Chỉ ho nhẹ khi ăn uống, thanh niên không ngờ bị thủng thực quản
Là thanh niên khỏe mạnh, không có bệnh nền, nhưng gần đây, anh N.V.T (21 tuổ.i, ở Gia Lâm, Hà Nội) có biểu hiện ho nhẹ mỗi khi ăn uống, da hơi tái, sụt cân.
Một tháng trước khi nhập viện, T xuất hiện triệu chứng mệt mỏi tăng dần, đau đầu, sụt cân hơn, sốt cao, được người nhà đưa đi khám và nhập viện ở cơ sở y tế tuyến dưới với chẩn đoán mắc viêm phổi.
Hai ngày điều trị, T vẫn sốt cao không ngừng và bắt đầu có biểu hiện lơ mơ, ý thức không rõ ràng. T được chuyển lên tuyến trên điều trị 10 ngày thì bệnh trở nặng hơn, phải hồi sức tích cực, làm xét nghiệm toàn thể, phát hiện bị lao màng não.
T được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với tình trạng rất nặng, sốt cao, viêm phổi, lao toàn thể, lao màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn đa kháng, phải hồi sức tích cực, thở máy.
Trong quá trình chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân T tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị rò – thủng thực quản và khí quản khi nuôi ăn qua sonde. Thức ăn được bơm vào dạ dày bệnh nhân nhưng lại bị trào ngược vào trong khí quản, phổi khiến phổi bị tổn thương, viêm loét.
BS. Đỗ Văn Nhật – Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin: “Bệnh nhân được ưu tiên điều trị các bệnh lý nội khoa trước để hồi phục sức khỏe sau đó mới tiến hành phẫu thuật lấp kín lỗ rò. Nếu ngay lúc này tiến hành phẫu thuật lấp kín lỗ rò thực quản thì bệnh nhân có nguy cơ t.ử von.g rất cao do các bệnh lý nội khoa đang mắc phải”.
Sức khỏe bệnh nhân ngày càng suy kiệt, không thể ăn qua sonde, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực và Khoa Thăm dò chức năng đã hội chẩn và quyết định mở thông dạ dày. Từ đó tạo một đường ăn riêng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng không thông qua thực quản nuôi dưỡng người bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Đặc biệt đối với những người bệnh thở máy, điều trị tích cực cần phải hỗ trợ dinh dưỡng không thông qua đường miệng.
TS.BS Trần Việt Hùng – Phó trưởng Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: “Thông qua hình ảnh nội soi, lỗ rò có kích thước 1 cm nằm ở vị trí 1/3 giữa thực quản. Nguyên nhân bệnh nhân xuất hiện lỗ rò thực quản được chẩn đoán là do vi khuẩn lao gây tổn thương phế quản xâm lấn vào thực quản gây tạo thành lỗ rò.
Video đang HOT
Bệnh nhân không có biểu hiện khác thường nào bên ngoài khi bị rò thực quản, mà chỉ bị ho sặc nhẹ trong thời gian đầu mỗi khi ăn uống. Chính vì thế, khi người bị rò thực quản, thức ăn đi qua đường tự nhiên bị mắc kẹt vào lỗ rò khiến lỗ rò ngày một rộng hơn, không thể liền lại được”.
“Đây là thủ thuật giúp những bệnh nhân không thể ăn uống trong thời gian dài có thể được cung cấp dinh dưỡng liên tục, duy trì sự sống và làm giảm áp lực trong lòng dạ dày. Về mặt kỹ thuật đây không phải là thủ thuật phức tạp, nhưng cũng không được coi là thủ thuật nhỏ vì thường thực hiện trên người bệnh có thể trạng suy kiệt” – TS.BS Trần Việt Hùng nhấn mạnh.
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Theo các bác sĩ, việc nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa thường được chọn lựa vì phù hợp với chức năng sinh lý đường tiêu hóa, giá thành thấp và nguy cơ thấp hơn so với nuôi dưỡng bằng đường ngoại vi. Nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa giúp mau lành vết thương, giảm tình trạng nhiễ.m trùn.g, giảm thời gian nằm viện.
Đồng thời phương pháp này giảm thiểu việc trào ngược thức ăn, tránh việc đặt sonde dạ dày qua đường thực quản khiến tâm vị không đóng kín được dẫn đến trào ngược thức ăn, khi đó thức ăn không đi qua lỗ rò thực quản, hỗ trợ điều trị viêm phổi cho bệnh nhân.
Sau 4 ngày mở thông dạ dày, tình trạng viêm phổi của bệnh nhân cải thiện rõ rệt. Bệnh nhân cắt sốt, người tỉnh táo, sức khỏe hồi phục tốt và sẽ được tiến hành đóng lỗ rò qua nội soi thực quản.
7 dấu hiệu vào buổi sáng cảnh báo gan không khỏe
Nếu thường xuyên thấy xuất hiện những dấu hiệu này khi thức dậy vào buổi sáng, bạn cần nhanh chóng đi khám gan càng sớm càng tốt.
Khô và đắng miệng: Theo Mayo Clinic, cảm giác khô miệng khi thức dậy vào buổi sáng là điều bình thường do cơ thể bị mất nước sau một đêm dài. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy khô và đắng miệng, đặc biệt vào buổi sáng, đó có thể là dấu hiệu gan đang gặp trục trặc. Nguyên nhân là khi gan suy yếu, quá trình chuyển hóa mật bị ảnh hưởng, mật có thể bị trào ngược lên dạ dày và thực quản, gây ra cảm giác đắng miệng. Ngoài ra, chức năng gan kém cũng làm giảm khả năng sản xuất nước bọt, dẫn đến khô miệng. Ảnh: Shutterstock.
Lưỡi sưng, đỏ và có vết nứt: Theo Daily Express, gan khỏe mạnh giúp duy trì dòng chảy của má.u và năng lượng trong cơ thể. Khi gan bị suy yếu, dòng chảy này bị gián đoạn, có thể gây ra tình trạng sưng lưỡi. Ngoài ra, lưỡi đỏ, có vết nứt và màu vàng ở giữa cũng có thể là dấu hiệu của gan nhiễm mỡ, viêm gan hoặc xơ gan. Ảnh: The healthy.
Chả.y má.u nướu răng: Nếu gan bị bệnh, chức năng sản xuất các yếu tố đông má.u của gan sẽ giảm đi. Điều này có thể gây chả.y má.u nướu răng khi bạn đán.h răng vào buổi sáng. Triệu chứng này đặc biệt phổ biến ở những người bị xơ gan. Ngoài ra, theo India Times, chả.y má.u nướu khi đán.h răng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ở giai đoạn nặng của bệnh gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là tình trạng có thể khiến bạn dễ chả.y má.u hoặc bầm tím hơn. Căn bệnh này cũng tăng nguy cơ rụng răng và viêm nha chu - bệnh nhiễ.m trùn.g nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm xung quanh răng. Ảnh: Natrusmile.
Bị đau và khô mắt: Theo Very Well Health, gan có nhiệm vụ lưu trữ và điều hòa má.u trong cơ thể, vì thế, khi nó hoạt động kém, mắt có thể bị ảnh hưởng lớn. Khi chức năng gan bị suy giảm đáng kể, mắt cũng phát ra tín hiệu, bị khô và đau mắt hoặc tăng tiết dịch, đặc biệt rõ rệt sau khi thức dậy vào buổi sáng. Ảnh: Pinnacleeyecare.
Cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên bên phải: Theo Medical News Today, gan nằm ở vùng bụng trên bên phải sườn. Khi gan có vấn đề như xơ gan hoặc viêm nhiễm sẽ chèn ép các khu vực xung quanh, gây đau âm ỉ. Đặc biệt khi bạn mới thức dậy vào buổi sáng và cơ chưa được thẳng hoàn toàn, cảm giác khó chịu này sẽ rõ ràng hơn. Ảnh: Shutterstock.
Sắc mặt chuyển sang màu vàng: Gan là cơ quan chính của cơ thể xử lý bilirubin - sắc tố màu vàng, theo Cleveland Clinic. Khi không thể chuyển hóa hiệu quả các chất này, bilirubin sẽ tích tụ trong má.u, gây ra dấu hiệu vàng da. Trạng thái này có thể hiện rõ ràng nhất vào buổi sáng. Ảnh: Bbaesthetic.
Màu nước tiểu vàng sậm: Việc đầu tiên mà nhiều người thường làm ngay sau khi thức dậy buổi sáng là đi vệ sinh. Thông thường, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt nhưng khi gan bị bệnh, nó có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa bilirubin và làm tăng lượng bilirubin đi vào má.u. Điều này khiến nước tiểu sẽ sậm lại, có màu từ nâu, hổ phách hoặc thậm chí là màu cam do sự tích tụ bilirubin. Ảnh: Verywellhealth.
Hội chứng Mallory-Weiss chữa thế nào? Hội chứng Mallory Weiss là vết rách ở lớp niêm mạc nối dạ dày - thực quản. Bệnh thường tự khỏi trong khoảng 10 ngày mà không cần các điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên một số trường hợp có thể để lại các biến chứng như chả.y má.u nghiêm trọng không cầm, cần điều trị. 1. Ai có nguy cơ cao...