Chỉ một quyết định, Mỹ đã khiến ngành bán dẫn hỗn loạn
Chỉ hơn 10 ngày từ khi Mỹ khi đưa ra quyết định về sử dụng công nghệ nhằm hạn chế Huawei, giới bán dẫn đã hỗn loạn và nhiều công ty Mỹ cũng bị ảnh hưởng.
Ngày 15/5, chính quyền Mỹ đã cho toàn thế giới chứng kiến sự nghiêm túc của mình trong việc trừng phạt Huawei, khi thay đổi quy định và yêu cầu mọi công ty bán dẫn sử dụng công nghệ Mỹ, dù ở Mỹ hay nước ngoài, phải có giấy phép đặc biệt mới được bán hàng cho Huawei.
Động thái này đang ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty sản xuất công nghệ bán dẫn đang có quan hệ hợp tác với Huawei.
TSMC khó mà giữ được thế trung lập trước sức ép mạnh mẽ từ Mỹ.
Cả Qualcomm, Nvidia cũng bị ảnh hưởng
Chỉ 3 ngày sau, Công ty sản xuất bán dẫn Đài Loan (TSMC), đối tác gia công sản phẩm bán dẫn lớn nhất thế giới năm 2019, đã ngừng mọi hợp đồng đặt hàng mới từ Huawei.
Đối với các đơn đặt hàng được ký kết trước khi Bộ Thương Mại Mỹ ban bố lệnh cấm, bao gồm cả đơn hàng chip bán dẫn 5nm và 12nm trị giá hơn 700 triệu USD được đặt từ đầu tháng 5, TSMC vẫn được phép giao hàng cho Huawei muộn nhất cho đến ngày 14/9 năm nay.
Trước tình hình đó, TSMC đã đề nghị các đối tác quan trọng như NVIDIA, AMD hay Qualcomm lùi thời gian bàn giao sản phẩm để dồn toàn lực phục vụ HiSilicon, công ty sản xuất chip của Huawei. Sau Apple, Huawei hiện là khách hàng lớn thứ hai của TSMC, doanh thu của tập đoàn này đóng góp từ 13-15% tổng doanh thu của TSMC.
Bộ chip xử lý Kirin được đánh giá không thua kém các sản phẩm do Apple hay Qualcomm sản xuất.
Video đang HOT
Quyết định của chính phủ Mỹ có khả năng gây tổn hại không chỉ cho Huawei và TSMC, mà còn đẩy rất nhiều công ty công nghệ khác vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Có thể kể tới các công ty sản xuất thiết bị chế tạo bán dẫn như Applied Materials, KLA, Lam Research Corp. Các khách hàng Mỹ của Huawei cũng sẽ chịu ảnh hưởng như Micron, Qorvo hay Texas Instruments.
Theo Reuters, HiSilicon đã trở thành mục tiêu tiếp theo của Chính phủ Mỹ trong tham vọng “kìm hãm” gã khổng lồ công nghệ Huawei.
Trong giai đoạn gần đây, HiSilicon với hơn 7.000 nhân viên đã trở thành trung tâm chiến lược khi giúp gã khổng lồ công nghệ này thống trị mảng kinh doanh điện thoại thông minh toàn cầu và thế hệ mạng viễn thông mới 5G.
Với vai trò là công ty con của Huawei, HiSilicon đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ nhờ việc tăng cường nghiên cứu các dòng chip xử lý riêng (ví dụ như dòng chip Kirin). Tuy nhiên, HiSilicon chỉ có khả năng thiết kế cấu trúc chip bán dẫn, còn quá trình sản xuất phải được đặt hàng thông qua nhà cung cấp TSMC.
Trước các lệnh cấm mới, HiSilicon sẽ rơi vào tình huống không thể sản xuất chip bán dẫn, khiến Huawei mất đi cánh tay phải và lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong nước cũng như quốc tế.
Huawei tính đủ đường để xoay sở
Hơn lúc nào hết, Trung Quốc nói chung và Huawei nói riêng cần những công nghệ tiên tiến nhất được sản xuất trong nước, đi đôi với đó là sự bắt tay các đối tác nước ngoài nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ.
Trung Quốc đang dồn tiền để SMIC, công ty gia công chip lớn nhất nước này nhanh chóng tiến bộ về mặt công nghệ.
Các quỹ do Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ đã bơm khoảng 2,25 tỷ USD vào nhà máy sản xuất bán dẫn của Tập đoàn sản xuất vật liệu bán dẫn quốc tế (SMIC), phản ứng đầu tiên từ phía Trung Quốc sau động thái của Mỹ vào ngày 15/5.
SMIC là hãng sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc, chuyên sản xuất mạch tích hợp cho các đối tác như Qualcomm, Broadcom, Texas Instruments. SMIC cũng sản xuất được chip Kirin trên tiến trình 14 nm cho HiSilicon.
Theo các báo cáo, vốn đăng ký của nhà cung cấp chip bán dẫn SMIC đã nhảy vọt từ 3,5 tỷ USD lên 6,5 tỷ USD sau khi nhận được các khoản đầu tư
Ngoài ra, Huawei đã đề xuất hợp đồng nhập chip bán dẫn ổn định với các công ty Hàn Quốc là Samsung và SK Hynix.
Huawei Technologies đang là một trong năm “khách hàng thân thiết” của Samsung và SK Hynix khi chi tiêu khoảng 8,1 tỷ USD mỗi năm để mua chip ghi nhớ DRAM và NAND từ hai công ty này.
Samsung, SK Hynix hay MediaTek là những công ty hưởng lợi từ quyết định của Mỹ.
Về phía Samsung và SK Hynix, hai công ty Hàn Quốc hiện nắm giữ thị phần hơn 70% lượng chip nhớ DRAM cung cấp trên toàn cầu.
Huawei cho biết công ty cũng đang trong quá trình tiến hành đàm phán với đối thủ là MediaTek. Theo Gizmochina, đơn đặt hàng chip MediaTek của Huawei đã tăng hơn 300% trong năm nay.
Đây được xem như thử thách cũng như cơ hội “vàng” cho MediaTek khi đã không hoạt động tốt trong vài năm nhiều qua do sự cạnh tranh khốc liệt từ Qualcomm. Tuy nhiên, MediaTek vẫn cần thời gian đánh giá xem liệu công ty có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu cung cấp chip của Huawei hay không.
Nỗ lực 'nhấn chìm' Huawei, liệu Mỹ có thành công?
Việc cấm vận đã trở thành động thái trừng phạt. Dẫu vậy, những "lỗ hổng" trong đó vẫn cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán hàng cho Huawei từ các nhà máy ở nước ngoài.
Nếu chưa thành công, bạn hãy thử làm lại. Đó chính là cách Mỹ nỗ lực "dập tắt" sự trỗi dậy của Huawei. 1 năm trước, Mỹ đã cấm các công ty công nghệ cao trong nước bán linh kiện cho Huawei. Các quan chức Mỹ lo ngại rằng các mạng điện thoại do Huawei cung cấp có thể hỗ trợ cho hoạt động gián điệp của Trung Quốc và hơn nữa là về sức mạnh ngày càng gia tăng của quốc gia này trong lĩnh vực công nghệ.
Tuy nhiên, việc cấm vận đã trở thành động thái trừng phạt. Dẫu vậy, những "lỗ hổng" trong đó vẫn cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán hàng cho Huawei từ các nhà máy ở nước ngoài. Trong năm 2019, doanh thu của công ty Trung Quốc đã tăng 19%, đạt 123 tỷ USD. Nỗ lực tích trữ các bộ phận, doanh số mua hàng từ các nhà cung cấp Mỹ của Huawei đã tăng 70% lên 19 tỷ USD.
Vào ngày 15/5, Mỹ đã thử một chiến thuật khác. Quốc gia này công bố các quy tắc mới nhắm đến sản phẩm vi mạch sử dụng nội bộ của Huawei - cung cấp năng lượng cho nhiều sản phẩm của hãng. Các quy tắc mới này nhắm đến những nhà máy thiết kế và sản xuất những sản phẩm này, như TSMC ở Đài Loan và SMIC ở đại lục.
Mỹ xác định rằng không có công cụ nào của Mỹ được phép sử dụng trong các sản phẩm của Huawei. Bởi mọi nhà sản xuất chip lớn đều sử dụng một số linh kiện từ Mỹ, nên việc này sẽ phát huy hiệu quả trong việc "đóng băng" Huawei hoàn toàn. Theo đó, Huawei đã phản đối kịch liệt quyết định trên, cho rằng điều này "đe dọa làm suy yếu toàn bộ ngành công nghệ trên thế giới."
Chip vi mạch là một phát minh của Mỹ. Tuy nhiên, việc kinh doanh và sản xuất chip đã được mở rộng trên toàn cầu. Hiện tại, 12 công ty bán dẫn lớn nhất chỉ thu về 27% doanh thu tại Mỹ, trong khi chỉ 20% nhà máy của họ được đặt trụ sở tại đây. Huawei đã tránh được sự ảnh hưởng nặng nề nhất khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen và mua linh kiện từ những nhà máy khác không phải của Mỹ, bởi các biện pháp mới chủ yếu tập trung vào việc giải quyết "điểm tắc nghẽn": một nhóm các công ty chip tại Mỹ có những sản phẩm thiếu đồ thay thế.
Trước đó, Huawei cho biết công ty này đang ở trạng thái "sống còn". Dẫu vậy, thị trường lại khá lạc quan về Huawei. Trên sàn Hồng Kông, giá trái phiếu của công ty này hầu như không giảm. Trong khi đó, công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc đã dành cả năm qua để tăng dự trữ tiền mặt và hàng tồn kho.
Hiện tại, một cuộc "săn lùng" sẽ bắt đầu bằng cách mới để vượt qua những quy tắc mà Mỹ đưa ra. Dự án dài hạn của Trung Quốc là xây dựng ngành sản xuất chip của riêng mình, trong đó Huawei đóng vai trò chủ chốt, sẽ được coi là điều quan trọng. Vào ngày 15/5, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc cho biết họ đã huy động được 2 tỷ USD từ các doanh nghiệp nhà nước và dự định tăng gấp 6 lần công suất hoạt động tại Trung Quốc.
Giai đoạn đối đầu lần này sẽ tạo ra hậu quả sâu rộng hơn đối với ngành công nghệ. Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách gây khó dễ cho các công ty công nghệ Mỹ đang kinh doanh tại đại lục. Hơn nữa, khi sự tách rời của Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, thì các công ty công nghệ vốn được hưởng lợi từ cả 2 phía sẽ cố gắng giữ bầu không khí hòa hợp. Hôm 15/5, TSMC cho biết họ sẽ xây dựng nhà máy chip trị giá 12 tỷ USD tại bang Arizona. 4 ngày sau, ByteDance nói rằng họ đã bổ nhiệm Kevin Mayer - giám đốc điều hành của Disney, cho vị trí điều hành TikTok. Việc có một người Mỹ nắm giữ vị trí lãnh đạo có thể sẽ làm giảm bớt mối lo ngại của Washington về ứng dụng của Trung Quốc đã thu hút tới hàng triệu người dùng Mỹ.
Cuộc chiến công nghệ chắc chắn sẽ khiến ngành sản xuất chip gặp rất nhiều khó khăn và câu hỏi lớn là liệu việc sử dụng "quyền lực công nghệ" có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vị trí dẫn đầu vốn có của Mỹ hay không. Không ai biết rằng công nghệ sản xuất chip quan trọng của Mỹ thực sự như thế nào, bởi cho đến nay vẫn chưa có đủ lý lẽ để tìm hiểu. Nhiều chính phủ cảnh giác với sức mạnh của Trung Quốc, nhưng họ có thể "đụng chạm" đến các chính sách của Mỹ - quy định họ nên kinh doanh với công ty nào. Họ thậm chí có thể kết luận rằng việc luồn lách những hạn chế như vậy là một điều đáng để thử.
Cuối cùng, điều này thực ra đã từng xảy ra. Ngành hàng không vũ trụ là một ngành công nghệ cao khác mà Mỹ muốn bảo toàn vị trí dẫn đầu. Sự rắc rối của việc tuân thủ các quy tắc xuất khẩu nghiêm ngặt đã chứng minh về "lợi điểm bán hàng" (selling-point) đối với 1 số sản phẩm không chứa công nghệ của Mỹ. Những người mang quan điểm "diều hâu" tại Washington chỉ đơn giản nghĩ rằng cơ hội để "cướp súng" của Huawei và làm chùn bước quá trình phát triển công nghệ của Trung Quốc là điều đáng để mạo hiểm lâu dài.
Honor sẽ dùng chip MediaTek 5G cho sản phẩm trong tương lai Đây là một trong những bước đi quan trọng nhằm dần loại bỏ sự phụ thuộc vào các chip của các công ty Mỹ. Ít ngày trước, Honor đã ra mắt flagship Honor X10 với con chip HiSilicon Kirin 820 và modem chip 5G của MediaTek. Cũng tại đây, Chủ tịch phụ trách kinh doanh của Honor, ông Zhao Ming cho biết, công...