Chi phí dự phòng chiếm gần 90% lợi nhuận thuần của SCB
Trong quý III/2018, mặc dù đa số các hoạt động kinh doanh có kết quả khả quan hơn nhưng lợi nhuận của SCB không tăng nhiều do phải tăng mạnh chi phí cho dự phòng rủi ro.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III và 9 tháng năm 2018.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế trong kì đạt 87,4 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kì năm trước; lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của SCB tăng đột biến với gần 764 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 7,3 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh khác cũng tăng đột biến đạt 329 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 2,6 tỷ đồng; Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng gấp 5,5 lần cùng kì với gần 98 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngân hàng phải trích tới 676 tỷ đồng cho chi phí dự phòng trong quý III, chiếm gần 90% lợi nhuận thuần của ngân hàng, trong khi cùng kỳ được hoàn nhập 74 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận ròng cuối cùng còn hơn 61 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của SCB đạt tới 2.741 tỷ đồng, tăng 340% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải trích tới 2.528 tỷ đồng chi phí dự phòng (tăng 473%) và chiếm tới 92% lợi nhuận thuần làm ra.
Video đang HOT
Do đó, lợi nhuận trước thuế chỉ còn 212,5 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ. Dẫu vậy, SCB đã hoàn thành được 95% kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 9 tháng; Lợi nhuận sau thuế đạt gần 169 tỉ đồng, tăng 11,8%.
Tính tới ngày 30/9/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt 499.355 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 12,8% đạt 297.989 tỷ đồng; tiền gửi tại NHNN giảm 14,5% xuống còn 7.896 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 7,5% đạt 372.248 tỷ đồng.
Tiền gửi của khách hàng tăng trưởng chậm hơn so với hoạt động cho vay, SCB đã huy động thêm nguồn vốn bằng phát hành giấy tờ có giá, tăng từ 6.924 tỷ đồng hồi đầu năm lên đến 34.449 tỷ đồng cuối tháng 9.
Theo thuonggiaonline.vn
Viettel Global báo lỗ gấp 6 lần năm ngoái
Viettel Global thông báo 9 tháng đầu năm 2018 lỗ hơn 811 tỉ đồng sau thuế, gấp gần 6 lần so với mức 78,8 tỉ đồng cùng kỳ năm trước.
Tổng mức lỗ 9 tháng đầu năm của Viettel Global là hơn 811 tỉ đồng - Ảnh: Internet
Tổng công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global) mới đây đã có báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Theo đó, tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này trong quý 3 là âm 445,67 tỉ đồng, gấp gần 6 lần so với mức âm 78,8 tỉ đồng cùng kỳ năm trước. Theo đó, lũy kế từ đầu năm đến hết quý 3 năm nay, Viettel Global lỗ tới 811,7 tỉ đồng.
Trong đó, riêng khoản lợi nhuận thuần doanh nghiệp này trong quý này đã lỗ tới 147,9 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 56,1 tỉ đồng. Đáng chú ý, lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết của Viettel Global trong quý 3 cũng lỗ tới 844,6 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 131,7 tỉ đồng. Theo đó, tổng mức lỗ lũy kế từ đầu năm với công ty liên doanh liên kết lên tới 1.256 tỉ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Viettel Global trong quý 3/2018 là 4.428 tỉ đồng, theo đó tổng lũy kế từ đầu năm là 12.955 tỉ đồng.
Viettel Global lý giải mức lỗ năm nay tăng đột biến là do hợp nhất kết quả kinh doanh của công ty con Mytel, công ty liên kết của Viettel Global tại thị trường Myanmar. Công ty này mới đi vào hoạt động, nhưng trong thời gian đầu, nhu cầu sử dụng chi phí rất lớn nên khoản lỗ kế hoạch của Mytel đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tổng công ty Viettel Global.
Viettel Global cho biết trong các thị trường mà đơn vị này đang có mặt kinh doanh, thị trường châu Phi đang có kết quả kinh doanh khó khăn nhất với khoản lỗ 9 tháng đầu năm lên tới 2.001 tỉ đồng, trong khi doanh thu vẫn cao nhất trong các nhóm thị trường, đạt 5.606 tỉ đồng.
Nhóm các thị trường Đông Nam Á mang về cho doanh nghiệp doanh thu 4.544 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 509 tỉ đồng. Nhóm các nước Mỹ Latinh ghi nhận mức doanh thu 1.685 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 203 tỉ đồng. Doanh thu từ các thị trường còn lại của Viettel Global là 1.872 tỉ đồng và đạt lợi nhuận 1.275 tỉ đồng.
Viettel Global hiện kinh doanh tại 10 thị trường quốc tế, nhưng chỉ có 9 thị trường được tính vào kết quả kinh doanh hợp nhất, gồm: Campuchia, Lào, Haiti, Myanmar, Burundi, Mozambique, Tanzania, Cameroon và Đông Timor.
Trong đó, Peru hiện là thị trường có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất của Viettel Global, nhưng chưa được tính vào kết quả kinh doanh hợp nhất, bởi theo quy định của Peru, việc đầu tư tại quốc gia này phải do Tập đoàn Viettel đứng tên.
Tính đến cuối tháng 6.2018, 2 thị trường có tổng vốn đầu tư lớn nhất của Viettel cũng chính là 2 thị trường đang "lỗ theo kế hoạch" của Viettel Global.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức vào giữa tháng 6.2018, cổ đông của Viettel Global đã bỏ phiếu thông qua việc tăng vốn điều lệ lên 30.430 tỉ đồng bằng phương án phát hành riêng lẻ 800 triệu cổ phần phổ thông với giá 10.000 đồng/cổ phần (tổng trị giá 8.000 tỉ đồng) cho công ty mẹ là Tập đoàn Viettel.
Về mục đích tăng vốn, Viettel Global cho biết, toàn bộ số vốn này sẽ được sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động, phù hợp với nhu cầu đầu tư cho các dự án của Viettel Global đến năm 2020.
Tuyết Nhung
Theo motthegioi.vn
Doanh nghiệp 24h: PV Power lãi hơn 1.600 tỷ đồng sau 9 tháng, Thai Invest tiếp tục nâng sở hữu tại An Dương Thảo Điền Quý đầu tiên sau cổ phần hóa, PV Power tạo ra 6.961 tỷ đồng doanh thu và 184 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế qua đó đẩy lãi ròng 9 tháng lên mức 1.652 tỷ đồng trong đó lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ đạt 1.393 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Chuyển đổi 245 trái phiếu, IBEWorth Pte. Ltd trở thành...