Chỉ mất 3 giây: chuyên gia chỉ cách tự kiểm tra cơ thể đủ nước hay thiếu nước trong mùa hè
Mùa hè oi bức đã đến rồi và việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn có biết chắc cơ thể mình đã nạp đủ lượng nước cần thiết hay chưa?
Những ngày này, ở cả Hà Nội lẫn Sài Gòn đều đang phải chống chọi với đợt nắng nóng kinh hoàng lên tới gần 40 độ C. Điều quan trọng nhất cần làm ngay lúc này là bảo đảm cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng khi ra ngoài. Vậy nhưng, có nhiều người vẫn mơ hồ trong việc nhận biết cơ thể đang mất nước, dẫn tới tình trạng kiệt sức, đột quỵ giữa trời nắng nóng.
Việc bảo đảm cơ thể có đủ nước trong mùa hè là điều rất cần thiết cho cả làn da lẫn sức khỏe. Dưới đây là cách tự kiểm tra cơ thể có đủ nước hay không chỉ sau 3 giây từ các chuyên gia giúp bạn nhận biết rõ điều này.
*Cách kiểm tra:
- Bạn dùng 2 ngón tay bóp giữ một phần da trên mu bàn tay (hoặc da bên dưới xương đòn hay trên bụng).
- Sau khi bóp khoảng vài giây, bạn thả ngón tay ra.
*Kết quả:
Video đang HOT
Theo Medline Plus, nếu phần da bị bóp chặt lập tức trở lại bình thường thì không có gì đáng lo vì điều này cho thấy cơ thể bạn đang có đủ nước. Tuy nhiên, nếu phần da này phải mất khoảng vài giây hoặc vài phút mới trở lại bình thường thì đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mất nước và cần được bổ sung ngay.
Các chuyên gia cho biết, tình trạng mất nước đáng báo động là lúc bạn kiểm tra xong thấy phần da tay của mình phải mất một khoảng thời gian dài mới trở lại bình thường. Trong trường hợp này, cần chủ động đi khám để được các bác sĩ đưa ra biện pháp khắc phục nhanh chóng.
Manning Sumner (huấn luyện viên và là người sáng lập Legacy Fit – Anh) cho biết: “Trung bình, nam giới cần 3,7 lít nước/ngày và nữ giới cần 2,7 lít nước/ngày. Nhưng điều này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và hoạt động của mỗi người. Khi bạn thấy cơ thể mình bị mất nước, hãy tìm cách hạ nhiệt cho cơ thể và dung nạp chất điện giải. Trong trường hợp cảm thấy buồn nôn, hãy ăn một ít trái cây tươi cũng có thể giúp bù đắp lượng nước đang thiếu hụt”.
Tiến sĩ Dennis Gross chia sẻ trên trang Daily Mail rằng, thử nghiệm 3 giây nói trên chính là cách tốt nhất để giúp bạn xác định xem cơ thể có bị mất nước hay không. “Việc thiếu nước trong hệ tuần hoàn sẽ làm giảm độ đàn hồi trên da và khiến làn da mất nhiều thời gian hơn để trở về trạng thái tự nhiên sau khi bị bóp chặt” – Tiến sĩ giải thích.
Ngoài ra, song song với việc cung cấp đủ nước, bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý. Theo đó, hãy tăng cường ăn những loại thực phẩm giàu collagen, hay các thực phẩm có nhiều chất béo lành mạnh như quả bơ, cá hồi… Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa để giúp cải thiện chất lượng da nhanh hơn.
Source (Nguồn): Daily Mail, Medline Plus
Hè đã cận kề cha mẹ đặc biệt chú ý tránh những lỗi lầm phổ biến này để bảo vệ con khỏi đuối nước khi đi bơi
Mùa hè đã sắp đến, bố mẹ lưu ý cần tránh mắc phải những sai lầm cơ bản sau khiến con tăng nguy cơ bị đuối nước nhé.
Những năm gần đây liên tiếp có nhiều tai nạn trẻ em bị đuối nước thương tâm mặc dù các bậc phụ huynh luôn được cảnh báo bởi quá nhiều sự việc đáng tiếc như vậy vào mỗi mùa hè hằng năm. Theo số liệu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ từ 1 đến 4 tuổi. Còn theo thống kê của Hiệp hội trường học bơi lội Hoa Kỳ (USSSA) vào dịp lễ ngày Memorial Day và Labor Day năm 2015, có tới 209 trẻ chết đuối trong hồ bơi và 76 trẻ khác tại hồ nước.
Có nhiều tai nạn liên tiếp trẻ em bị đuối nước thương tâm đã xảy ra (Ảnh minh họa)
Đây đều là những con số đáng báo động, ở Việt Nam, con số này cũng cao không kém. Bà Sue Mackie, giám đốc điều hành của USSSA, đã thống kê và đưa ra những lỗi cơ bản và hướng dẫn an toàn thiết thực và cụ thể nhất để các bậc cha mẹ lưu ý, tránh vô tình làm tăng nguy cơ đuối nước cho trẻ.
Lỗi số 1: Để trẻ tùy tiện xuống nước
Cha mẹ nên dạy trẻ tuân theo một quy trình nghiêm ngặt trước khi xuống nước như phải mang tã, thay đồ bơi, khởi động hoặc thoa kem chống nắng. Thói quen bơi lội sẽ giúp trẻ hiểu rằng không thể tùy tiện nhảy xuống nước và bỏ qua những bước chuẩn bị cơ bản.
Trước khi xuống nước bé cần thực hiện những thao tác cơ bản (Ảnh minh họa)
Lỗi số 2: Để trẻ tự quyết định mà không cần xin phép
Bà Mackie nhấn mạnh quan điểm: "Hãy dạy con hiểu rằng, nếu không được sự đồng ý của bố mẹ thì con không được xuống hồ". Bởi thực tế nhiều trẻ tự ý xuống hồ bơi khi được bạn bè rủ rê, điều này hết sức nguy hiểm và gây mất an toàn cho trẻ.
Lỗi số 3: Quá tin tưởng vào phao bơi và các vật dụng nôi trên nước
Mặc dù áo phao được thiết kế để cứu một đứa trẻ khỏi nguy cơ đuối nước và phải luôn được treo ở gần những khu vực thuận tiện thì các thiết bị nổi như phao bơi vẫn có thể tuột ra khỏi tầm tay của trẻ. Thay vào đó, bà Mackie khuyên cha mẹ hãy dạy trẻ cách xác định vị trí, định vị khoảng cách đến bờ là bao xa, hoặc là bơi và vịn tay vào thành tường hoặc bậc thang để trẻ dễ dàng có lối thoát.
Hình ảnh vụ tai nạn bé bị lật phao mà mẹ không hề hay biết đã từng xảy ra
Lỗi số 4: Lệ thuộc vào kính bơi
Quá lệ thuộc vào kính bơi sẽ khiến trẻ gặp khó khăn. Mẹ hãy dạy con cách mở mắt dưới nước khi bị rớt kính bơi để tự tìm thấy điểm đến và có thể rời khỏi hồ một cách an toàn.
Lỗi số 5: Sợ hãi thay con
Mẹ đừng hoảng hốt nếu con lặn xuống dưới mặt hồ bơi hoặc truyền cảm giác sợ hãi cho trẻ. Mẹ có thể cho con thực hành trước bằng cách nhúng toàn bộ khuôn mặt xuống nước trong bồn tắm rồi thổi bong bóng để giúp trẻ thoải mái khi tiếp xúc với nước.
Bé tự tin, không sợ nước sẽ dễ biết bơi hơn (Ảnh minh họa)
Điều cuối cùng và cũng quan trọng nhất là cha mẹ cần luôn luôn giám sát khi trẻ xuống nước, làm hàng rào bảo vệ bao quanh hồ. Tham gia lớp học bơi cùng con sớm nhất có thể, và đừng quên học các thao tác sơ cứu khẩn cấp khi có trường hợp đuối nước xảy ra để tự bảo vệ tính mạng cho gia đình mình.
Nguồn: Parenting
Nắng nóng: Đề phòng những bệnh trẻ thường mắc khi vào hè và cách phòng tránh Thời tiết nắng nóng cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát sinh và gây bệnh. Theo bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém nên dễ mắc nhiều loại bệnh khác nhau, nhất là khi thời tiết...