‘Chị em’ nhà Samsung cãi nhau về công nghệ Quantum Dot, công ty TV Trung Quốc bất ngờ nhảy vào hưởng lợi
Samsung Display đã quyết định không bán tấm nền TV chấm lượng tử cho Samsung Electronics mà thay vào đó lựa chọn đối tác là công ty TCL của Trung Quốc.
Cách đây vài tháng, Samsung Electronics và Samsung Display đã xảy ra mâu thuẫn về việc sử dụng công nghệ chấm lượng tử QD ( Quantum Dot).
Lý do liên quan đến chi phí sản xuất và chiến lược hiện tại của công ty, khiến Samsung Electronics không muốn sử dụng công nghệ lượng tử vào năm tới. Cụ thể hơn thì chi phí sản xuất tấm nền QD cao hơn so với OLED và Samsung có thể muốn tránh nhảy vào cuộc chạy đua công nghệ lượng tử vì hãng đã sử dụng nhiều công nghệ hiển thị bao gồm OLED, micro-LED và LCD. Trong khi đó, Samsung Display thì buộc phải tìm khách hàng cho tấm nền QD để bù đắp cho các khoản đầu tư của mình.
Và theo báo cáo mới nhất từ Business Korea, cuộc cãi vã giữa hai công ty “chị em” nhà Samsung đã ngã ngũ, khi Samsung Display đã tìm được đối tác mới cho mình là nhà sản xuất TV Trung Quốc TCL.
Cụ thể, nhà sản xuất TV Trung Quốc đã quyết định nhận tấm nền QD từ Samsung Display trong nửa đầu năm tới, theo nguồn tin những người trong ngành công nghiệp linh kiện. Và TCL đang có kế hoạch giới thiệu mẫu TV 65 inch dựa trên tấm nền QD-OLED lần đầu tiên tại sự kiện IFA diễn ra ở Đức vào tháng 9/2021.
Nên biết rằng TCL là công ty Trung Quốc bán ra số lượng TV lớn nhất trên thế giới. TCL cũng đứng thứ hai về doanh số TV (5,76 triệu chiếc) sau Samsung (8,62 triệu chiếc) trong quý II năm 2020, theo công ty nghiên cứu thị trường Omdia.
Video đang HOT
Trong khi đó, báo cáo cũng khẳng định rằng Samsung Electronics không có ý định áp dụng tấm nền QD cho dòng sản phẩm TV của mình vào năm tới và không có thông tin mới về thời điểm công nghệ lượng tử có thể trở thành một phần trong mảng kinh doanh TV của công ty.
Người thừa kế tập đoàn Samsung Lee Jae-yong đã đến thăm Samsung Display vào ngày 19/3/2020.
Nói thêm về LCD, đây lại là một ví dụ khác về việc Samsung Display và Samsung Electronics đang mâu thuẫn về lợi ích của nhau. Samsung Display đang ngừng sản xuất màn hình LCD do không thể tạo ra lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh này, bởi sức ép cạnh tranh từ các công ty Trung Quốc.
Nhưng các báo cáo gần đây khẳng định rằng Samsung Electronics vẫn đặt hàng tấm nền LCD cho các dòng TV của mình. Và hóa ra, nguồn hàng LCD mà Samsung Electronics nhận được sẽ đến từ CSOT, một nhà sản xuất màn hình có trụ sở tại Trung Quốc, thuộc sở hữu của TCL.
Nói cách khác, TCL, không phải Samsung Electronics, sẽ là nhà sản xuất TV đầu tiên sử dụng tấm nền QD từ Samsung Display. Đồng thời, Samsung Electronics sẽ nhận được nguồn cung cấp LCD từ công ty con CSOT của TCL, thay vì Samsung Display.
Qualcomm hưởng lợi trước cuộc đua khốc liệt giữa Samsung và TSMC
Cuộc đua khốc liệt giữa Samsung và TSMC để giành vị trí dẫn đầu trong ngành sản xuất chip theo hợp đồng sẽ giúp công ty thiết kế chip Qualcomm của Mỹ chiếm thế thượng phong.
Một quan chức hàng đầu của Qualcomm tại Hàn Quốc cho rằng, công ty đang cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà sản xuất chip theo hợp đồng và đặc biệt là tăng cường quan hệ đối tác với Samsung khi gia công các đơn đặt hàng sản xuất chip.
Trong một hội nghị trực tuyến, Phó Chủ tịch Qualcomm Hàn Quốc - ông Kim Jae-kyung cho biết: "Là một công ty thiết kế chip, Qualcomm đã và đang duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả TSMC và Samsung bằng cách đặt hàng họ sản xuất chip của chúng tôi. Đặc biệt, đối với Samsung, chúng tôi đang có mối quan hệ cạnh tranh nhưng mặt khác, chúng tôi đang cố gắng tăng cường mối quan hệ với họ trong lĩnh vực đúc bán dẫn".
Phó Chủ tịch Qualcomm Hàn Quốc Kim Jae-kyung phát biểu trong buổi hội thảo trực tuyến về công nghệ xe hơi trong tương lai, do Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Hàn Quốc đồng tổ chức ngày 03/9.
Kinh doanh xưởng đúc bán dẫn đề cập đến hoạt động sản xuất theo hợp đồng cho các công ty không có đủ khả năng tự trang bị cơ sở vật chất. Samsung cho biết mục tiêu của họ là trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực này vào năm 2030. Hiện tại, TSMC của Đài Loan đang dẫn đầu lĩnh vực này với thị phần hơn 50%. Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường TrendForce thì thị phần của TSMC dự kiến sẽ là 53,9% trong quý 3 năm nay trong khi Samsung sẽ là 17,4%.
Mặc dù TSMC vẫn dẫn trước Samsung, nhưng quan chức hàng đầu của Qualcomm Hàn Quốc ước tính khoảng cách giữa họ sẽ tiếp tục giảm vì Samsung có năng lực riêng với tư cách là nhà sản xuất chip.
"Trong lĩnh vực kinh doanh đúc bán dẫn, TSMC và Samsung đang cạnh tranh gay gắt với nhau. Về mặt công nghệ, TSMC có vẻ chiếm ưu thế hơn Samsung, nhưng Samsung cũng có sức cạnh tranh riêng với tư cách là nhà sản xuất chip. Vì vậy, khoảng cách giữa họ sẽ thu hẹp", ông Kim Jae-kyung nhận định.
Quan chức của Qualcomm cũng cho biết thêm, Samsung đang ngày càng giành được các hợp đồng đúc bán dẫn từ các công ty thiết kế chip nổi tiếng như IBM và Nvidia. Vào tháng 8 vừa qua, IBM đã thông báo rằng bộ xử lý trung tâm (CPU) POWER 10 của họ sẽ được sản xuất bởi xưởng đúc của Samsung.
Bên cạnh đó, công ty thiết kế chip đồ họa của Mỹ Nvidia đã công bố chip đồ họa mới nhất GeForce RTX 30 Series được thiết kế chủ yếu dành cho chơi game trên máy tính cá nhân cũng sẽ được sản xuất bởi Samsung.
Các nhà phân tích trong ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, Nvidia đã đặt hàng Samsung sản xuất chip RTX 30 bằng công nghệ chế tạo chip tiến trình 8 nm của Samsung.
Quan chức của Qualcomm Hàn Quốc cũng dự báo rằng, mảng kinh doanh bán dẫn vốn đang suy thoái, sẽ bắt đầu phục hồi vào năm 2021 khi nhu cầu điện thoại thông minh phục hồi. Ông nói: "Thông thường, khoảng 1,5 tỷ đến 1,8 tỷ điện thoại thông minh được bán ra mỗi năm. Vì vậy, chip được sử dụng trong điện thoại thông minh là một trong những nguồn lợi nhuận lớn nhất của các nhà sản xuất chip nhưng thị trường hiện tại đã bị chững lại".
Tiết lộ về chiến lược kinh doanh của Qualcomm trong lĩnh vực ô tô, ông Kim Jae-kyung cho biết, Qualcomm đã tham gia vào lĩnh vực mới nổi để đa dạng hóa danh mục kinh doanh vốn phụ thuộc vào chip được sử dụng trong thiết bị di động.
Hai đơn vị của Tập đoàn LG là LG Electronics và LG Uplus cũng đã tham gia hội nghị trực tuyến về công nghệ xe hơi trong tương lai và chia sẻ tầm nhìn của họ nhằm khai thác sâu hơn vào thị trường xe tự lái, vốn sẽ sử dụng mạng di động 5G do nhà mạng LG Uplus cung cấp và các bộ phận xe do LG Electronics sản xuất.
Các gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc doanh thu cải thiện trong quý 2 Dự báo mới nhất về lợi nhuận của các công ty công nghệ Hàn Quốc trong quý 2 cho thấy, ít nhất họ đã tránh được tình huống xấu nhất xảy ra trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài nhờ vào sự vượt trội của ngành công nghiệp bán dẫn. Số liệu mới nhất được công bố bởi các công ty môi giới...