Chi phí sản xuất iPad Air rẻ hơn iPad 3
Apple chỉ mất khoảng 274 USD để sản xuất model iPad Air bản Wi-Fi với dung lượng 16 GB, trong khi giá bán lẻ của model này lên đến 500 USD.
Trong một lần mổ xẻ mẫu iPad thế hệ thứ 5 vừa được Apple tung ra thị trường gần đây, AllThingsD và các nhà nghiên cứu của IHS đã phát hiện rằng iPad Air có chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều so với model iPad 3 mà họ đã từng mổ xẻ trước đây.
Các thành phần của iPad Air được mổ xẻ và phân tích bởi IHD và AllThingsD. Ảnh: IHS.
So với iPad Air, chi tiết nâng cấp đáng kể nhất trên mẫu iPad này là thiết kế màn hình hoàn toàn mới của Apple. Những khám phá của AllThingsD cho thấy Apple chỉ dùng duy nhất một lớp kính thay vì 2 lớp trên bề mặt màn hình trước đây. Chính thiết kế này đã giúp hãng rút gọn bề dày màn hình từ 2,23 mm xuống chỉ còn 1,8 mm. Bên cạnh đó, hệ thống đèn nền LED mà Apple sử dụng cũng được tiết giảm chỉ còn 36 bóng thay vì 84 bóng LED như phiên bản trước. Thiết kế này giúp màn hình của iPad Air sử dụng năng lượng hiệu quả hơn dù cũng có cùng kích thước 9,7″ như iPad 3. Mặc dù số lượng bóng đèn LED được rút gọn, nhưng với thiết kế lớp film quang học chiếu nền đặc biệt, Apple vẫn đảm bảo độ sáng khung hình trải rộng khắp bề mặt màn hình.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo các phân tích, Apple chỉ phải bỏ ra khoảng 133 USD cho thiết kế màn hình mới. Riêng với bộ xử lý A7 64-bit, AllThingsD nhận xét rằng CPU này còn có chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều so với mức 23 USD cho việc sản xuất CPU A5 mà Apple từng sản xuất cách đây một năm rưỡi.
Nhìn chung, tổng chi phí cho việc chế tạo iPad Air phiên bản Wi-Fi dung lượng 16 GB chỉ khoảng 274 USD. Ngay cả bản iPad Air cấu hình “khủng” dung lượng 128 GB, hỗ trợ cả Wi-Fi lẫn 3G, chi phí sản xuất cũng chỉ vào khoảng 361 USD. Trong khi đó, giá bán lẻ của 2 model này trên thị trường lần lượt là 500 USD và 930 USD.
Theo VNE
Kết nối Li-fi tăng tốc internet lên 250 lần
Thế hệ sắp tới của internet Wi-Fi có thể dùng những bóng đèn LED chuyển đổi để chuyển dữ liệu nhanh hơn và rẻ hơn tín hiệu Wi-Fi truyền thống.
Ứng dụng đường truyền bằng ánh sáng thấy được.
Li-fi, một dạng thức Wi-Fi, chuyển dữ liệu bằng cách dùng phổ của ánh sáng thấy được, là một thành tựu đột phá. Báo Independence dẫn báo cáo của các nhà khoa học Anh cho biết, tốc độ truyền là 10 gigabit/giây - nhanh hơn 250 lần so với đường truyền băng thông "siêu nhanh".
Tốc độ nhanh nhất trước đây là 3 gigabit/giây, do viện Frauhofer Heinrich Hertz ở Đức thực hiện đầu năm nay. Những nhà nghiên cứu Trung Quốc tháng này cũng công bố đã sản xuất được kết nối với tốc độ 150 megabit/giây, nhưng một số chuyên gia e dè vì chưa nhìn thấy bằng chứng nhiều hơn.
Thuật ngữ Li-fi được GS Harald Haas, đại học Edinburgh, đặt ra trong một cuộc nói chuyện về TED (công nghệ, giải trí, thiết kế) năm 2011 mặc dầu công nghệ được biết đến là liên lạc bằng ánh sáng thấy được (VLC). Nhiều chuyên gia cho rằng Li-fi đại diện cho tương lai internet di động nhờ, giảm chi phí và hiệu năng cao hơn so với Wi-Fi truyền thống.
Cả Wi-Fi và Li-fi truyền dữ liệu qua phổ điện từ, nhưng trong khi Wi-Fi dùng sóng radio, Li-fi dùng ánh sáng thấy được. Đó là một lợi thế rõ ràng - ánh sáng thấy được mạnh hơn xa so với phổ radio (hơn 10,000 lần trong thực tế) và có thể đạt được mật độ dữ liệu lớn hơn nhiều.
Tín hiệu Li-fi hoạt động bằng cách đóng mở bóng đèn nhanh đến không ngờ - quá nhanh để mắt thường có thể nhận ra. Sự đột phá mới nhất thực hiện dựa trên việc dùng những bóng đèn micro-LED rất nhỏ để tải đồng thời nhiều dòng dữ liệu. Nghiên cứu được tiến hành bởi dự án Ultra Parallel Visible Light Communications, một liên kết giữa các đại học Oxford, Cambridge, St Andrews và Strathclyde, được tài trợ bởi hội đồng Nghiên cứu khoa học vật lí và kĩ thuật.
Những bóng đèn LED hiện hữu có thể chuyển đổi để tải tín hiệu Li-fi với một con vi chip, và công nghệ cũng có thể ứng dụng trong các tình huống mà các tần số radio không thể dùng vì sợ gây nhiễu với bộ mạch điện tử.
Và mặc dầu các bóng Li-fi phải mở lên để truyền dữ liệu, những bóng ấy sẽ được làm mờ đến độ mắt thường không nhìn thấy nhưng vẫn hoạt động. Một bất tiện là đầu nhận dữ liệu phải nhận thấy bóng đèn truyền nhưng ánh sáng thấy được không xuyên qua vật liệu cứng. Bù lại, Li-fi sẽ an ninh hơn Wi-Fi, vì Wi-Fi ở ngoài tầm nhận thấy của máy truyền.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị Online
Trung Quốc ra mắt bóng đèn có thể phát sóng Wi-Fi Một nhóm các nhà khoa học ở Trung Quốc đã phát minh ra bóng đèn phát ra tín hiệu Wi-Fi đầu tiên trên thế giới. Các nhà khoa học thuộc trường đại học Phục Đán ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã phát triển thành công bóng đèn LED được gắn vi mạch có khả năng phát ra sóng Wi-Fi. Các chuyên gia cho...