Chị gái hay đưa bạn trai về phòng, em muốn dọn ra ở riêng nhưng chị không cho
Có một người chị gái ích kỷ như vậy thì em phải làm sao đây?…
Mọi người có chị gái không? Tình cảm của mọi người với chị gái như thế nào, hòa thuận hay mâu thuẫn? Em thì càng ngày càng xa cách với chị, không biết là do em trẻ con hay do chị ấy quá ích kỷ nữa…
Chị gái hơn em 6 tuổi, bố mẹ bảo đấy là vì ngày xưa kế hoạch hóa nên nhà nào cũng vậy. Cách nhau 6 tuổi cũng có cái tốt, chị gái học lớp 1 thì em ra đời, quần áo có thể mặc lại của chị, sách vở cũng được dùng lại nên bố mẹ đỡ tốn. Chị tốt nghiệp đại học thì em chuẩn bị vào lớp 12, chị đi làm thì em mới là sinh viên năm nhất.
Bố mẹ bảo chị thuê nhà trọ gần trường em học để đi lại cho tiện, chị có xe máy rồi nên có thể chạy đến công ty xa một chút. Hồi đầu hai chị em ở chung rất vui vẻ, nhưng được khoảng 1 năm thì những rạn nứt bắt đầu. Đó là khi chị gái em có bạn trai.
Chị hay đưa người yêu về phòng chơi, nhiều hôm em phải nấu cơm rồi tự dọn dẹp trong khi 2 anh chị chẳng làm gì. Họ cứ ngồi cười đùa rồi ôm nhau xem phim rất thân mật, chẳng quan tâm đến sự tồn tại của em. Phòng thì có mỗi 18 mét vuông, em ngồi ở bàn mà trên giường anh chị cứ ôm ấp khiến em ngại quá phải ra ngoài.
Thấy không thoải mái nên em bảo chị nếu bạn trai tới thì nhắn em để em ở ngoài, hôm nào em đi học thì nhớ báo trước để em ngồi cafe đợi đến khi anh kia về. Chị có vẻ vui vì không có “kỳ đà” cản mũi nữa. Đi làm về là anh chị ở rịt trong phòng với nhau.
Bạn trai của chị dạo này cũng càng lúc càng vô duyên, cuối tuần em nghỉ học ở phòng mà anh ấy đến chơi hồn nhiên như nhà mình vậy. Ngồi ăn cơm anh ấy kêu nóng, lột luôn áo ra cởi trần làm em xấu hổ phải quay đi chỗ khác. Xong anh ấy còn hút thuốc trong phòng nữa. Em đành bỏ ra ngoài đi chơi với bạn, đắn đo mãi mới nhắn tin cho chị để nhắc chuyện hai người yêu đương hơi thái quá. Tưởng chị sẽ lắng nghe, nhưng không ngờ chị nhắn tin lại chửi em té tát.
Video đang HOT
Em liền gọi điện tâm sự với mẹ, dặn mẹ đừng nói chị rồi mà cuối cùng mẹ gọi hẳn chị về nhà để mắng. Chị tức giận nên đòi đuổi em đi không cho ở chung nữa, bắt em xin tiền bố mẹ dọn ra riêng. Em buồn quá nên nằm khóc, chị lại mắng em là con mách lẻo, suốt ngày khoe mẹ như trẻ con.
Mấy hôm nay em cũng lên mạng tìm phòng khác để chuyển, nhưng đến lúc nói với chị rằng sang tháng dọn đi thì chị lại lồng lên không cho em đi. Em hỏi lý do tại sao thì chị bảo em “dốt” không có kinh nghiệm sống, phải ở đây để chị quản lý thay bố mẹ. Thực sự em rất mệt mỏi và khó chịu. Chị vẫn lôi bạn trai về phòng và không quan tâm gì đến cảm xúc của em cả.
Có người chị ích kỷ như vậy thì em nên làm gì để không ảnh hưởng đến tình cảm gia đình? Nhiều lúc em chẳng hiểu chị ấy có coi em là người thân ruột thịt không nữa…
Thấy con gái về thăm nhà, bố liền xua con dâu bê mâm cơm đi giấu vội
Có lẽ bố vẫn giận tôi vì không cho ông tiền. Nhưng tôi làm vậy chỉ muốn tốt cho bố thôi...
Tôi từng là một đứa trẻ có tuổi thơ vô cùng hạnh phúc. Trên có chị gái, dưới có em trai, bố mẹ hòa thuận, gia đình có điều kiện không lo thiếu ăn thiếu mặc. Rất nhiều người xung quanh ngưỡng mộ nhà tôi, coi chúng tôi là hình mẫu đáng mơ ước.
Thế nhưng cuộc sống viên mãn ấy nhanh chóng vỡ tan sau khi mẹ tôi qua đời. Bà mất đột ngột vì bệnh, cả nhà tôi không ai muốn nhắc đến nỗi đau khủng khiếp đó suốt những năm tháng tiếp theo.
Từ lúc không còn vợ ở bên, bố tôi suy sụp đến độ từ một người đàn ông gương mẫu biến thành kẻ nát rượu. Say vào là ông quên trời đất, mượn cơn say bất tỉnh nhân sự để không phải đối diện với hiện thực.
Chị em tôi rất thương bố nhưng chẳng có cách nào để khuyên ông cả. Tình cảm bố mẹ tôi dành cho nhau thực sự không thể đong đếm được, có với nhau 3 mặt con họ vẫn luôn quấn quýt như vợ chồng son. Chưa bao giờ tôi thấy bố mẹ cãi nhau hay giận dỗi. Hết giờ làm là bố về nhà, mẹ nấu cơm ngon đợi sẵn và chuẩn bị nước tắm cho bố suốt 4 mùa. Nhiều lúc bố mẹ chăm nhau kỹ quá khiến chị em tôi phát hờn, cảm giác như lúc nào cũng bị họ cho "ra rìa" vậy.
Thế nên khi đột ngột mất vợ, bố tôi chính là người đau đớn nhất. Ông khóc quặn cả ruột gan trong đám tang của mẹ tôi. Nửa năm sau khi mẹ mất, ngày nào bố cũng ra mộ mẹ. Hôm thì mang hoa, hôm thì xách đồ ăn, hôm thì mua cái cặp tóc, chiếc vòng, khăn len... toàn những thứ mẹ tôi thích khi còn sống. Về nhà ông vẫn nói chuyện với các con bình thường nhưng tôi cảm nhận rõ bố cứ như người mất hồn vậy.
Rồi bố tôi nghiện rượu từ lúc nào không biết. Lần đầu uống say ông ngồi gục trước di ảnh vợ khóc tu tu. Bố bỏ bê cả công việc, kệ các con cho ông bà nội ngoại và đắm chìm trong sự mất mát ấy hơn 10 năm trời.
Chị gái tôi thay bố gánh vác gia đình nhỏ. Tuy không khó khăn vật chất nhưng chúng tôi thiếu chỗ dựa tinh thần, phải rủ nhau bận rộn để cuộc sống lạc quan hơn. Tôi và chị cả ra trường đi làm nuôi cậu em út. Đến lúc Quang học xong thì chị Trang lấy chồng, 2 năm sau tôi nối gót chị đi làm dâu.
May là chị em tôi đều lấy chồng ở chung thành phố nên muốn về bên ngoại lúc nào cũng được. Chúng tôi thường xuyên sang thăm và nấu cơm cho bố. Đến khi cậu em út có bạn gái thì nó thay các chị chăm sóc bố nhiều hơn.
4 tháng trước Quang cũng cưới. Vậy là cả 3 chị em tôi đều đã yên bề gia thất, bố có đủ dâu rể và 2 đứa cháu ngoan. Thấy ông cười nhiều hơn, vui vẻ hơn khi chơi với các cháu, chúng tôi tưởng vết thương lòng trong bố đã nguôi ngoai. Nhưng không, hóa ra ông vẫn lén lút uống rượu và càng ngày càng thiếu tỉnh táo.
Kết cục trong một lần say xỉn quá đà, bố tôi đã gây sự với đồng nghiệp và phải xin nghỉ hưu non. Tôi với chị Trang bàn nhau mỗi tháng biếu bố vài triệu để ông tiêu vặt, còn cơm nước sinh hoạt đã có vợ chồng cậu Quang lo. Bố chẳng có nhu cầu ăn uống tiêu pha quá nhiều nên 3 chị em tôi hoàn toàn gánh vác được.
Tuy nhiên bố có vẻ không thoải mái với việc dựa dẫm vào các con. Tôi hiểu tâm trạng của bố nên nhắn tin bảo vợ chồng em trai trò chuyện với bố nhiều hơn chút, để ông nghỉ ngơi thư giãn, tận hưởng tuổi già an yên.
Không có việc gì làm nên bố tôi cứ sa đà vào rượu. Ngày nào ông cũng uống, từ vài chén lúc ăn cơm sang đến cả chai lúc khuya về. Khuyên mãi không được nên chị em tôi cũng nản. Tuy bố tôi say không đập phá hay làm gì nguy hiểm nhưng thần trí ông chẳng còn như xưa nữa. Thở ra cũng toàn mùi rượu, nói năng lè nhè nên các cháu đều sợ không dám đến gần.
Mấy hôm trước bố gọi cho tôi hỏi xin tiền. Chị cả mới đưa bố 5 triệu đầu tháng nên tôi ngạc nhiên hỏi bố tiêu gì mà hết nhanh thế. Bố gắt gỏng không muốn giải thích, tôi thì bận con ốm nên chỉ kịp nói với bố là để tối sang xem.
Tối đó con tôi nhập viện nên không sang gặp bố được. Tôi nhờ chị Trang hỏi thăm xem tình hình bố như nào thì chị nói bố tự dưng giận dỗi không thèm nói chuyện với ai. Cậu Quang dò hỏi thì có vẻ bố cần tiền mua rượu, nhà hết rượu mà ông lại lỡ tiêu linh tinh quá tay nên chẳng còn xu nào. Tôi thở dài nghĩ vậy cũng tốt, để bố cai mấy hôm cho khoẻ người.
Hôm nay con ra viện rồi tôi mới có thời gian qua thăm bố. Vừa đỗ xe trước cổng nhà thì thấy bố xua vợ cậu Quang giấu mâm cơm đi vội. Có vẻ như bố vẫn giận chuyện tôi không cho tiền nên ông không muốn ăn cơm trưa với con gái. Em dâu ngại nên ngồi cạnh lúng túng chẳng biết xử lý sao, tôi ra hiệu cho em lên gác để bố con tôi nói chuyện.
Chưa kịp ngồi xuống thì bố đã lớn tiếng đuổi tôi về nhà chồng. Ông bảo từ giờ về sau đừng vác mặt về nữa. Bố nói một thôi một hồi khiến tôi không kịp phản ứng. Nào là có mấy đồng bạc mà con gái cũng tiếc, rồi lấy chồng xong chẳng còn quan tâm gì đến bố nữa...
Tôi im lặng nghe bố nói. Ông có quyền trách móc đủ thứ nhưng đáng lẽ ra ông không nên nói câu cuối cùng: "Từ lúc mẹ mất thì chúng mày chẳng đứa nào thương bố nữa, nuôi 3 đứa ăn học thành người mà bây giờ bố ngửa tay xin tiền cũng thờ ơ".
Từng chữ bố nói như mũi dao cứa vào tim tôi vậy. Ông cố ý nói những lời chua xót như vậy để làm gì cơ chứ! Chẳng có đứa con nào lại không thương bố hết, mất mẹ rồi chị em tôi lại càng dồn hết sự quan tâm vào bố nhiều hơn. Nhưng ông cứ rượu chè mãi nên chẳng nhận ra tấm lòng của các con. Đâu phải tôi keo kiệt với bố, chỉ là tôi không muốn ông lãng phí tiền vào những chai cồn vô bổ thôi mà...
Đến nhà bạn trai ăn cơm, tôi điếng người khi thấy chị gái anh ấy Khi chị gái anh từ trong bếp chạy ra, tôi như khựng lại. Gương mặt người phụ nữ này sao quen thế? Tôi thật sự không nhớ cho đến khi ánh mắt chạm phải bức ảnh cưới treo trên tường. Một chiều cuối tuần, bạn trai hỏi tôi có thể đến nhà anh ăn cơm không? Anh nói hôm đó giỗ mẹ anh...