Chi nghìn USD luyện thi để được tuyển vào Alibaba, Tencent
Khi cung vượt quá cầu, nhiều ứng viên chấp nhận chi đến 3.000 USD để được huấn luyện vượt qua vòng phỏng vấn tại các công ty công nghệ.
Trả hơn 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.500 USD) cho một khóa huấn luyện, Eileen Chen kỳ vọng khả năng đỗ phỏng vấn và được nhận làm vào công ty công nghệ của mình sẽ tăng lên.
Trong 3 tháng, cô được hướng dẫn từ cách làm mới hồ sơ xin việc đến thương lượng mức lương. Cô cũng được trải nghiệm các buổi phỏng vấn giả định và bài kiểm tra đầu vào của các công ty Internet hàng đầu Trung Quốc.
Nhu cầu xin việc tăng cao
3năm trước, Eileen Chen quyết định tạm dừng công việc ở ngân hàng với mong muốn được làm ở một trong những công ty Internet lớn nhất Trung Quốc. Dù đã có một vị trí đáng tự hào, cô gái 25 tuổi vẫn đặt niềm tin vào tiềm năng phát triển của ngành công nghệ cũng như mức lương hậu hĩnh.
Giống như Chen và nhiều người khác, Cindy Chu cũng nuôi ước mơ được làm việc tại một công ty hàng đầu như Tencent. Tuy nhiên, cô sớm nhận ra tấm bằng thạc sĩ ở một trường đại học hàng đầu tại Hong Kong và 5 năm kinh nghiệm làm việc là không đủ để vượt qua 6 vòng phỏng vấn.
Để trở thành nhà phát triển phần mềm tại Tencent, cô cần vượt qua loạt bài kiểm tra kỹ thuật bao gồm các chương trình thiết kế cơ bản và khả năng viết mã ngay tại chỗ.
“Nó không khác gì một kỳ thi đại học. 90% những gì được kiểm tra sẽ không sử dụng đến trong công việc, nhưng bạn cần có kiến thức để vượt qua cuộc phỏng vấn đó”, cô nói.
Sự cạnh tranh từ quy trình tuyển dụng khiến nghề “huấn luyện săn việc” trở nên hấp dẫn tại Trung Quốc.
Cả Eileen Chen và Cindy Chu đều nhận được lời mời làm việc sau thời gian huấn luyện. Chen thậm chí còn vào làm ở vị trí giám đốc sản phẩm trong một công ty Internet nổi tiếng ở Bắc Kinh chỉ một tháng sau khi tốt nghiệp.
Video đang HOT
“Những lời khuyên của họ rất hữu ích. Vài người trong số họ thậm chí còn nghe lại file ghi âm cuộc phỏng vấn của chúng tôi để chỉ ra vấn đề. Nếu tôi không tham gia khóa huấn luyện này mà chỉ tự học, cơ hội thành công của tôi sẽ thấp hơn nhiều”, Chen nói.
Cơ hội kinh doanh béo bở
Theo báo cáo năm 2020 về mức thu nhập trung bình hàng năm của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, ngôi vị quán quân một lần nữa thuộc về nhân viên tại các công ty Internet tư nhân.
Đạt mức 101.281 nhân dân tệ, con số này tăng 18,7% so với năm trước đó. Mức thu nhập trung bình của ngành này này cao hơn mản tài chính và gấp đôi so với lĩnh vực bất động sản.
Sự cạnh tranh đầu vào ở các công ty công nghệ ngày một tăng khiến nhiều ứng viên phải tìm đến các “huấn luyện viên săn việc”. Những người này thường là lãnh đạo cũ hay thậm chí là nhân viên hiện tại của các công ty muốn kiếm thêm thu nhập, sẵn sàng truyền lại “bí kíp” để vượt qua quy trình tuyển dụng khốc liệt.
Ngành công nghệ thông tin vượt qua tài chính để trở thành lĩnh vực có mức thu nhập cao nhất Trung Quốc.
Zoey, cựu Giám đốc Sản phẩm của Baidu đã nghỉ việc vào năm ngoái và trở thành một huấn luyện viên toàn thời gian. Học viên của cô được chia thành những nhóm nhỏ học trực tuyến hoặc được kèm gia sư riêng.
“Ngành công nghiệp Internet ở Trung Quốc hiện phát triển rất tốt và có nhiều người muốn làm việc trong lĩnh vực này”, cô nói.
Zoey cũng nhận định hầu hết nhân sự, đặc biệt là sinh viên mới ra trường không biết cách chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn. Trong khi đó, các trường đại học lại không có khóa đào tạo phù hợp.
Zoey và các đối tác của mình – cũng là cựu nhân viên của các công ty Internet – đăng tin tuyển sinh cho loạt khóa học có giá từ 2.000-20.000 tệ trên Taobao.
Tại cửa hàng trực tuyến, một tấm poster tuyên bố 70% học viên của cô, tương đương 500 người, đã phỏng vấn thành công ở các công ty Internet hàng đầu.
Góc nhìn từ nhà tuyển dụng
“Sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa ngày nay không hiếm, vì vậy tiêu chí của chúng tôi cũng trở nên cao hơn”, một nhà tuyển dụng với tài khoản Tai Fenyan trên trang Bilibili cho biết.
Tai cho biết sẽ hữu ích hơn nếu ứng viên dành vài tháng đến một năm để rèn luyện kỹ năng hoặc tích lũy kinh nghiệm thông qua quản lý dự án thực tế.
Người dùng này cũng nhận định các khóa học chỉ giúp ứng viên vượt qua một cuộc phỏng vấn và nhận được lời mời làm việc thay vì dạy các kỹ năng thực sự cần thiết.
“Những gì các công ty Internet hàng đầu cần là những người có thể phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng”, và điều đó không thể huấn luyện trong vài ngày hoặc vài tuần. Dù vậy, Tai cũng thừa nhận ứng viên có thể sẽ tự tin hơn nếu họ nhận được lời khuyên từ những người có thâm niên trong ngành.
Ngành công nghệ thông tin ở Trung Quốc thu hút nhiều ứng viên chất lượng cao.
Trong khi các công ty Internet và IT vẫn là lựa chọn ưu tiên của các cử nhân mới ra trường, thị trường đã cho thấy dấu hiệu tìm kiếm việc làm tại các công ty nhà nước và chính phủ tăng cao.
Cuộc khảo sát trong năm nay do công ty tuyển dụng Zhaopin thực hiện cho thấy chỉ có 19% sinh viên tốt nghiệp năm 2021 muốn làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân, giảm so với mức 25,1% của năm ngoái.
Dù vậy, những gã khổng lồ Internet vẫn giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ứng viên chất lượng.
Các nhà tuyển dụng được tìm kiếm nhiều nhất là tập đoàn thương mại điện tử Alibaba và đối thủ Pinduoduo, tập đoàn công nghệ Tencent Holdings và ByteDance, công ty mẹ của Tik Tok.
Một số nhân viên của các công ty này cho biết họ phải trải qua tới 9 vòng phỏng vấn. Quá trình tuyển dụng tại các công ty hàng đầu ngày càng khó khăn và phức tạp, trong khi tốc độ tuyển dụng lại có dấu hiệu chậm lại.
Trung Quốc yêu cầu Tencent, Alibaba, ByteDance ngừng chặn liên kết của nhau
Động thái mới nhất của chính quyền Bắc Kinh nhằm chấm dứt tình trạng "bức tường bao quanh" giữa những gã khổng lồ công nghệ trực tuyến.
Tencent hạn chế người dùng chia sẻ nội dung từ ứng dụng video ngắn Douyin thuộc sở hữu của ByteDance trên WeChat và QQ
Theo Reuters, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc vừa yêu cầu các công ty internet trong nước chấm dứt thói quen lâu nay trong việc chặn liên kết của nhau trên các trang web, đồng thời cam kết thực hiện biện pháp chống lại những công ty không hành động.
Zhao Zhiguo, người phát ngôn của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, nói việc hạn chế truy cập thông thường vào các liên kết internet mà không có lý do chính đáng "ảnh hưởng đến trải nghiệm, gây tổn hại đến quyền lợi của người dùng và gây rối trật tự thị trường".
Chỉ thị mới được đưa ra sau khi tờ tin tức kinh doanh 21st Century Business Herald hôm 11.9 đưa tin Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã yêu cầu các hãng công nghệ lớn, bao gồm Alibaba Group Holding và Tencent Holdings, ngừng chặn các liên kết trang web của nhau trên nền tảng. Internet ở đại lục bị chi phối bởi một số ít gã khổng lồ công nghệ, vốn có thói quen chặn các liên kết và dịch vụ của đối thủ trên nền tảng của mình.
Ví dụ, Tencent hạn chế người dùng chia sẻ nội dung từ ứng dụng video ngắn Douyin thuộc sở hữu của ByteDance trên WeChat và QQ. Tháng 2.2021, Douyin đệ đơn lên tòa án Bắc Kinh nói rằng điều này là hành vi độc quyền. Trong trường hợp khác, sàn thương mại điện tử Taobao và Tmall của Alibaba không cho phép sử dụng dịch vụ thanh toán WeChat Pay của Tencent để làm tùy chọn thanh toán.
Quyết định trên sẽ chấm dứt một thực tế về những "bức tường bao quanh" giữa các hãng công nghệ trực tuyến khổng lồ của Trung Quốc. Đây cũng là bước mới nhất trong cuộc kiểm soát đối với các hãng công nghệ trong nước của chính quyền Bắc Kinh, vốn đang gây khó khăn cho các lĩnh vực từ công nghệ đến giáo dục và tài sản. Chiến dịch thắt chặt của chính phủ trong vài tháng gần đây đã xóa sổ hàng tỉ USD giá trị thị trường của một số công ty công nghệ lớn nhất nước, khiến các nhà đầu tư phải lo lắng vì không biết lĩnh vực nào sẽ là mục tiêu tiếp theo.
Trả lời phỏng vấn với tờ Securities Times , Tencent nói họ ủng hộ quyết định mới và sẽ thực hiện theo từng giai đoạn. Trong khi đó, Alibaba không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Xây 20 năm phá huỷ trong 1 giờ: Jack Ma khiến vốn hóa Alibaba bốc hơi 380 tỷ USD sau 1 năm, các mảng kinh doanh béo bở lần lượt bị cắt xé Còng lưng xây dựng suốt 20 năm, chỉ mất chưa tới 1 giờ cùng 1 bài phát biểu để Jack Ma phá huỷ Alibaba. Tờ CNN đưa tin, giá cổ phiếu của Alibaba lại tiếp tục sụt giảm vào thứ hai sau khi Financial Times đưa tin rằng Bắc Kinh đang có kế hoạch chia tách Alipay, ứng dụng thanh toán cực kỳ...