thể trụ lại với công việc đó, khi mà cô đã bị một cơn co giật động kinh nặng nề như vậy. “ Lúc ấy, tôi nhận ra rằng, quá trình hồi phục của mình sẽ dài hơn rất nhiều so với tưởng tượng ban đầu. Các bác sĩ không biết liệu tôi có bao giờ hồi phục được trí nhớ. Vậy nên, tôi sống cùng với viễn cảnh có thể phải học lại toàn bộ mọi thứ mà tôi từng biết”.
5 tuần sau, Geall được xuất viện. Cô gái trẻ quyết tâm trở về cuộc sống bình thường bằng việc đi làm lại.
Cuộc sống hiện tại
Hiện Geall sống tại Falmouth, gần gia đình Tonkins. Vị hôn thê luôn ở bên và giúp đỡ cô rất nhiều, đã truyền cho cô sức mạnh để hồi phục. “Khi tôi ra ngoài, người ta đôi khi tới chào tôi như thể họ nhận ra tôi từng sống ở đó. Rõ ràng họ không hay biết những gì tôi phải trải qua. Tôi không biết họ là ai nhưng tôi vẫn mỉm cười và giả vờ như biết họ. Chúng tôi chỉ trò chuyện qua loa nên thường họ không nhận ra điều gì. Nếu tôi nói chuyện với ai đó lâu hơn, họ có thể thấy ngay có chuyện không ổn với tôi. Vậy là tôi kể cho họ nghe chuyện đã xảy ra”.
Có một điều mà Fran Geall không hề mất đi – đó là lòng khao khát hiểu biết. Giờ cô đã sẵn sàng để đọc lại mọi thứ cô từng học ở đại học và sẵn sàng để lĩnh hội một lần nữa.
Mặc dù vậy, Geall chỉ có thể học trong thời gian ngắn do hoạt động thần kinh quá nhiều có thể gây co giật.
Vì bác sĩ không biết điều gì gây nên bệnh viêm não của Geall, cô thường tự đổ lỗi cho bản thân. “Theo cách nào đó, tôi cảm giác như đó là lỗi của mình. Dù gì chăng nữa, nghĩ như vậy là không hợp lý. Nhưng nếu tôi tự nhủ, việc này bất công với tôi, tôi sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Tự nhủ rằng có nguyên nhân nào đó gây ra tình trạng này giúp tôi nghĩ mình có thể khá hơn và tiếp tục tiến bước, dù cho chẳng ai biết liệu tôi có thể hồi phục trí nhớ hay không”.
Tương lai không chắc chắn nhưng Geall rất vui khi mọi người nói với cô rằng, họ vẫn thoáng thấy những nét của một Geall ngày xưa. “Họ nói tôi hay đùa tếu và giờ, tôi bắt đầu thực hiện lại những trò hài hước đó. Nhưng tôi cho rằng khi bạn rơi vào tình cảnh giống tôi, liệu bạn có thể làm gì khác đây?”.
Tương lai không chắc chắn nhưng Geall rất vui khi mọi người nói với cô rằng, họ vẫn thoáng thấy những nét của một Geall ngày xưa.
Viêm não là gì?
Viêm não là một bệnh không phổ biến nhưng nghiêm trọng xảy ra khi não bị viêm (sưng). Nó có thể đe doạ tính mạng người bệnh và cần phải được điều trị khẩn cấp tại bệnh viện.
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm não. Nhưng những người rất nhỏ và rất già thuộc nhóm có nguy cơ cao nhất.
Viêm não đôi khi khởi phát với những triệu chứng như bệnh cúm, ví dụ sốt cao, đau đầu. Nhưng những triệu chứng này không phải lúc nào cũng xuất hiện.
Những triệu chứng nghiêm trọng hơn diễn ra sau nhiều giờ, nhiều ngày hoặc nhiều tuần, bao gồm: lẫn lộn hoặc mất phương hướng, co giật, thay đổi tính cách và hành vi hoặc mất ý thức.
Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn hoặc ai đó có những triệu chứng nghiêm trọng hơn kể trên.
Không phải lúc nào nguyên nhân gây viêm não cũng rõ ràng. Nhưng có thể do một bệnh nhiễm trùng virus gây ra. Nhiều virus thường gặp có thể đi tới não bộ và gây viêm não trong những trường hợp hiếm gặp, bao gồm virus herpes simplex (HSV – vốn gây bệnh lở miệng và mụn giộp sinh dục) và virus thuỷ đậu.
Theo Helino
Bé 8 tuổi co giật vì 100 trứng sán làm tổ trong não, nguyên nhân do 2 thói quen nhiều người mắc
Một bé gái 8 tuổi đã phải nhập viện vì bị đau đầu, tê liệt và lên cơn co giật. Theo kết quả kiểm tra, em đã bị nhiễm đến 100 quả trứng sán dây trong não.
Một bé gái 8 tuổi được giấu tên ở New Dehli, Ấn Độ sinh sống cùng bố mẹ trước đó vẫn luôn khỏe mạnh, hoạt bát. Bỗng một ngày cô bé được cô giáo đưa về nhà do đột nhiên lên cơn đau đầu dữ dội. Mọi chuyện càng trở nên trầm trọng hơn khi em bắt đầu xuất hiện những cơn co giật bất thường ngay tại lớp học, gây ảnh hưởng lớn đến việc học tập. Gia đình đưa em đến bệnh viện kiểm tra, nhưng sau sáu tháng điều trị, các triệu chứng trên không hề thuyên giảm mà càng trở nên nặng hơn.
Ban đầu, cô bé được chỉ điều trị bằng steroid liều cao vì các bác sĩ đã nghĩ rằng đó là các triệu chứng của u nang não. Nhưng thay vì các triệu chứng sẽ thuyên giảm, tình trạng của em càng trở nên nghiêm trọng khi cơ thể em bắt đầu bị phù nề, trọng lượng cơ thể tăng từ 40 kg lên 60 kg khiến cô bé bị khó thở và không thể đi lại bình thường. Phải sáu tháng sau, cha mẹ của em sau khi đã quá tuyệt vọng vì căn bệnh kỳ lạ của con gái đã đưa cô bé đến bệnh viện Fortis ở Gurgaon kiểm tra.
Ở đó, sau những lần chụp cắt lớp não bộ, cô bé được chẩn đoán là mắc chứng loạn thần kinh. Nguyên nhân chính là cô bé bị nhiễm sán dây nặng, trứng của chúng đi vào mạch máu từ dạ dày lên đến não và làm tổ ở đó. Lý giải cho nguyên nhân nhiễm sán dây, các bác sĩ cho biết, cô bé đã ăn trái cây chưa được rửa sạch và thịt chưa được nấu kỹ.
Trứng sán dây ở trong những loại thực phẩm này đã không được loại bỏ triệt để, chúng đã xâm nhập vào cơ thể. Sau một thời gian điều trị đúng bệnh, cô bé đã dần hồi phục và đã có thể đi lại được.
Chụp cắt lớp cho thấy những chấm tròn trong não của bé gái 8 tuổi chính là trứng của sán dây
"Chúng tôi không hề biết con gái mình gặp phải vấn đề khủng khiếp như thế"
Việc điều trị của em bắt đầu khi các bác sĩ phải sử dụng các loại thuốc để giảm sưng tấy, sau đó là những loại thuốc đặc trị để đẩy hết số trứng sán ra ngoài cơ thể. Sự tăng cân đột ngột do phù nề, hậu quả của việc sử dụng steroid liều cao đã được chữa khỏi, cô bé đã trở về số cân nặng ban đầu và có thể tiếp tục đi học.
Cha của cô bé cho biết: "Vợ chồng chúng tôi không thể nghĩ rằng, con gái chúng tôi đang rất khỏe mạnh và vui vẻ lại mắc phải một chứng bệnh nghiêm trọng đến thế. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã cực kỳ may mắn khi đã điều trị kịp thời cho con gái trước khi số trứng sán kia nở và gây tổn thương lên não của con bé".
Ở góc chụp khác, trứng sán dây ban đầu bị chuẩn đoán nhầm là u nang
Hãy đề phòng với thực phẩm chưa được chế biến
Praveen Gupta, giám đốc thần kinh tại Bệnh viện Fortis, cho biết: "Việc chụp cắt lớp phần não của cô bé đã cho thấy hơn 100 chấm trắng hình thành do trứng của sán dây. Việc cơ thể bị xuất hiện các triệu chứng sưng tấy và nhiễm trùng chính là do ăn phải thực phẩm có chứa trứng sán.
Khi trứng xâm nhập não bộ qua hệ thần kinh, chúng gây ra chứng loạn thần kinh, biểu hiện thông qua những cơn đau đầu dữ dội, những cơn co giật và tâm lý bất ổn. Có thể nhiều người không biết, nhưng hiện tượng trứng sán dây phá hoại chức năng não bộ là rất phổ biến".
Một con sán dây trưởng thành
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công nhận sự tấn công phá hoại hệ thần kinh trung ương có tác nhân chính của sán dây, loại sán này hình thành từ trứng sán có trong những loại thực phẩm như thịt lợn hoặc rau củ khi chưa được chế biến và rửa sạch trước khi sử dụng.
Cũng theo WHO, việc bị nhiễm ấu trùng sán dây có thể được ngăn ngừa bằng những phương pháp rất đơn giản. Chỉ cần chế biến thực phẩm kỹ hơn trước khi sử dụng và chỉ chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc, người tiêu dùng có thể tránh khỏi việc bị nhiễm phải chứng bệnh này - một tác nhân hàng đầu của chứng động kinh trên toàn thế giới.
Việt Anh (Dịch theo Daily Mail)
Theo vietnamnet.vn
6 dấu hiệu nhận biết bệnh máu trắng, đừng để quá muộn mới phát hiện ra Máu trắng là căn bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Với những dấu hiệu sau đây, bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh. Dấu hiệu của bệnh máu trắng Đau xương, khớp là dấu hiệu của máu trắng dễ nhầm với một số bệnh khác. Bệnh nhân cảm giác đau nhói hoặc đau âm...