Chị em nên cẩn trọng với tác dụng phụ của kem chống nắng
Kem chống nắng có tác dụng ngăn ngừa ung thư da, cháy nắng và lão hóa sớm. Nhưng những thành phần hóa học trong kem chống nắng vẫn có thể có tác dụng phụ.
Cần dùng kem chống nắng đúng cách để đạt được hiệu quả.
Trang Stylecraze chỉ ra 6 tác dụng phụ không mong muốn sau bạn có thể mắc phải khi sử dụng kem chống nắng:
Một số hóa chất trong kem chống nắng có khả năng gây ra tình trạng kích ứng da như đỏ, sưng, rát, thậm chí bị phát ban và ngứa dữ dội. Trong đó, chất PABA thường sử dụng trong nhiều loại kem chống nắng được coi chiếm tỷ lệ dị ứng cao nhất. Đó là lí do nhiều thương hiệu kem chống nắng đã loại bỏ thành phần này ra khỏi sản phẩm của mình.
Để hạn chế dị ứng, bạn nên mua kem chống nắng có nhãn “không gây dị ứng”. Kem chống nắng không chứa PABA thường được dán thông báo, nhưng không loại trừ một số hóa chất khác có thể dẫn đến dị ứng. Bạn có thể sử dụng kem chống nắng có chứa oxit kẽm vì chúng ít bị dị ứng.
Nổi mụn
Nếu bạn vốn đã có làn da bị mụn, một số hóa chất trong sản phẩm kem chống nắng có thể làm trầm trọng thêm. Để thoát khỏi tác dụng phụ này của kem chống nắng, bạn có thể chọn loại kem chống nắng không gây mụn và không nhờn.
Tốt nhất, nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng. Tránh sử dụng kem chống nắng cơ thể cho vùng mặt.
Video đang HOT
Lưu ý khi dùng kem chống nắng để tránh tác dụng phụ.
Kích ứng mắt
Nếu vô tình để kem chống nắng dính vào mắt có thể gây đau và kích ứng. Điều này cũng có thể dẫn đến phỏng mắt và nhạy cảm tạm thời với ánh sáng. Nếu xảy ra tình trạng này, hãy rửa mắt thật sạch với nước hoặc gặp bác sĩ.
Ung thư vú
Kem chống nắng có thành phần có thể có tác dụng lên estrogen trên các tế bào ung thư vú. Một số loại kem còn có ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong máu. Cẩn thận khi chọn kem chống nắng cho trẻ nhỏ. Tránh dùng kem cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Mủ trong nang lông
Kem chống nắng có thể gây ra các đốm ngứa trên da. Các đốm ngứa rát này đôi khi còn biến thành mụn mủ xung quanh nang lông. có xu hướng phát triển thành chứng phát ban đỏ.
Theo CitiNews
Mẹ thông thái chọn kem chống nắng cho bé
Đừng để cái nắng gay gắt ngăn bé yêu của bạn được tận hưởng những giây phút vui chơi hạnh phúc giữa thiên nhiên vào mùa hè.
Hè thường là thời điểm các gia đình lên kế hoạch du lịch, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi thiên thần nhỏ chưa đủ cứng cáp, cái nắng chói chang thường khiến các mẹ e ngại mà trì hoãn niềm vui của cả nhà.
Dẫu vậy, theo các chuyên gia thì điều đó là không cần thiết. Chỉ với một chút chuẩn bị, các bé hoàn toàn có thể sẵn sàng nhập cuộc cùng gia đình.
Theo đó, cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng mặt trời là giữ bé ở những nơi có bóng râm, như gốc cây, che ô, xe đẩy hay mặc áo dài tay, đội mũ. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, việc sử dụng một lượng nhỏ kem chống nắng là hoàn toàn chấp nhận được, bất kể bé bao nhiêu tháng tuổi.
Bé hoàn toàn có thể sử dụng kem chống nắng để vui chơi cùng cả gia đình trong những chuyến du lịch hè. Ảnh: Mommy-Care.
Điều quan trọng nhất là mẹ hãy dành thời gian học cách đọc thông tin trên nhãn của các loại kem chống nắng để chọn loại tốt nhất cho bé.
Chọn kem chống nắng tốt nhất cho trẻ
Trên trang thông tin số 1 về thai nghén và làm cha mẹ của Mỹ BabyCenter, bác sĩ da liễu nhi khoa Patricia Treadwell khuyến cáo nên chọn kem chống nắng "tự nhiên" (physical) hoặc "không hóa chất" (chemical-free) được làm từ oxide kẽm (ZnO) và titanium dioxide (TiO2).
Oxide kẽm và titanium dioxide nằm phía trên da, tạo thành một lớp bảo vệ chống nắng. Kem chống nắng có chứa oxide kẽm và titanium dioxide bắt đầu bảo vệ ngay khi bạn thoa lên da.
Trái lại, những sản phẩm có chứa hóa chất cần 15 đến 30 phút "kích hoạt" vì chúng cần thời gian cho da hấp thụ. Kem chống nắng loại này có khả năng gây dị ứng vì da "ngấm" các thành phần hoạt tính. Chưa có bằng chứng cho thấy hóa chất chống nắng nguy hiểm hay độc hại, tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chưa có đủ thông tin về phản ứng của trẻ em với các thành phần của kem chống nắng.
Nếu sử dụng kem chống nắng có hóa chất, các mẹ hãy làm một thử nghiệm nhỏ để đảm bảo bé sẽ không bị dị ứng bằng cách bôi một lượng nhỏ kem chống nắng vào mặt trong bắp tay. Nếu trong khoảng 1 ngày, da bé nổi mẩn đỏ ở vùng thoa, hãy chọn loại kem chống nắng khác.
Ngoài ra, khi mua kem chống nắng cho bé, các mẹ cũng nên quan tâm đến cụm từ "broad-spectrum" (phổ rộng), nghĩa là có khả năng chống cả tia UVA và UVB. Bất kỳ loại kem chống chống nắng nào có chứa oxide kẽm và titanium dioxide cũng đều có đặc tính này.
Chỉ số bảo vệ SPF nên ít nhất là 15 nhưng cũng không cần cao quá 30. Trên 30, mức độ bảo vệ không tăng nhiều. Trong khi đó, chỉ số SPF cao đồng nghĩa với lượng hóa chất nhiều hơn.
Kem chống nắng sẽ giúp bé thoải mái vui chơi mà không phải chịu đau đớn vì cháy nắng. Ảnh: Mommy-Care
Cách thoa kem chống nắng
Bôi một lớp dày và đảm bảo tất cả các phần thân thể của bé đều được bảo vệ. Chú ý đến những vùng da dễ bị cháy nắng như tai, mũi, gáy và vai. Một số loại kem chống nắng có màu sáng khi bôi, mờ dần và biến mất sau vài phút giúp bạn dễ dàng xác định vùng da đã được thoa.
Thường xuyên thoa lại kem chống nắng cho trẻ. Loại kem chống nước có thể lâu trôi hơn nhưng đừng tin những lời quảng cáo của các nhãn hàng kiểu "có thể bảo vệ bạn trong 8 giờ liên tục". Điều đó chỉ có thể xảy ra khi bé ở trong nhà cả ngày! Trên thực tế, cứ khoảng 2 giờ, bạn sẽ phải bôi lại lớp kem chống nắng một lần hoặc ngay sau mỗi lần bé xuống nước.
Có cần thay kem chống nắng mỗi năm một lần?
Đây là điều không cần thiết. Tuy nhiên, khả năng chống nắng có thể giảm theo thời gian, vì vậy, hãy đảm bảo là lọ kem bạn dùng vẫn còn hạn sử dụng và tác dụng.
Thông thường, các loại kem chống nắng có hiệu quả trong vòng 3 năm. Con số này thay đổi tùy theo nước sản xuất và vùng lưu hành của sản phẩm.
Với lọ kem chống nắng đang dùng, nếu hạn sử dụng vẫn còn, màu sắc và độ đậm đặc của kem chưa biến đổi thì bạn có thể yên tâm dùng tiếp.
Theo CitiNews
Chuyên gia cảnh báo hiểm họa từ việc trị mụn sai cách Sử dụng kem trộn, bôi thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, dùng tay nặn... có thể gây biến chứng trên da, đồng thời khiến mụn ngày càng trầm trọng hơn. Tự trị mụn trước khi đi khám bác sĩ là điều nên làm nhưng với điều kiện phải đúng cách, còn nếu sai cách sẽ khiến mụn càng lan rộng và nặng...