Chi phối ngàn tỷ, đại gia Lê Phước Vũ nương nhờ cửa Phật
Doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng, ngược dòng tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Đây cũng là lúc đại gia Lê Phước Vũ chính thức đem đời mình nương nhờ cửa Phật.
CTCP Tap đoan Hoa Sen (HSG) của chủ tịch Lê Phước Vũ vừa công bố kết quả kinh doanh 3 quý niên độ tài chính 01/9/2019 đen ngay 30/6/2020. Theo đó, doanh thu đạt gần 19,2 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 670 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng của HSG tăng 149% so voi cung ky, hoan thanh 172% ke hoach nien đo. HSG đang hướng tới mốc lợi nhuận 1.000 tỷ USD trong năm tài chính này.
Hơn 3 tháng qua, cổ phiếu HSG bứt phá rất mạnh, từ 4.000 đồng/cp hồi đầu tháng 4 lên mức gần 12.000 đồng/cp như hiện tại. Giá trị vốn hóa của HSG cũng tăng thêm khoảng 3.000 tỷ đồng. Đại gia Lê Phước Vũ nắm tỷ lệ sở hữu chi phối, trị giá cả nghìn tỷ đồng.
Ông Lê Phước Vũ, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen.
Thời gian tới, HSG sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường với nội dung quan trọng là phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược.
HSG hoạt động khá tốt, vượt lên đại dịch cho dù ông Lê Phước Vũ đã có thời gian dài khoảng 3 năm lên núi ở ẩn.
Theo Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hôm 9/7, ông Lê Phước Vũ đã thực hiện nghi lễ quy y Tam Bảo với sự chứng minh truyền thọ của Đức Hòa thượng Đệ Tam Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ tại chùa Viên Minh.
Quy y Tam Bảo là nghi lễ của đạo Phật. Đây được coi như điểm khởi đầu của phật tử đi theo giáo lý đạo Phật. Con người trở về, nương nhờ cửa Phật.
Ông Lê Phước Vũ chính thức nương nhờ cửa Phật.
Tại HĐCĐ thường niên vừa qua, ông Vũ cho biết, hơn 3 năm qua sau vụ thất bại ở Cà Ná, ông ít lên công ty. Những năm trước đó, ông ở trên núi và thỉnh thoảng thăm vợ con bên Úc. Hai tháng chỉ đến công ty 1 ngày, mà đến cũng chỉ 1 tiếng đồng hồ. Công việc chủ yếu trao đổi qua điện thoại, nếu ổn định có khi ông chỉ gọi về doanh nghiệp 2-3 lần/tháng. Ông Vũ khẳng định nếu ông làm sao thì cổ đông cũng không sao, vì HSG không còn lệ thuộc vào Lê Phước Vũ.
Trước đó, Tôn Hoa Sen đã trải qua nhiều thăng trầm. Trong năm 2018, doanh nghiệp của ông trùm ngành tôn rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng có, bất ngờ lỗ nặng và nợ vay cao ngất ngưởng.
Tuy nhiên, bản thân ông Vũ vẫn có những thương vụ mua bán cổ phiếu lời đậm gây ồn ào.
Video đang HOT
Trong năm 2018, giá cổ phiếu HSG của Tôn Hoa Sen có lúc tụt giảm hơn 70%, tài sản bốc hơi nghìn tỷ. Đại gia Lê Phước Vũ đen đủi gặp khó với dự án thép khủng tại Ninh Thuận. Chính phủ đã yêu cầu tạm dừng dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen để thẩm định kỹ lưỡng hơn, đặc biệt là về công nghệ và môi trường.
Sự nổi lên của các đối thủ, trong đó có Hòa Phát của ông Trần Đình Long chuyển sang làm thêm tôn và Nam Kim gia tăng sản lượng, đang đe dọa vị trí tôn số 1 của HSG.
Ông Lê Phước Vũ quy y Tam Bảo.
Không chỉ gặp khó trong thị trường nội địa, HSG còn gặp khó ở thị trường nước ngoài, trong đó có Mỹ, sau khi chính quyền Donald Trump áp thuế cao đối với các sản phẩm tôn và thép.
Gánh nợ 800 triệu USD khi đó cũng đe dọa triển vọng tươi sáng của vua tôn Lê Phước Vũ. Để tránh áp lực từ HPG, HSG phải gia tăng vay nợ, đầu tư nhà máy mới như Hoa Sen Hà Nam, Hoa Sen Yên Bái,… để giành lại thị phần, cải thiện vị thế. Hoa Sen đã phải chấp nhận hạ giá bán và tăng chi phí cho hệ thống phân phối, chấp nhận giảm lợi nhuận trong ngắn hạn để giữ khách hàng và mở rộng cơ sở khách hàng.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 17/7, chỉ số VN-Index quanh ngưỡng 870 điểm.
Theo BSC, thanh khoản thị trường tăng nhẹ, độ rộng thị trường chuyển sang xu hướng tiêu cực và biên độ thị trường nới rộng cho thấy xu hướng giao dịch đồng nhất chưa hình thành. Chỉ số tăng mạnh cuối phiên có yếu tố gây nhiễu từ hoạt động trading với hợp đồng tương lai VN30F2007 đáo hạn. VN-Index có thể sẽ xác định rõ xu hướng vận động hơn trong phiên cuối tuần khi biên độ dao động của thị trường tuần này khá eo hẹp với mức thanh khoản trung bình.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/7, VN-Index tăng 6,92 điểm lên 876,83 điểm; HNX-Index giảm 0,32 điểm xuống 115,59 điểm. Upcom-Index tăng 0,05 điểm lên 57,03 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 4,8 ngàn tỷ đồng.
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, ai sẽ mua Tôn Hoa Sen
Bán cổ phần cho đối tác chiến lược là giải pháp tối ưu để Tôn Hoa Sen giữ "ngôi vương" ngành tôn mạ Việt Nam sau giai đoạn tăng trưởng nóng.
Sản phẩm của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen chiếm hơn 30% thị phần tôn trong nước. Trong ảnh: Nhà máy sản xuất Tôn Hoa Sen.
Kỳ vọng lành mạnh báo cáo tài chính
Đi qua nhiều giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp ngành tôn mạ Việt Nam có lẽ đã học và rút kinh nghiệm được nhiều vấn đề về quản trị và kiểm soát rủi ro đi kèm với việc chạy đua gia tăng lợi nhuận, cũng như có các bước chuẩn bị trước những tình huống khó khăn.
Việc Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã: HSG) thông báo triệu tập Đại hội cổ đông bất thường vào đầu tháng 8/2020 tại TP.HCM để thông qua chủ trương phát hành cổ phần cho đối tác chiến lược có lẽ là một trong chiến lược đó.
Hoa Sen tiết lộ, Công ty không phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nhỏ lẻ và nhà đầu tư tài chính. Thay vào đó, Công ty sẽ chọn các doanh nghiệp có cùng tầm nhìn chiến lược, có năng lực tài chính, quản lý và uy tín tốt trên thị trường để cùng khai thác lợi ích sẵn có của hệ thống 536 cửa hàng.
Đại diện Hoa Sen khẳng định, Công ty không chịu áp lực tài chính và dòng tiền phục vụ sản xuất, kinh doanh, nên không phát hành cổ phần bằng mọi giá. Tuy nhiên, đại diện này cũng thừa nhận, thời điểm này rất thích hợp để tăng vốn nhằm mở rộng danh mục sản phẩm, cải thiện doanh thu và lợi nhuận. Giá phát hành sẽ cao hơn giá trị sổ sách tại thời điểm thực hiện và không dưới 12.000 đồng/ cổ phiếu.
Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên của Hoa Sen ghi nhận giá trị sổ sách cổ phiếu gần 13.800 đồng. Theo Ban lãnh đạo, những tháng cuối niên độ, giá trị cổ phiếu sẽ tăng.
Tại Đại hội đồng cổ đông hồi đầu năm, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tuyên bố, sẽ có chiến lược ưu tiên về sự lành mạnh của báo cáo tài chính. Ông Vũ kỳ vọng, dư nợ của Hoa Sen đến cuối năm nay sẽ còn hơn 8.000 tỷ đồng và đến cuối năm 2021 sẽ còn trên 6.000 tỷ đồng. Khi đó, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm xuống còn mức hơn 1. Đến cuối năm 2020, lợi nhuận tối thiểu của Hoa Sen khoảng 400 tỷ đồng, tình trạng mất cân đối sẽ chấm dứt.
Ngoài ra, ông Vũ vẫn tin rằng, "siêu dự án" thép 10 tỷ USD Cà Ná (Ninh Thuận) sẽ đưa Hoa Sen trở thành tập đoàn hàng đầu về thép trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, khi dự án bị tạm dừng, tình hình kinh doanh của Hoa Sen cũng bị giảm sút. Ông Vũ cho rằng, nếu không mở được Cà Ná, Công ty vẫn phải quay lại ngành tôn, không có con đường khác.
Việc tiếp tục đặt niềm tin vào dự án này ở thời điểm hiện tại có thể khiến Hoa Sen càng tiêu cực hơn, bởi bản chất ngành thép là một ngành mang tính chu kỳ cùng rủi ro cao khi phụ thuộc vào ngành bất động sản, vốn mang tính đầu cơ và nhu cầu thất thường.
Trong bối cảnh mảng bất động sản đã dần đạt đỉnh vì nguồn cung dư thừa, cùng với các chính sách siết chặt tín dụng, đại dịch Covid-19 chưa có hồi kết, thì đầu tư vào một dự án thép sẽ là bước đi không khả thi của ông lớn này.
Ai sẽ mua Hoa Sen?
Vấn đề dư luận tò mò hiện nay là nhà đầu tư chiến lược nào sẽ lọt vào mắt xanh của Hoa Sen và ngược lại?
Giới tư vấn thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) cho rằng, thông thường với những doanh nghiệp có vị thế nằm trong top 3 ngành, lĩnh vực đang kinh doanh và kỳ vọng bán với mức giá cao, thì chỉ chọn bán cho các doanh nghiệp nước ngoài.
"Bán cho đối tác chiến lược nước ngoài thường giá sẽ tốt hơn nhiều so với bán cho đối tác trong nước, bởi lượng vốn khủng và luôn sẵn tiền thực hiện thương vụ bất cứ lúc nào. Các doanh nghiệp tôn thép của Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia lớn hơn doanh nghiệp Việt Nam nhiều. Chưa kể một số ông chủ Việt có tâm lý không thích bán cho đối tác trong nước", một nhà môi giới thương vụ cho biết.
Nhìn vào tình hình của Hoa Sen, giới phân tích không loại trừ khả năng dư nợ tín dụng và biến động khó lường của thị trường và hàng loạt khó khăn xảy ra sau thời gian tăng trưởng nóng, khiến Hoa Sen phải M&A.
Tính đến cuối năm 2019, cơ cấu cổ đông của Hoa Sen là: HĐQT nắm 13,7%; các cổ đông trong nước khác nắm 70,98%; cổ đông nước ngoài nắm 16,59%; cổ phiếu quỹ nắm 0,06%. Trong đó, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch và sáng lập Hoa Sen sở hữu 11,74%.
Theo giới phân tích, trên thị trường hiện nay, giá trị thương hiệu được xây dựng trong thời gian dài mang lại lợi thế rất lớn cho Hoa Sen so với các đối thủ hiện tại trong ngành. Đây có thể là lợi thế để các nhà đầu tư chiến lược cân nhắc.
Cụ thể, về giá bán hiện nay, theo khảo sát của các công ty chứng khoán, giá bán đại lý của Hoa Sen thường cao hơn khoảng 5 - 8% so với Tôn Đông Á. Đây là lợi thế rất lớn và bền vững của Hoa Sen.
Trong 2 năm trở lại đây, Hoa Sen đẩy mạnh việc phát triển hệ thống chi nhánh/cửa hàng bán lẻ để gia tăng sản lượng tiêu thụ cũng như tăng trưởng thị phần nội địa trong bối cảnh tập đoàn này mở rộng quy mô sản xuất tới gần 2 triệu tấn/năm.
Hoa Sen tái cấu trúc hệ thống phân phối theo mô hình chi nhánh tỉnh (tập đoàn, các chi nhánh tỉnh, hệ thống cửa hàng phân phối - bán lẻ), thay thế các đơn vị nhượng quyền thương hiệu để đảm bảo tất cả các chi nhánh/cửa hàng của Hoa Sen trên toàn quốc sẽ phân phối 100% các sản phẩm của Công ty, đồng thời đảm bảo sự nhất quán, tập trung trong các quyết sách về giá bán, chính sách kinh doanh, cung ứng tại từng tỉnh/thành phố, tiết giảm chi phí, nguồn lực quản lý.
Nội dung triển khai bao gồm nhận chuyển nhượng các chi nhánh tại miền Bắc và miền Trung đang thuộc quyền sở hữu, quản lý, khai thác của Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen (công ty thuộc sở hữu của ông Lê Phước Vũ) nhằm đảm bảo tại tất cả các tỉnh, thành phố đó sẽ hiện diện 100% chi nhánh/cửa hàng thuộc Hoa Sen.
Việc cơ cấu lại hệ thống phân phối sẽ tăng quy mô của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, giảm quy mô của Công ty Đầu tư Hoa Sen, giúp minh bạch thông tin và số liệu kế toán; nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng nhận diện thương hiệu và sản lượng tiêu thụ; rút ngắn thời gian, giảm chi phí và nguồn lực ban đầu mở rộng hệ thống phân phối và đưa các chi nhánh, cửa hàng vào hoạt động. Tái cấu trúc hệ thống phân phối sẽ giúp Hoa Sen giảm giá thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tăng thị phần.
Chiến lược này đi ngược lại hoàn toàn so với đối với đối thủ cạnh tranh là thép Nam Kim (mã: NKG), khi doanh nghiệp này chỉ bán buôn ngay tại nhà máy. Lợi thế của việc phát triển hệ thống bán lẻ trực thuộc tập đoàn, phân phối 100% sản phẩm của Hoa Sen được thể hiện ở chênh lệch biên lợi nhuận gộp giữa Hoa Sen và Nam Kim. Số liệu cho thấy, mặc dù có chung sản phẩm là tôn mạ, nhưng biên lợi nhuận gộp của Hoa Sen duy trì ở mức cao hơn Nam Kim trung bình 6-7% trong tất cả các năm.
Với những việc làm cụ thể và kết quả đạt được trong hơn một năm qua, doanh nghiệp có thể kỳ vọng ngành tôn mạ trong nước sẽ trở về trạng thái cân bằng hơn trong dài hạn nhờ việc cắt giảm, tái cơ cấu sản phẩm, bộ máy, nguồn nguyên liệu, cộng thêm các cơ chế, chính sách quản lý thương mại cho hàng nhập khẩu của Bộ Công thương. Tuy nhiên, thị trường lúc này đang diễn biến khó lường, buộc các doanh nghiệp phải tự tạo sức bật để cứu và M&A là một trong các giải pháp khả thi.
Hoa Sen ước lãi 112 tỷ đồng trong tháng 5 Lũy kế 8 tháng niên độ tài chính 2020, lợi nhuận sau thuế là 584 tỷ đồng. Doanh nghiệp hoàn thành 61% kế hoạch doanh thu và vượt 46% kế hoạch lợi nhuận. Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) công bố ước kết quả kinh doanh hợp nhất tháng 5/2020. Theo đó, doanh thu đạt 2.471 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế...