Chị gái không chịu mang thai, lý do khiến tôi khâm phục nhưng cũng lo lắng
Qua lời của anh rể, tôi rất bất ngờ khi biết chị gái không muốn sinh con để toàn tâm toàn ý lo cho gia đình.
Chị gái tôi xinh đẹp, công việc lương cao, có nhiều người đàn ông theo đuổi. Thế nhưng chị không ưng họ mà lại một mực muốn lấy người đàn ông đã từng kết hôn và có 3 đứa con nhỏ.
Ngày chị đưa bạn trai về giới thiệu, gia đình tôi rất ưng vẻ bề ngoài và cách ăn nói lễ phép của anh ấy. Thế nhưng khi anh Hậu nói là vợ mất và hiện tại đang nuôi 3 con thì gia đình tôi choáng váng. Bố mẹ tôi đã phản đối ngay tức thì.
Vài hôm sau chị tôi đã quỳ trước mặt bố mẹ cầu xin được lấy anh Hậu. Chị bảo các con của anh ấy rất đáng thương, mồ côi mẹ từ nhỏ, chỉ có chị ấy mới mang lại tương lai tốt đẹp cho bọn trẻ. Chị bảo bố mẹ luôn dạy con cái phải giúp người khác khi gặp khó khăn. Bây giờ bọn trẻ rất cần chị, chị không thể đứng ngoài cuộc được.
Chị nói đến đây thì mẹ tôi đã khóc, còn bố tôi chỉ biết tác thành cho hai người.
Video đang HOT
Chị tôi đã kết hôn với anh Hậu được 3 năm nay nhưng chị không hề mang thai. Tôi và bố mẹ giục chị nhiều lần về chuyện con cái. Bố mẹ bảo rằng chị phải sinh một đứa con chung, phòng khi về già còn có chỗ nương tựa. Thế mà lần nào chị cũng nói hiện tại gia đình đang rất hạnh phúc, chưa muốn có con.
Thứ 7 vừa rồi, tôi đến nhà chị gái chơi. Tôi thấy chị chăm sóc con của anh rể rất tốt và bọn trẻ coi chị như là mẹ đẻ khiến tôi rất vui.
Lúc chỉ có 3 người lớn ngồi nói chuyện, tôi bảo anh rể để chị gái sinh một đứa con, gia đình tôi không muốn chị ấy có tương lai bấp bênh. Nào ngờ anh rể nói là nhiều lần muốn có con chung nhưng chị tôi không chịu. Thậm chí chị tôi còn uống thuốc tránh thai hằng ngày để không mang thai.
Tôi thắc mắc thì chị tôi bảo coi bọn nhỏ như con đẻ, chị sợ sinh con sẽ khiến tình cảm mẹ con xa cách, rồi lại con riêng con chung không còn công bằng nữa. Thế nên chị sẽ không sinh con, để có thể dành toàn thời gian và tình cảm cho các con của chồng.
Tôi rất khâm phục đạo đức của chị gái nhưng tôi lại lo sợ tương lai về già của chị. Liệu sau này bọn trẻ trưởng thành, chúng có đối xử tốt với chị như chị đối với chúng không?
(ngochuyen…@gmail.com)
Cách tôi giải tỏa mâu thuẫn với anh rể
Thảo rất yêu thương chị gái và các con của chị ấy nhưng không thể chịu đựng được việc ở bên cạnh anh rể.
Vì lý do này mà Thảo không gặp họ thường xuyên như mong muốn. Nhiều lần cô tự hỏi bản thân: "Anh rể đã làm gì khiến mình có cảm giác khó chịu đến thế?". Nhưng cô không thể lý giải được.
Mỗi khi stress vì không giải tỏa được cảm giác khó chịu của mình, Thảo chỉ biết xoa dịu bằng cách nghĩ rằng đôi khi mình còn cảm thấy khó chịu với bố mẹ đẻ huống chi là anh rể.
Thảo cố gắng hít thật sâu và thở ra thật chậm để bình thản chấp nhận những điều mình không thể thay đổi. Cô phải thành thật với bản thân rằng mình rất muốn đến thăm chị gái và các cháu vào mỗi dịp cuối tuần. Vì thế, cô phải chấp nhận chạm mặt anh rể ở đó.
Nếu Thảo để chị phát hiện mình không ưa anh rể, chắc chắn chị sẽ phải suy nghĩ rất nhiều. Thảo cũng có thể khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. Thậm chí, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tôn trọng mà chị và các cháu đang dành cho cô.
Thảo định im lặng và giấu thật kỹ cảm xúc thật của mình. Nhưng rồi một thứ gì đó không ngừng thôi thúc cô tiếp tục tìm hiểu lý do và giải quyết để cảm giác khó chịu trong cô phải tan biến.
Đầu tiên, Thảo muốn mình tự giải quyết trước. Cô muốn mình xác định rõ các vấn đề với anh rể là sự khác biệt về tính cách hay niềm tin? Nếu vấn đề đơn giản như vậy, cô chỉ cần giảm thiểu mức độ tương tác với anh về bất kỳ chủ đề nóng nào tạo ra xung đột giữa hai người. Còn nếu vấn đề ở mức độ phức tạp hơn, chẳng hạn cô thấy khó chịu khi chứng kiến anh cằn nhằn hoặc to tiếng với chị thì cô cần phải trò chuyện thẳng thắn và trực tiếp với chị.
Thảo biết mình có thể kiểm soát được phản ứng về mặt cảm xúc của mình với anh rể. Cô cũng hiểu rằng cảm xúc của mình thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những suy nghĩ mà mình đang có. Thảo cố gắng thực hành bằng cách lưu tâm đến lời tự nói của mình khi gặp anh rể, sau đó, cô thay đổi những suy nghĩ sao cho chúng thực tế, chính xác và công bằng hơn.
Mỗi khi nhìn thấy anh, thay vì nghĩ "mình ghét anh rể quá", Thảo sẽ cố gắng tập trung vào suy nghĩ "ừ thì mình không thích anh ấy lắm, nhưng dù sao anh ấy cũng yêu thương và đối xử tốt với chị gái mình. Chị cũng rất yêu anh. Anh rể có thể cũng đã cảm nhận được mình không ưa anh, nhưng ơn giời, ít ra mình không phải là người chung sống với anh ấy".
Cuối cùng, Thảo nhắc nhở bản thân phải quyết định xem hạnh phúc của chị gái và các cháu quan trọng hơn hay cảm xúc tiêu cực của mình đối với anh rể quan trọng hơn. Nếu mình không thể suy nghĩ tích cực hơn về anh rể, mình cũng còn nhiều giải pháp, chẳng hạn mình sẽ ghé thăm chị và các cháu vào những ngày anh rể không ở nhà hoặc những buổi tối anh phải trực ở cơ quan.
Nhưng suy cho cùng, Thảo biết mình vẫn phải chấp nhận một sự thật: Muốn gặp chị và các cháu nhiều hơn, mình sẽ phải gặp anh rể nhiều hơn. Vào một ngày, Thảo quyết định sẽ thử trò chuyện với anh xem sao.
Thảo không thích anh, anh cũng chẳng ưa cô nhưng như thế thì đã sao, bởi cả 2 đều yêu thương và quý trọng một người. Vì thế, Thảo tin anh rể cũng đang có suy nghĩ giống mình: Mong muốn 2 người hòa hợp nhất có thể. Mỗi khi đối diện anh rể, Thảo cố gắng duy trì sự tập trung vào những mặt tích cực của anh. Điều đó cũng khiến Thảo trở nên bớt khó chịu trong mắt anh.
Phát hoảng vì mẹ chồng xinh đẹp thích sống ảo, hay kể tội con dâu chỉ để nhận lời khen trên mạng xã hội Mẹ chồng trẻ trung, xinh đẹp của tôi rất thích sống "ảo" và thường xuyên bêu xấu con dâu trên mạng xã hội. Lúc yêu nhau, lần đầu tiên gặp mẹ của bạn trai, tôi cứ ngỡ đó chỉ là chị gái của anh ấy thôi vì trông cô rất trẻ, lúc đó chỉ mới 44 tuổi. Tôi là cô gái 23 tuổi,...