Chị em mình đã chọn đúng về dung dịch vệ sinh phụ nữ chưa?
Vùng kín chữ V của người phụ nữ rất nhạy cảm, nhưng lại là nơi sản sinh nhiều loại vi khuẩn có ích để tự làm sạch và bảo vệ “lãnh thổ” của mình khỏi sự xâm hại của nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Do vậy, nếu dùng với mục đích làm sạch vùng kín nhẹ nhàng hằng ngày, bạn nên chọn lựa loại dung dịch vệ sinh thảo dược phù hợp với độ pH tự nhiên trong môi trường âm hộ.
Thích đẹp mắt nhưng lại rước bệnh vào thân
Rất nhiều chị em khi mua sản phẩm vệ sinh không cần quan tâm dung dịch vệ sinh đó chứa những thành phần gì, có thích hợp cho làn da của mình hay không. Tiêu chí lựa chọn của phụ nữ là sản phẩm phải có màu sắc, hình dáng đẹp, nhìn phải sang trọng, điệu đà và có mùi thơm đúng sở thích của mình… Chính vì mắc tư duy sai lầm này mà chị em đã vô tình chọn đúng loại dung dịch vệ sinh không phù hợp . Thành phần trong dung dịch có chứa hóa chất, nếu dùng nhiều sẽ gây tổn thương cho vùng kín, gây khô, rát, thay đổi độ pH, làm chết vi khuẩn có lợi thường trú ở vùng kín.
Trong trường hợp các chị em phát hiện có sự xâm nhập của các mầm bệnh thì bất cứ phần nào của đường tiểu, sinh dục kể cả phần trên của thận, niệu quản, bàng quang cũng có thể viêm nhiễm, nhưng thường là viêm sinh dục dưới, bao gồm: viêm âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung. Triệu chứng chung biểu hiện tình trạng viêm sinh dục thường là biểu hiện “khí hư” – một loại huyết trắng có mùi hôi, màu trắng đục, xanh hay vàng nhạt, gây ngứa có thể kèm theo tiểu dắt, tiểu buốt, giao hợp đau.
Tác nhân gây viêm âm đạo có nhiều loại, có thể do vi khuẩn gây bệnh lậu, do trùng roi (loại ký sinh trùng sống trong nước ở đồng ruộng, sông nước), do vi nấm (như nấm Candida gây ngứa), hay do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gọi là “tạp trùng”. Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, đời sống vợ chồng và nguy hiểm hơn là chức năng sinh sản của chị em nếu không được khắc phục kịp thời.
Dung dịch vệ sinh thảo dược – sự tin dùng thông minh
Khi lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ bạn cần tránh sử dụng loại dung dịch có tính sát khuẩn quá mạnh, độ pH không phù hợp vì các hoạt chất diệt khuẩn sẽ đồng thời làm mất đi những vi khuẩn có lợi này. Trong trường hợp vùng kín bị “ốm” như nghi ngờ bị viêm nhiễm phụ khoa, gây tiết dịch bất thường, có mùi hôi, dịch vàng xanh gây ngứa ngáy khó chịu, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để tư vấn điều trị và chọn lựa, sử dụng nước rửa phụ khoa với độ pH thích hợp. Chỉ nên dùng thuốc rửa phụ khoa rửa âm hộ, âm đạo trong một thời gian nhất định để đạt yêu cầu vệ sinh cá nhân hoặc khi nghi ngờ có sự viêm nhiễm sinh dục dưới.
Ngoài ra, bạn có thể chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa một số thành phần tự nhiên giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại cho vùng kín và phòng tránh các bệnh phụ khoa. Bên cạnh đó, sản phẩm với các thành phần tự nhiên như chiết xuất Lô Hội và Vitamin E cũng được khuyên dùng để bảo vệ vùng da mỏng manh, nhạy cảm xung quanh vùng kín, tránh gây khô ráp.
Video đang HOT
Theo kenhsao.vn
Những nguyên nhân phổ biến gây đau vùng chậu ở nữ giới
Đau vùng chậu là một triệu chứng phổ biến thường gặp ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây ra những cơn đau này là do đâu?
Đau vùng chậu được định nghĩa là cơn đau xảy ra ở khu vực bụng, phía dưới rốn. Nhiều phụ nữ mô tả cơn đau ở vùng chậu như một cơn đau âm ỉ, thỉnh thoảng đau nhói ở bụng dưới. Cấu tạo cơ thể của phụ nữ càng tạo điều kiện xuất hiện nhiều triệu chứng đau bụng, bởi đây là nơi tập trung các cơ quan sinh sản của nữ giới.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng chậu, bạn cần phân biệt rõ chúng để loại trừ các loại bệnh tật có thể xảy ra với phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu bạn có triệu chứng đau ở vùng xương chậu này thì hãy cẩn trọng với các nguyên nhân dưới đây nhé!
Rụng trứng
Không phải ai cũng bị đau bụng khi rụng trứng nhưng đây được xem là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau ở vùng xương chậu. Cơn đau này thường xảy ra ngay trước và trong thời gian rụng trứng vì màng bao phủ buồng trứng bị "kéo dài" để giải phóng trứng. Mức độ đau có thể khác nhau tùy vào cơ địa mỗi người và nó sẽ tự hết. Bạn không cần quá lo lắng hay phải đến bệnh viện.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) cũng gây ra cơn đau ở vùng chậu do vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu. Triệu chứng này thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Nhưng khi nó lây lan đến thận, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Các dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm sốt, buồn nôn và đau ở một bên vùng lưng dưới.
Bệnh lây truyền qua đường quan hệ
Đau buốt dưới vùng chậu là một dấu hiệu cảnh báo đối với các bệnh lây truyền qua đường quan hệ (STDs). Phổ biến nhất là nhiễm Chlamydia và bệnh lậu. Đây là 2 nhiễm khuẩn có thể gây đau vùng chậu, đau khi tiểu, ra máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình của mình.
Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh viêm, nhiễm trùng ở các cơ vùng xương chậu. Nó cũng có thể là một biến chứng của bệnh lây truyền qua đường quan hệ (STDs) như bệnh lậu. PID có thể gây ảnh hưởng đến các ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung. Cơn đau sẽ lan đến bụng, dịch âm đạo xuất hiện nhiều, đau khi giao hợp hoặc đi tiểu bất thường là những triệu chứng phổ biến của căn bệnh này.
Mặc dù thuốc kháng sinh có thể chữa bệnh PID nhưng với một số phụ nữ có tình trạng bệnh tăng nặng thì cần phải phẫu thuật . Nếu PID không được điều trị có thể gây vô sinh, mang thai ngoài tử cung và đau vùng chậu mãn tính.
Lạc nội mạc tử cung
Ở một số phụ nữ, mô nội mạc tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung, nó có thể xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột, và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Sự phát triển bất thường đó khiến cho người phụ nữ bị đau đớn và đây là căn nguyên không thể mang thai ở phụ nữ.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mãn tính và thường tái phát gây ra các cơn đau bụng, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng xuất hiện khi bạn ăn uống thất thường, hay lo lắng và mất ngủ... Thay đổi chế độ ăn uống cân bằng, giảm căng thẳng bằng cách đi dạo, nghe nhạc, tập thể dục... sẽ có tác dụng điều trị các triệu chứng của IBS.
Sỏi thận
Sỏi thận là hỗn hợp gồm muối và khoáng chất có trong nước tiểu, chúng có thể nhỏ như hạt cát hay lớn như viên sỏi. Khi viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang của bạn, nó gây ra những cơn đau ở bụng hoặc vùng xương chậu. Nước tiểu của bạn có thể chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ như máu.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là những vùng chứa đầy chất lỏng trong buồng trứng hình thành bởi chất lỏng tích tụ khi một nang không phát triển thành trứng. Triệu chứng u nang buồng trứng thường gặp bao gồm đau vùng chậu, kinh nguyệt không đều hoặc đau sau khi giao hợp. Đau vùng chậu thường xảy ra khi các u nang đã phát triển lớn. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ u nang.
U xơ tử cung
U xơ tử cung thường phát triển ở thành tử cung được gọi là u xơ, nhưng đây không phải là ung thư. U xơ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, tới kỳ kinh nguyệt hay đau khi giao hợp, hoặc khó khăn trong việc mang thai... Bác sĩ có thể can thiệp loại bỏ u xơ tử cung nếu nó ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Theo trí thức trẻ
Hãy nhớ, giữa người với người, càng gần nhau quá lại càng dễ làm tổn thương nhau Bất kể là người nhà, bạn bè, bạn học hay đồng nghiệp, khi tốt với nhau thì hai người có thể cùng chung manh áo tấm chăn, lúc trở mặt thì sống chết cũng không qua lại. Vậy nên, người xưa mới thường ví von rằng, người với người chung sống với nhau là một loại học vấn, thật không hề dễ dàng....