Chỉ ngồi trước máy tính bạn cũng thấy mệt mỏi – có làm gì đâu mà mệt nhỉ?
Thực ra mọi chuyện đều có nguyên nhân. Đúng là bạn ngồi một chỗ, nhưng năng lượng thì vẫn đốt đều.
Một ngày không hề làm bất cứ công việc nặng nhọc nào, chỉ cần ngồi yên trên chiếc ghế êm ái với màn hình máy tính. Ấy thế mà bạn vẫn mệt mỏi và kiệt sức.
Tại sao lại thế nhỉ? Tất nhiên là mọi chuyện đều có nguyên nhân rồi. Hãy xem, đó là gì.
1. Nguồn năng lượng tinh thần đã cạn kiệt
Dù ngồi một chỗ cả ngày, nhưng não bạn vẫn đang hoạt động. Tuy rằng bộ não chiếm khối lượng khá nhỏ, nhưng chúng lại sử dụng gần 20% lượng oxy nuôi sống cả cơ thể.
Theo bác sỹ Steven Feinsilver tại bệnh viện Lenox Hill (New York, Mỹ): “ Cơ bắp của bạn thường không hấp thụ quá nhiều oxy. Với những bài tập thể dục thì lượng oxy cung cấp cho các cơ bắp sẽ nhiều hơn. Nhưng não thì luôn sử dụng rất nhiều năng lượng.”
Não bộ dùng nhiều năng lượng, đó là lý do các công việc trí não luôn khiến cơ thể cảm thấy kiệt quệ hơn.
2. Động lực làm việc biến mất
Khi dành cả ngày làm việc trên máy tính hoặc xử lý các thủ tục giấy tờ, chắc chắn sẽ có một vài khoảnh khắc nào đó chúng ta mất tập trung, hoặc cảm thấy buồn chán vì công việc khô khan.
Ngay lập tức, bạn sẽ cầm điện thoại lên, lướt Facebook và nhắn tin cho ai đó. Điều này hẳn là thú vị hơn nhiều so với những công việc hiện tại của bạn. Nhưng chính sự mâu thuẫn ấy sẽ gây căng thẳng đầu óc, và từ đó dẫn đến mệt mỏi.
Video đang HOT
3. Stress
Công việc khó khăn, deadline sắp tới và sếp thì luôn săm soi… Tất cả đều là nguồn cơn của stress.
Xét về một khía cạnh nào đó, căng thẳng sẽ là động lực, tiếp thêm năng lượng cho bạn. Nhưng nếu căng thẳng thường xuyên lặp lại, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và có thể ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của cuộc sống.
Vì vậy, điều quan trọng là tìm cách giải quyết căng thẳng. Sao bạn không thử hít một hơi thật sâu và thở nhẹ nhàng hoặc đi dạo vào bữa trưa! Chỉ cần vài phút tránh xa bàn làm việc và thư giãn là được.
Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tạm thời.
Giáo sư Tâm lý học Ark Markman chia sẻ: “Về lâu dài, bạn cần phải tìm được điều đam mê trong chính công việc của mình. Nếu không tìm thấy được điều gì cả, bạn nên ngồi xuống và bắt đầu suy nghĩ, tìm tòi ra một dự án mới mà bản thân thật sự yêu thích và muốn thực hiện.”
4. Bạn thiếu ngủ
Và cuối cùng, một lý do rất rõ ràng khiến bạn “gục gã” trên bàn làm việc chính là… bạn không ngủ đủ giấc. Thật khó để tập trung cao độ vào công việc nếu bạn đang mơ màng vì rời khỏi giường sau một đêm quá ngắn ngủi.
Tương tự, ngủ quá nhiều cũng có thể khiến bạn mệt mỏi suốt cả ngày. Theo National Sleep Foundation, người lớn cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Chúng ta sẽ tự nhiên cảm thấy mệt mỏi lúc 2 giờ sáng (khi hầu hết mọi người đang ngủ) và 2 giờ chiều (sau giờ nghỉ trưa).
Vì thế, bạn có thể nên tập thói quen để có giấc ngủ tốt hơn, thiết lập thời gian đi ngủ cụ thể như một thói quen hằng ngày và tránh uống cafe vào buổi tối.
Theo Helino
"Giải nhiệt" bằng bột sắn dây, cho thứ này quá đà coi chừng bị nhiệt miệng, tiểu đường
Bột sắn dây giúp giải nhiệt rất tốt trong những ngày hè oi bức. Nhưng nếu lạm dụng, sử dụng sai cách, thực phẩm này sẽ phản tác dụng, thậm chí gây nhiệt miệng, tiểu đường.
Bột sắn dây có thể phản tác dụng "giải nhiệt" vì lý do không ngờ
Được mẹ chồng gửi cho cân bột sắn dây ướp hoa bưởi bà tự làm, chị Nguyễn Thị Hằng (Q. Hoàng Mai, Hà Nội) vui lắm.
Chẳng là con trai chị hay bị rôm sảy, còn chồng thì hay bị nhiệt miệng, nên chị Hằng muốn cho chồng con uống bột sắn dây để giải nhiệt. Tuy nhiên, chị không dám mua ngoài vì sợ "Bột sắn dây trôi nổi ngoài thị trường không biết đường nào mà lần, chỉ sợ nhất khâu làm bột kém vệ sinh và pha tạp chất".
Nhận được bột sắn dây mẹ chồng gửi, chị pha cho con uống mỗi ngày. Để "dụ" con uống, chị đã pha nhiều đường vào cho ngọt. Chị không ngờ sau hai tuần uống bột sắn dây, con có biểu hiện bứt rứt, khó chịu cồn cào như đang nóng trong.
"Ngừng uống bột sắn dây thì con không bị như vậy nữa. Tôi không hiểu sao uống bột sắn dây để giải nhiệt mà con lại có biểu hiện nóng như vậy?", chị Hằng thắc mắc.
Bột sắn dây là thức uống giải nhiệt khi hè đến. Tuy nhiên, nếu không biết dùng đúng cách thức uống này sẽ phản tác dụng.
Ảnh minh họa.
Thời tiết nắng nóng làm cho mọi người có xu hướng tìm đến những món đồ ăn uống có tính mát. Trong đó, dùng bột sắn dây "giải nhiệt", ngăn ngừa mụn nhọt, rôm sảy, làm mát da dẻ là lựa chọn phổ biến trong các gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng thức uống này đúng cách.
Trao đổi với PV Em Đẹp, TS. Hồ Thu Mai, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Vinmec khẳng định bột sắn có tính hàn, giải nhiệt rất mạnh. "Nhưng nếu thường xuyên uống bột sắn dây cho quá nhiều đường sẽ chính lượng đường đó sẽ khiến bột sắn dây phản tác dụng, gây nhiệt miệng, nguy cơ béo phì, tiểu đường", TS. Hồ Thu Mai lý giải.
Điểm mặt những sai lầm dễ mắc khi uống bột sắn dây
Theo TS. Hồ Thu Mai, sắn dây là thức uống dễ uống nhưng uống không dễ. Có một số sai lầm nhiều người dễ mắc phải khi uống bột sắn dây.
Ngoài sai lầm cho quá nhiều đường còn phải kể tới thói quen uống bột sắn sống vì nghĩ uống như vậy sẽ tận dụng được tính mát của bột sắn.
"Bột sắn dây thường được chế biến thủ công. Cho nên, trong quá trình lọc tinh bột sẽ có thể không lọc hết tạp chất, tinh bột sắn nhiễm khuẩn. Để phòng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, tốt nhất nên pha bột sắn với nước sôi để làm chín bột sắn, không nên pha với nước nguội", TS. Hồ Thu Mai khuyến cáo.
Nên pha bột sắn bằng nước sôi hoặc nấu chín khi ăn và ăn với liều lượng vừa phải. khi đó, bột sắn dây sẽ phát huy tác dụng giải nhiệt. Ảnh minh họa.
Có người lại cho rằng uống càng nhiều bột sắn dây thì càng có tác dụng giải nhiệt mùa nóng mà không biết đây là một việc làm sai lầm.
TS. Hồ Thu Mai khuyên: "Không uống quá 1 ly/ngày và chỉ nên cho thêm một chút đường. Với phụ nữ có thai, nếu cơ thể bị nóng thì đây là một thức uống giải nhiệt tốt. Nhưng nếu thai phụ cảm thấy mệt mỏi, bị động thai thì tuyệt đối không nên uống vì tính lạnh của sắn dây càng khiến bà bầu thêm mệt, tăng co bóp dạ con".
Có không ít người nghĩ chè nấu từ bột sắn có thể "ăn trừ cơm" đặc biệt là những ngày hè nóng nực. TS. Hồ Thu Mai bày tỏ không nên chè bột sắn là món ăn chính trong ngày hè.
Bởi mặc dù có tính giải nhiệt tốt nhưng xét về mặt dinh dưỡng, bột sắn có năng lượng rất ít. Trong 100g bột sắn dây, protein chiếm 0,7 g; glucid 84,3 g; canxi18 mg; sắt 1,5 mg. Hàm lượng dinh dưỡng thấp nên các món ăn từ bột sắn chỉ là "ăn thêm", "ăn chơi". Đặc biệt là với trẻ nhỏ, chè bột sắn không thể thay thế cho bữa ăn chính của trẻ.
"Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn bột sắn khi trẻ được trên 6 tháng tuổi. Có thể chế biến đa dạng món ăn cho trẻ như nấu bột sắn cùng chè ngô non, đậu xanh, đậu đen rất mát và dễ tiêu hóa. Không cho ăn lúc đói vì có thể gây hội chứng "say" sắn", TS. Mai nhấn mạnh.
Theo Emdep
Sốt rất thường gặp nhưng các dạng và biểu hiện để chỉ rõ bệnh đang mắc thì không phải ai cũng biết Sôt la phan ưng cua cơ thê khi co virus, vi khuân thâm nhâp nhưng cung cân nhân diên đươc cac dang sôt. Sôt virus Cac triêu chưng xuât hiên sơm la sôt cao, kem thân nhiêt nong. Sốt cao với cảm giác khi nóng, khi lạnh, sốt cùng hiện tượng co giật, nhiệt độ có thể cao trên 38,5 độ hoặc cao...