Chỉ một câu nói, ông Biden kết thúc thời kỳ “nước Mỹ trên hết” của ông Trump?
Chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Mỹ được ông Biden lựa chọn thể hiện một thông điệp rõ ràng, thời kỳ “nước Mỹ trên hết” đã chấm dứt và nước Mỹ do ông lãnh đạo sẽ chiếm lại vị trí lãnh đạo toàn cầu, Washington Post nhận xét.
Ông Biden tuyên bố “nước Mỹ đã trở lại” (ảnh: Washington Post)
Trong cuộc phỏng vấn với kênh NBC, chỉ vài giờ sau khi công bố một loạt cái tên trong chính quyền mới, ông Biden nhấn mạnh “nước Mỹ đã trở lại”.
“Chính quyền mới của tôi phản ánh một thực tế rằng, nước Mỹ đã trở lại, sẵn sàng lãnh đạo thế giới và không thoái lui. Nước Mỹ sẵn sàng đối đấu với các đối thủ và không quay lưng với đồng minh”, ông Biden nói.
“Niềm tin cốt lõi của tôi đó là Mỹ sẽ mạnh nhất khi hợp tác với các đồng minh của chúng ta”, ông Biden nhấn mạnh.
Trong bản danh sách quan chức chính quyền mới được lựa chọn, ông Biden bổ nhiệm nhiều gương mặt kỳ cựu, dày dạn kinh nghiệm từng làm việc trong chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama.
Video đang HOT
“Đây không phải nhiệm kỳ thứ 2 của ông Obama. Chúng ta đang phải đối mặt với một thế giới rất khác. Tổng thống Trump đã thay đổi cục diện của nhiều vấn đề. Mỹ giờ trở thành “nước Mỹ trên hết” – một nước Mỹ đơn độc. Chúng ta ở trong trạng thái bất ổn trong nước, quan hệ với đồng minh thì rơi vào lục đục. Tôi phải thay đổi tất cả những điều đó”, ông Biden nói.
Tư tưởng “nước Mỹ trên hết” và các di sản suốt 4 năm nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump sắp bị xóa bỏ? (ảnh: Reuters)
Giới chuyên gia phân tích cho rằng, ông Biden có tư tưởng đa phương hóa, khác hẳn chủ nghĩa “cô lập” của ông Trump.
“Ông Trump là người có tư tưởng cực đoan cả về đối nội lẫn đối ngoại. Ông ấy không làm gì để thúc đẩy các giá trị dân chủ và tự do. Ông Biden đối lập hoàn toàn với ông Trump. Bằng việc tuyên bố ‘nước Mỹ đã trở lại’ ông Biden sẽ thay đổi tất cả các di sản thời chính quyền Trump”, Michael McFaul – cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, hiện là giáo sư tại Đại học Stanford – nhận xét.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời ông Trump – ông Jim Mattis – cho rằng, tư tưởng “nước Mỹ trên hết” của ông Trump đã khiến Mỹ bị cô lập và chính quyền mới của ông Biden sẽ đảo ngược tất cả di sản của Tổng thống.
“Tôi hy vọng ông Biden sẽ thay đổi chiến lược của Mỹ, loại bỏ hết các di sản và tư tưởng ‘nước Mỹ trên hết’, khôi phục lại các cam kết về an ninh, đối ngoại đã được chứng minh là có lợi cho Mỹ trong nhiều thập kỷ”, ông Mattis nói.
Nội các tiềm năng của ông Biden
Sau 36 năm ở Thượng viện và 8 năm trên cương vị phó tổng thống, ông Joe Biden có thể thu hút nhiều cựu quan chức cùng giới chuyên gia chính sách tham gia nội các mới một khi được chính thức công nhận đắc cử tổng thống Mỹ.
Truyền thông quốc tế đồng loạt gọi tên ông Biden như người hàn gắn nước Mỹ.
Hiện ban vận động của ông Biden vẫn từ chối thảo luận danh sách nội các tiềm năng. Dù vậy, nhiều người suy đoán một số vị trí quan trọng của chính quyền sắp tới sẽ do các quan chức thời Tổng thống Barack Obama nắm giữ, cũng có thể bao gồm những gương mặt quen thuộc của đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử sơ bộ, thậm chí là thành viên phe Cộng hòa.
Tại sự kiện hồi giữa tháng 10, ứng viên tranh cử cùng ông Biden, Kamala Harris từng hé lộ về một nội các phản ánh sự đa dạng của nước Mỹ với sự lên ngôi của phụ nữ và người da màu. Nhắc lại thông điệp này, ông Biden trong bài phát biểu đầu tiên sau khi truyền thông xác nhận đắc cử, khẳng định mục tiêu chiến dịch của ông là đại diện cho nước Mỹ và điều này sẽ tiếp tục thể hiện qua việc xây dựng các cơ quan, tổ chức chính phủ.
Theo giới phân tích, "sự đa dạng" được đề cập có thể bao gồm dành chỗ cho đảng Cộng hòa như chính quyền Obama từng thực hiện. Trong cả hai nhiệm kỳ, ông Obama từng gây chú ý khi giữ lại Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates từ nội các của người tiền nhiệm George Bush. Hai nhân vật Cộng hòa khác là Bộ trưởng Giao thông Ray LaHood cùng lãnh đạo Lầu Năm Góc Chuck Hagel. Theo tình hình hiện nay, nhiều người dự đoán những diễn giả đảng Cộng hòa xuất hiện tại ại hội Quốc gia đảng Dân chủ như cựu Thống đốc Ohio John Kasich, cựu hạ nghị sĩ New York Susan Molinari hay cựu Giám đốc điều hành eBay Meg Whitman sẽ được gọi tên.
Còn lại, các nhà quan sát cho rằng cựu Thứ trưởng Quốc phòng Michele Flournoy có khả năng được chọn lãnh đạo Lầu Năm Góc trong khi nghị sĩ Jack Reed cũng là ứng viên sáng giá nếu đảng Cộng hòa giữ quyền kiểm soát Thượng viện. Về người giữ ghế ngoại trưởng, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice đang dẫn đầu nhưng khả năng cao bị thách thức tại Thượng viện liên quan những tuyên bố về vụ lãnh sự quán Mỹ ở Libya bị tấn công năm 2012. Cấp phó của bà Rice, Tony Blinken, thì được đề cập cho chức cố vấn an ninh quốc gia. Hai đối thủ trước đây của ông Biden, thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Bernie Sanders, lần lượt được cân nhắc cho vị trí ở Bộ Tài chính và Bộ Lao động. Nhưng có thể ông Biden muốn giữ hai người lại Quốc hội vì cuộc đua Thượng viện vẫn chưa có kết quả.
Về an ninh, giới chức tình báo Mỹ cho biết hai cựu quan chức tình báo cấp cao là Michael Morell và Avril Haines có khả năng trở thành ứng viên hàng đầu cho vị trí Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) hoặc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA).
Ở mảng y tế có thể là cuộc đua tranh giữa hai cố vấn sức khỏe cho chiến dịch của ông Biden, Ezekiel Emanuel và Vivek Murthy cùng nữ Thống đốc bang New Mexico Michelle Lujan Grisham - đảng viên Dân chủ gốc Latinh đầu tiên từng được cân nhắc liên danh tranh cử phó tổng thống. Về kinh tế, ít nhất 3 người được nhắm cho chức bộ trưởng tài chính gồm cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang (FED) Janet Yellen, thành viên hội đồng thống đốc FED Lael Brainard và cựu Thứ trưởng Tài chính Sarah Bloom Raskin. Hai kinh tế gia da màu gồm cựu Phó Chủ tịch FED Roger Ferguson và Chủ tịch FED tại thành phố Atlanta Raphael Bostic có cơ hội thay thế Chủ tịch FED đương nhiệm Jerome Powell.
Riêng quan chức dẫn đầu nỗ lực chống biến đổi khí hậu của chính quyền mới, nhiều khả năng cựu Ngoại trưởng John Kerry được chọn. Còn chánh văn phòng Nhà Trắng có thể về tay cố vấn lâu năm của ông Biden - Ron Klain.
Những chính sách ưu tiên
Với danh sách đa phần là quan chức cũ, các nhà phân tích dự đoán ông Biden nếu nhậm chức sẽ lập tức ban hành hàng loạt lệnh hành pháp để đảo ngược các quyết sách gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump, từng bước khôi phục và mở rộng sách lược thời Obama.
iển hình là cam kết thúc đẩy chương trình bảo hiểm y tế công cộng (Obamacare), bảo hộ chính sách di trú DACA, xóa bỏ lệnh cấm nhập cảnh với người dân các nước Hồi giáo và châu Phi, ngừng sử dụng ngân sách của Bộ Quốc phòng để xây bức tường biên giới Mỹ - Mexico. Ông Biden cũng dự kiến hủy chính sách cắt giảm thuế và xóa khoản vay của sinh viên. ộng thái này được cho nhằm làm vừa lòng hai nhóm cử tri truyền thống ủng hô đảng Dân chủ - người trẻ và dân lao động.
Riêng ưu tiên chống COVID-19, ông Biden từng đề cập yêu cầu tất cả các thống đốc bang ra quy định bắt buôc đeo khẩu trang, kêu gọi các cơ quan liên bang triển khai nguồn lực chống đại dịch dựa trên khoa học, đồng thời đưa Washington trở lại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ở mảng đối ngoại, ông Biden hứa hẹn xây dựng lại mối quan hê với đồng minh truyền thống, tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân với Iran, làm việc với Nga để duy trì các hiệp ước kiểm soát vũ khí bị bãi bỏ dưới thời Tổng thống Trump. Riêng Trung Quốc, có nhiều nhận định cho rằng chính quyền mới sẽ cứng rắn thậm chí giữ nguyên chính sách của ông Trump, đồng thời liên minh với nhiều nền dân chủ khác để đối phó Bắc Kinh trong kinh tế và thương mại.
Ông Biden nói về khả năng điều tra hình sự ông Trump khi vừa nhậm chức Ông Biden tiết lộ đã không nói chuyện trực tiếp với ông Trump kể từ khi bầu cử. Ông Biden trả lời phỏng vấn với hãng NBC News hôm 24/11. Ảnh: NBC Trong buổi phỏng vấn với NBC Nightly News tại thành phố Wilmington, bang Delaware, Mỹ hôm 24/11 (giờ địa phương), ông Biden đã chia sẻ về thông tin cho rằng khi...