Chị gái ra tay cứu tôi, nào ngờ gián tiếp đẩy tôi ngập trong nợ nần
Lúc chị gái đưa tiền cho vay, tôi tin tưởng quá, không hỏi đến nguồn gốc số tiền đó từ đâu ra. Bây giờ biết rõ nguồn tiền thì tôi hoang mang thật sự.
Ảnh minh họa
Chồng tôi đi lao động nước ngoài nhưng công việc không ổn định, tiền làm ra chỉ đủ nuôi bản thân và thỉnh thoảng gửi về cho vợ con được vài triệu. Thu nhập của tôi mỗi tháng chỉ đủ chi tiêu. Anh em bạn bè ai cũng nghĩ chồng tôi đi làm lắm tiền, chính vì thế lúc con đi bệnh viện trong nhà không có tiền, tôi không dám hỏi vay mọi người sợ bị dị nghị.
Từ lâu tôi đã tìm hiểu vay tiền trên mạng, mọi người đều cảnh báo là không nên dính dáng vào nhưng bí quá tôi đành vay tạm mấy triệu. Thấy vay dễ dàng, mỗi khi cần là tôi lại vào các app vay và lấy app này trả cho cái kia. Khi con tôi khỏi bệnh, số tiền vay trên mạng cũng lên đến 100 triệu. Tôi hoảng quá gọi điện cho chị gái giúp.
Thương em gái, chị Vân đi vay cho tôi để trả hết nợ trên mạng, tránh lãi mẹ đẻ lãi con. Nhờ sự giúp đỡ của chị ấy mà tôi thoát khỏi cảnh nợ nần và ngày đêm được ngủ ngon giấc.
Video đang HOT
1 tháng sau đó, chị Vân qua nhà và nhắc tôi lo tiền trả nợ sớm kẻo lãi tăng nhanh. Tôi không hiểu chị nói gì nên phải hỏi lại. Chị bảo lúc tôi gặp khó khăn cũng đã đi vay tiền khắp nơi nhưng không ai cho vay. Bí quá chị buộc phải vay ở chỗ bà Đào chuyên cho vay lãi cao.
Chị khuyên vợ chồng tôi thu xếp trả nợ sớm cho bà ta, bởi bà ấy gọi điện hối thúc chị trả nợ suốt. Nếu không trả nhanh, chị Vân sợ bà Đào đến nhà phá nát gia đình chị ấy.
Cứ nghĩ chị gái giúp tôi vượt qua giai đoạn nợ nần này, ai ngờ chị đẩy tôi từ chủ nợ này sang chủ nợ khác. Suốt 3 tháng nay, tôi chưa có tiền trả gốc và lãi cho bà Đào. Nhà thì đang ở nhờ bố mẹ chồng, trong người tôi bây giờ không có tài sản nào giá trị để có thể vay tiền ngân hàng trả cho bớt nợ.
Tôi sợ nếu không trả nhanh thì lãi chồng lãi rồi làm cả đời cũng không trả hết nợ. Với số nợ đó, tôi không có khả năng trả, tôi cũng không dám nói với gia đình chồng, sợ họ không giúp mà còn khiến vợ chồng tôi mâu thuẫn. Theo mọi người, tôi phải làm sao đây?
Tôi cảm thấy 'nóng mặt' khi em vợ luôn có mong muốn khó hiểu
Gia đình tôi luôn giúp đỡ em vợ trong khả năng có thể, nhưng lại bị xem như chỗ dựa hoàn toàn về mặt kinh tế.
Trong số các anh em bên vợ, gia đình tôi có kinh tế ổn định hơn. Các anh chị và em vợ có cuộc sống bấp bênh vì công việc không ổn định. Ngày hai đứa quyết định kết hôn, gia đình tôi cấm cản vì nhà vợ không "môn đăng hộ đối".
Thực tế, chúng tôi có điều kiện hơn một chút nhưng không phải giàu đến mức đại gia. Với khả năng có thể, vợ chồng tôi luôn giúp đỡ mọi người trong nhà.
Xét về hoàn cảnh, em út bên vợ có hoàn cảnh vất vả hơn cả. Dì út kết hôn ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3, chồng không tu chí làm ăn. Nhiều lần, hai đứa định đưa nhau ra tòa nhưng gia đình cố níu kéo.
Hiện tại, hai vợ chồng sống cùng nhau nhưng không khác gì cảnh ly thân. Vì thương em gái nên vợ tôi chu cấp mỗi tháng một khoản nhỏ để dì út nuôi con.
Em vợ khiến tôi cảm thấy đang bị dựa dẫm về mặt kinh tế quá nhiều (Ảnh minh họa: Pix).
Tôi là anh rể song không bao giờ cấm cản vợ giúp đỡ anh em trong nhà. Tuy nhiên, tôi phải giấu bố mẹ đẻ vì sợ ông bà dị nghị và coi thường bên ngoại.
Lâu dần, em vợ coi chúng tôi như chỗ dựa về kinh tế. Mỗi khi thiếu tiền, dì út lại tìm đến vay mượn. Tuy số tiền không lớn, việc vay quá nhiều khiến tôi cảm thấy phiền.
Mỗi khi vợ chồng ngồi cùng nhau, tôi nhắc vợ về chuyện giúp đỡ em. Chuyện anh em đỡ đần nhau không sai nhưng không nên biến gia đình tôi thành nơi chu cấp tiền bạc. Việc người khác giúp đỡ chỉ là tình thế. Về lâu dài, hai vợ chồng phải nhắc nhở nhau làm ăn để kiếm kế sinh nhai bền vững.
Thậm chí, em vợ tôi còn kể bóng gió chuyện có nhà người bạn sau khi sinh con đều gửi cho các bác nuôi. Vợ chồng chỉ cần đi làm, gửi tiền cho bác là hoàn thành trách nhiệm. Tôi nhận thấy dường như dì út mong muốn trao con cái cho vợ chồng tôi nuôi để không còn vướng bận.
Nhiều lần, tôi nghe em vợ than thở chuyện vất vả khi nuôi con, trong khi điều kiện kinh tế có hạn. Hiện tại, em vợ tôi có 2 đứa con, mong mỏi của dì út là gửi một đứa con cho anh chị trong nhà nuôi giúp. Sau này, khi kinh tế ổn định hơn, dì sẽ đón về. Với điều kiện kinh tế hiện tại, vợ chồng dì út không cáng đáng nổi.
Sau khi nghe em kể lể, bà xã không ít lần mủi lòng. Tôi kiên quyết phản đối suy nghĩ của em vợ. Bởi khi đã quyết định sinh con, vợ chồng phải có trách nhiệm nuôi. Trong quá trình lớn lên, con cái cần bàn tay chăm sóc, dạy dỗ của bố mẹ. Anh em trong nhà dù tốt đến mấy, không thể nào bù đắp đủ tình thương mà cha mẹ dành cho các bé.
Mặc dù vợ chồng tôi đã phân tích cho dì út hiểu, em vợ tôi nhiều lần đề cập đến chuyện nhờ anh em nuôi con hộ. Khi chưa đạt được mục đích, dì út còn lên tiếng trách móc không ai thấu hiểu cho nỗi khổ của mình. Theo dì út, nếu phải vất vả nuôi con như hiện tại sẽ không thể chú tâm làm ăn, kiếm tiền giúp thay đổi kinh tế gia đình.
Ở cương vị anh rể, tôi không có suy nghĩ hẹp hòi trong tiền bạc lẫn chuyện giúp đỡ người trong nhà. Tuy nhiên, tôi cảm thấy khó hiểu với quan điểm sống của em vợ.
Nếu bản thân chưa đủ khả năng nuôi con, đừng nên sinh ngay sau khi kết hôn. Trong trường hợp đã lựa chọn có con sớm, không có cách nào khác là tự mình cố gắng để sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và con cái không bị tách rời.
Ngỡ ngàng với tin nhắn 5 chữ, người vợ sốc nặng họp cả gia đình trong đêm Trực giác của phụ nữ nhiều khi "chẳng đùa được đâu". Hôn nhân nào cũng cần sự tin tưởng và bao dung, tuy nhiên sự tin tưởng ba năm qua Kim Thư (29 tuổi, Hà Nội) dành cho chồng quả thực không có gì diễn tả nổi. Yêu nhau từ những ngày Huy - chồng cô công việc không ổn định, ba cọc...