Chị em ghét “dọn dẹp” vi-ô- lông vùng kín: Vì sao?
Có chị em để “cô bé” của mình rậm rạm như rừng amazon, lại có chị em “dọn dẹp” sạch sẽ trơn mịn. Tại sao có sự khác nhau này? Tại sao có người không muốn “dọn dẹp” vùng kín?
Sợ đau khi “dọn dẹp”
Chị em có thể tẩy sạch lông mu theo những cách như: cạo, dùng sáp hoặc thuốc hóa học làm rụng lông. Cạo là biện pháp có vẻ dễ làm nhưng lại có một số nhược điểm như là xước da, nhất là lại được thực hiện trên vùng da nhạy cảm này. Tuy nhiên, chưa ai có khẳng định chính xác về mức độ đau đớn nếu “dọn dẹp” lông vùng này. Về lý thuyết, thuốc hóa học làm rụng lông là một ý tưởng tuyệt vời, bởi nó là một chất hòa tan lông và có thể dễ dàng rửa sạch. Tuy nhiên, các loại sản phẩm này có thể gây hại cho da và có mùi khó chịu.
Nếu “dọn” rồi, khi mọc lại sẽ đau
Chị em sẽ có một cảm giác thoải mái khi có một “cô bé” được “làm sạch” lông mu, nhưng cảm giác tuyệt vời này không được dài lâu. Ngay sau khi “dọn dẹp”, lông sẽ bắt đầu phát triển trở lại, và chị em sẽ phải đối mặt với hai lựa chọn: hoặc tiếp tục cạo nó gần như mỗi ngày hoặc để cho nó phát triển như trước đó, thậm chí “rậm rạp” hơn.
Video đang HOT
Dù cho có chọn biện pháp nào để “dọn dẹp” vi ô lông đi nữa thì cũng không có vấn đề gì, vấn đề ở đây chỉ là tốn thời gian hay không mà thôi. Kể cả chị em có cạo, waxing hay dùng miếng dán thì đều phải được thực hiện cực kỳ cẩn thận để tránh những hậu quả đau đớn.
Loại kem bôi để waxing vùng kín có ưu điểm hơn nhưng lại tốn kém hơn biện pháp dùng dao cạo. Tuy nhiên, nếu thường xuyên làm “vệ sinh”, cộng thêm chi phí “dọn dẹp” vùng nách và chân nữa thì cho dù waxing hay mua kem về cạo cũng không phải là khoản chi tiêu nhỏ đối với ngân sách của chị em.
Cảm giác lạ
Một “cô bé” không có “tóc” sẽ khiến chị em có cảm giác giống như một cô bé, thậm chí là lạc lõng. Bởi theo quan niệm từ trước đây thì khi người phụ nữ phát triển mà “vùng kín” không có lông là một điều hết sức phi lý.
Lựa chọn trung gian dễ chịu
Nếu phải lựa chọn giữa “rừng rậm amazon” hoặc một “cô bé” nhẵn bóng thì chắc chắn chị em sẽ lựa chọn vị trí trung gian. Đó là cắt tỉa vi ô lông vùng này cho gọn gàng và thoải mái chứ không nhất thiết phải giữ nguyên sơ hoặc tẩy sạch trơn.
Theo Afamily
Thay đổi sinh lý ở bạn gái dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn để bé gái phát triển các đặc tính nữ giới, dần thành người phụ nữ trưởng thành. Giai đoạn này, cơ thể bé có nhiều thay đổi về mặt sinh lý rất quan trọng.
Sự phát triển của "núi đôi": Khi chớm bước vào tuổi dậy thì, hai bên vú của bé gái sẽ có nhiều thay đổi và to dần. Sự phát triển này bắt đầu phát triển theo kiểu một bên to trước, bên kia theo sau. Vì vậy, bạn gái đừng ngạc nhiên nếu thấy ngực chỉ nhú một bên, chẳng mấy chốc bên kia sẽ đuổi kịp.
Dấu hiệu đầu tiên nhận biết sự phát triển của ngực là quầng vú. Đầu tiên, quầng vú dầy lên, sẫm lại. Sau đó, bầu vú nhú lên, nhọn nhọn, lớn dần và tròn trịa dần. Trong thời gian này, bạn gái có thể ngứa hoặc đau tức vú một chút.
Cặp "núi đôi" trưởng thành có cấu tạo cơ bản là mỡ. Mỡ có chức năng bảo vệ, đồng thời làm cho cặp vú được mịn màng, hấp dẫn. Bầu vú không có cơ nhưng nó bám chắc vào cơ ngực ở trên xương sườn. Ngoài ra, nó còn được nâng đỡ bởi các cơ xung quanh và các dây chằng liên kết. Núm vú là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, nhạy cảm với kích thích.
Bên trong vú là tuyến sữa. Khi bạn gái dậy thì, hệ thống tạo sữa bắt đầu phát triển nhưng chưa sản xuất sữa. Các tuyến sữa phát triển, lớp mỡ ngực dầy lên làm cho đôi vú nhú lên và ngày càng đầy đặn.
Ảnh minh họa
Cơ quan sinh dục: Trong giai đoạn dậy thì, cơ quan sinh dục bạn gái phát triển mạnh. Tất cả các bộ phận như: môi lớn, môi nhỏ, âm vật, âm đạo đều lớn lên, lông mu mọc xung quanh âm hộ và màu sắc âm hộ sẫm hơn trước. Bên trong cơ thể, âm đạo, tử cung cũng phát triển. Hai buồng trứng bắt đầu thực hiện chức năng tiết hormon sinh dục và phóng noãn (rụng trứng).
Hiện tượng kinh nguyệt là quá trình sinh lý bình thường - dấu hiệu chứng tỏ bạn gái đã bắt đầu rụng trứng, có khả năng thụ thai và sinh con. Bạn gái có thể thấy kinh từ năm 10 tuổi và cũng có bạn đến năm 17 - 18 tuổi. Chỉ khi đã 18 tuổi mà không thấy kinh nguyệt thì mới đáng lo và cần đi khám để bác sĩ kiểm tra.
Trong những ngày hành kinh, một số bạn gái có cảm giác khó chịu, căng tức ngực và nặng phần bụng dưới, đau bụng, đau lưng...; tâm lý nôn nóng, dễ nổi cáu, giảm tập trung, dễ thay đổi cảm xúc... Đây cũng là hiện tượng thường gặp được gọi là "Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh" và nó sẽ tự chấm dứt khi hết chu kỳ.
Theo Ngô Minh Anh/Suckhoedoisong.vn
Đây chính là nguyên nhân vì sao nam giới thích hôn vùng kín phụ nữ Hôn chỗ ấy của phụ nữ - vì sao đàn ông đều thích dù là nam hãy nữ đều nên nằm lòng, hãy đọc ngay hôm nay. Xoay quanh nhưng câu chuyên hôn nhân gia đinh, tinh yêu va giơi tinh nhưng tư nhưng điêu gian đơn nhât tư cuôc sông thương ngay tư sinh hoat thương ngay đên chuyên chăn gôi ban...