Chị gái lấy chồng giàu nên bố mẹ tôi cố vay mượn 5 cây vàng hồi môn, một tuần sau đám cưới, tôi hoang mang khi gặp chị ở tiệm vàng
Ông bà không muốn con gái mình quá chênh lệch so với nhà chồng, sợ chị tôi về nhà đó làm dâu bị người ta khinh thường.
Chị gái tôi mới cưới cách đây một tuần. Dù gia đình tôi chẳng giàu có gì nhưng trong đám cưới của chị, bố mẹ vẫn cố gắng vay mượn lo cho con gái 5 cây vàng làm của hồi môn. Ông bà không muốn con gái mình quá chênh lệch so với nhà chồng, sợ về nhà đó làm dâu bị người ta khinh thường.
Đám cưới của chị diễn ra rất rình rang, ai cũng xuýt xoa khen chị tốt số có nhà chồng giàu, chồng lại kiếm ra tiền và chiều chuộng vợ. Bố mẹ tôi cũng mát mặt lắm khi có chàng rể tuyệt vời như thế. Tôi kết hôn trước chị 2 năm, điều kiện nhà chồng bình thường nên đám cưới của tôi cũng không có gì đặc biệt.
Hôm qua, lĩnh lương xong, vợ chồng tôi ra tiệm vàng mua mấy chỉ vàng tiết kiệm. Tôi không thể ngờ lại gặp chị gái mình ở đó. Biết chị đi bán vàng hồi môn, tôi càng sốc hơn nữa.
Chị còn bảo tôi không được nói với bố mẹ. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Từ hiệu vàng đi ra, chị gái kéo tôi vào một quán cà phê nói chuyện. Chị bật khóc kể trong đêm tân hôn chị mới biết một sự thật cay đắng. Hóa ra anh rể đang nợ nần chồng chất lên đến mấy tỷ đồng, còn bố mẹ chồng chị cũng chẳng giàu có gì, đều do họ cố ý tạo vỏ bọc mà thôi.
Anh rể đòi chị gái bán vàng hồi môn trả bớt nợ cho chồng. Chị gái tôi ấm ức và cay đắng lắm nhưng vừa cưới xong không dám ly hôn, đành cắn răng chấp nhận yêu cầu của anh ta.
Tôi thẫn thờ khi biết sự thật đằng sau cuộc hôn nhân đẹp đẽ của chị gái. Tôi khuyên chị đừng nên tiếp tục nữa vì rõ ràng anh rể là người đàn ông không ra gì, lừa dối vợ ngay từ đầu, bây giờ còn bắt chị bán vàng trả nợ. Nhưng chị tôi kiên quyết không nghe, chị bảo đám cưới vừa mới qua một tuần, lúc này ly hôn chẳng khác gì dội gáo nước lạnh vào bố mẹ. Hơn nữa chị cũng không chịu đựng được cái nhìn săm soi của mọi người.
Chị còn bảo tôi không được nói với bố mẹ. Tôi hiểu suy nghĩ và cảm nhận của chị nhưng càng nghĩ càng thấy lo cho chị. Theo mọi người tôi phải khuyên chị gái thế nào? Liệu chị ấy tiếp tục cuộc hôn nhân lừa dối đó có phải là một phương án tốt?
(thuhuong…@gmail.com)
Tôi áp lực vì mẹ liên tục hối thúc gửi tiền về báo hiếu
Tôi là con gái thứ 2 trong gia đình có 3 chị em. Nhà tôi sinh ra ở nông thôn, bố mẹ đều làm ruộng. Quê tôi đất đai bạc màu vì vậy thu nhập của bố mẹ khá thấp. Chúng tôi quanh năm sống trong cảnh túng thiếu.
Do gia đình quá nghèo nên từ năm lớp 9 anh trai đầu của tôi đã bỏ học, đi làm phụ hồ. Em út của tôi cũng vậy, em học kém nên cũng sớm bỏ ngang. May mắn, trong gia đình, tôi là đứa con chịu khó học hành nhất.
Ảnh: Đức Liên
Bố mẹ không muốn đầu tư cho tôi ăn học bởi tôi là con gái. Ông bà quan niệm: "Học lắm rồi cũng đi lấy chồng, vừa tốn kém lại không giúp được gì cho gia đình". Nhưng rồi tôi học tốt và đỗ đại học nên bố mẹ bất đắc dĩ phải cho tôi theo tiếp con đường học hành. Từ ngày tôi vào đại học, mẹ tôi thường xuyên nhắc nhở, tôi là con duy nhất trong nhà được đi học nên cũng phải có trách nhiệm để báo đáp sự đầu tư, hy sinh đó của cả nhà.
Tôi tốt nghiệp bằng giỏi và nhanh chóng được một công ty lớn nhận vào làm. Tháng đầu tiên khi vừa vào làm được 10 ngày, mẹ tôi đã gọi điện hỏi về mức lương và dặn dò khi nhận lương phải gửi về nhà để bố mẹ trang trải nợ nần.
Cừ đều đặn hàng tháng, tôi chỉ trích một số nhỏ chi tiêu, còn lại đều gửi hết về nhà. Tôi ăn uống kham khổ, thuê một phòng trọ nhỏ và cũng hạn chế mua sắm quần áo, mỹ phẩm. Toàn bộ các khoản thu nhập như lương, thưởng, tăng ca, hoa hồng... tôi đều gửi về cho bố mẹ.
Tuy nhiên bố mẹ tôi vẫn không hài lòng. Ông bà luôn thúc giục tôi gửi về với lý do thiếu tiền sửa cái bếp, mua tủ lạnh hay tiền ma chay, hiếu hỷ... Các anh tôi đi làm thuê tiền chỉ đủ chi tiêu, hẹn hò bạn gái nên trách nhiệm lo cho gia đình đều đổ lên vai tôi. Bố mẹ tôi cũng luôn nhắc nhở, tôi là người duy nhất được ăn học nên tôi phải có trách nhiệm báo đáp.
Cứ như vậy suốt những năm sau đó, tôi không có một khoản nào tích lũy. Khi tôi đi lấy chồng cũng với hai bàn tay trắng. Thật may chồng tôi là người tử tế. Anh lo hết các khoản tiền đám cưới cho nhà trai lẫn nhà gái. Vậy nhưng bố mẹ tôi vẫn liên tục than phiền. Toàn bộ số vàng và tiền mừng cưới, mẹ gợi ý để mẹ giữ hộ. Nhưng sau này, tôi biết bà dùng nó để cưới vợ cho anh trai mà không một lời hỏi ý kiến tôi.
Khi tôi có gia đình riêng, sinh con nhỏ, bố mẹ vẫn liên tục gọi điện hối thúc tôi gửi tiền về. Ông bà cậy nhà chồng tôi có điều kiện, chồng tôi lại lương cao để nhắc tôi lo cho bố mẹ đẻ. Tháng nào tôi có việc chưa gửi tiền về, bà lại gọi điện trách móc, than thở. Tôi thật sự mệt mỏi vô cùng.
Đặc biệt, vừa rồi tôi phải chi tiêu vào nhiều việc nên hết tiền. Để có tiền gửi về cho nhà mẹ đẻ, tôi phải vay mượn khắp nơi. Tôi cũng không dám nói với chồng bởi tôi thực sự xấu hổ và không muốn anh khinh thường, chê bai nhà ngoại. Thậm chí gần đây nhất, mẹ tôi đánh tiếng ông bà sắp xây nhà mới. Số tiền dự tính lên đến 600 triệu đồng.
Ông bà, hai anh vay mượn, tích góp được khoảng 300 triệu đồng. Số tiền còn lại bà muốn tôi bù vào. Mẹ nói cả đời bố mẹ khổ cực nuôi con ăn học, đây là cơ hội để tôi báo hiếu. Căn nhà sau này sẽ thuộc sở hữu của hai anh. Thêm vào đó, thực sự tôi không có nhiều tiền đến vậy. Tôi chia sẻ, tôi chỉ có thể ủng hộ bố mẹ khoảng 100 triệu đồng nhưng mẹ tôi không hài lòng. Mẹ nói tôi lương cao, lấy chồng giàu mà ki bo với cả ruột thịt. Bà ân hận vì cho tôi học cao, học nhiều nhưng lại không biết báo đáp cha mẹ.
Mấy ngày nay tôi gọi điện, bà không nhấc máy. Tôi thực sự mệt mỏi, xin độc giả cho tôi lời khuyên.
Trưa nắng như đổ lửa chồng dẫn bạn về bắt nấu mâm cơm rồi chê lên chê xuống, lúc bạn anh tâm sự điều này tôi như mở cờ trong bụng Nghe bạn của chồng nói, tôi cứ khóc mà lòng thì vui mừng vô cùng, giống như gỡ được gánh nặng trong lòng tôi. Là con một trong gia đình có điều kiện, tôi được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ không phải đụng tay vào việc gì. Lớn lên lấy chồng, hoàn cảnh nhà chồng đối lập với nhà tôi, nên tôi...