Chị em dâu nấu trâu thủng nồi
Để có được gia đình đoàn kết, yêu thương nhau, mỗi thành viên đều phải có ý thức vun đắp.
Thế nhưng nàng dâu út lại có lối sống ích kỷ, ảnh hưởng xấu tới các thành viên khác trong gia đình .
Trong lá thư gửi về VOV2, một nữ thính giả viết:
Gia đình chồng tôi có 4 chị em, 2 trai, 2 gái, chồng tôi là con trưởng. Em trai chồng đã lấy vợ được vài năm, do khó khăn về đường con cái, chạy chữa mãi em tôi mới sinh được mụn con gái vào đầu năm ngoái.
Khi mới về nhà chồng, em dâu tôi là người hiền lành, chăm chỉ nên được mọi người yêu quý. Em trai chồng tôi từ khi ra trường tới nay đã hơn chục năm mà chưa trụ vững ở công việc nào cả, mỗi năm chú ấy chuyển việc tới vài lần nên đã 41 tuổi mà sự nghiệp vẫn chẳng đâu vào đâu. Em dâu cũng là người chăm chỉ, chị khó nên giờ cũng là trưởng phòng kế hoạch của một doanh nghiệp có tới hàng ngàn công nhân, thu nhập khá. Có lẽ ỉ vào vợ nên em chồng mới sinh ra thói lười nhác.
Ảnh minh họa.
Từ trước tới nay, mỗi tháng chú thím ấy chỉ góp cho ông bà 1 triệu đồng để lo mọi thứ, từ ăn sáng, ăn tối tới điện, nước…. ngày hè, tiền điện cả vài triệu đồng nhưng chưa bao giờ các em ngỏ ý đưa thêm hoặc mua thêm thức ăn…. Bố mẹ chồng tôi mỗi người chỉ có vài ba triệu tiền lương hưu, chi cho gia đình đông người như “muối bỏ bể” nên mỗi tháng, chúng tôi phải gửi ông bà 20 triệu nữa mới đủ chi phí cho 6 người lớn và 3 trẻ nhỏ trong nhà. Chính vì thế, khi chú ấy ăn riêng, ai cũng mừng và nghĩ, khi khó khăn, chú ấy sẽ chú tâm vào công việc, không “đứng núi này, trông núi khác”. Thế nhưng sự việc lại không như vậy. Mang tiếng ăn riêng mà từ gạo, nước đến tiền ga, tiền điện…. vẫn dùng chung và vẫn không có ý thức đóng góp. Điều chướng tai, gai mắt ở chỗ, vào bữa ăn, khi bố mẹ, anh chị trải chiếu ngồi ở dưới thì vợ chồng em lại chễm chệ ngồi trên bàn ghế, ngay sát mâm cơm của cả nhà, rồi có những lúc vô ý lại còn quay lưng vào mâm cơm của bố mẹ. Đã nhiều lần tôi nói với chồng và ông bà nên góp ý với chú út nhưng ông bà lại bảo, để vợ chồng em tự nhiên, ăn ở đâu cũng được, góp ý lại gây mất lòng. Nói thật, tôi thấy ấm ức lắm, các em thật thiếu tinh tế, nếu hàng xóm nhìn vào, họ sẽ nói sao?
Nhà 60m xây 3 tầng, ông bà phân chia mỗi đôi 1 tầng, vậy mà vừa rồi thím ấy về quê mang lên 3 con chó, nhưng lại không chăm sóc cẩn thận khiến nhà cửa lúc nào cũng mất vệ sinh, chất thải vương khắp nơi. Cả nhà góp ý, thím ấy còn tỏ vẻ khó chịu và còn đánh tiếng với hàng xóm, nếu vợ chồng tôi không thích thì xây nhà mà ở riêng rồi đón ông bà ra mà ở cùng cho thoải mái. Trước thái độ này của dâu út, tôi phải làm gì đây?
Sau khi chương trình được phát sóng, nhiều người đã gọi điện đến chương trình bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân góp ý với nhân vật. Và BTV cũng có vài lời với thính giả của chương trình như thế này:
Tình cảm gia đình là thứ vô cùng thiêng liêng, có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống và tâm tư của mỗi thành viên. Bất cứ ai, dù là ruột thịt hay dâu rể làm ảnh hưởng tình cảm đặc biệt này đều tạo nên không khí căng thẳng khi gia đình không đoàn kết.
Video đang HOT
Quan hệ chị em dâu ở nhiều gia đình luôn có khoảng cách, thậm chí có thể “bùng cháy” bất cứ lúc nào. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự việc này, do sự khác biệt về địa vị xã hội, lợi ích kinh tế, giáo dục con cái, phân công công việc trong gia đình… rồi mỗi người có cách sống riêng, tính cách, sở thích riêng….. Không chỉ sống chung mới xảy ra mâu thuẫn giữa chị em dâu, mà ngay cả khi sống riêng, rất nhiều nàng dâu cũng xảy ra xung đột do vẫn có những quyền lợi và nghĩa vụ liên quan từ mối quan hệ với nhà chồng và sự không đồng điệu trong suy nghĩ.
Như người suy nghĩ, do em dâu có lối sống ích kỷ, tôi nghĩ điều này có phần đúng nhưng chưa đủ, bởi ngay cả chú út cũng rất ích kỷ với mọi người, chỉ biết sống cho bản thân. Chính vì chỉ thích “nhàn thân” nên chú ấy đã không vươn lên, không chịu được áp lực công việc sẵn sàng bỏ và đi tìm công việc khác. Thậm chí chưa hiểu kỹ về công việc đã lại bỏ ngang khiến không có chỗ đứng vững vàng trong sự nghiệp, ảnh hưởng tới thu nhập, đổ dồn sự khó khăn đó lên đôi vai người thân. Cũng chính vì sự “bất tài” của em chồng là nguyên nhân cốt lõi khiến vợ coi thường chồng, dần dần không được uốn nắm lại khinh thường cả gia đình nhà chồng và dẫn tới một loạt những hành xử sau này không đúng mực.
Nhìn nhận sự việc, cũng có người lại cho rằng, do chị khắt khe, hẹp hòi với em dâu, điều này không hẳn đã sai. Bởi người có đôi mắt khôn ngoan, chỉ nhìn tập trung vào điểm mạnh của người khác. Nếu chị cứ nhìn vào điểm xấu của dâu út, chị sẽ không bao giờ nhìn thấy cô ấy có những điểm mạnh – điều này ai cũng có. Chính vì vậy, thay vì tìm điểm xấu để bắt lỗi, chị hãy luôn vui vẻ, nghĩ tốt về họ, gạt bỏ cái “tôi” cá nhân để chủ động chia sẻ niềm vui trong cuộc sống. Chị em dâu vui vẻ ắt sẽ mang lại nhiều năng lượng tích cực cho gia đình. Nếu tình chị em rạn nứt, bạn có lợi gì không?
Mỗi người hãy cố gắng một chút, gia đình lớn sẽ đầm ấm, đoàn kết, là cái nôi cho con cháu trưởng thành, bạn nhé./.
Chị dâu sinh con được nhà ngoại cho 2 sổ đỏ mà không chia bớt cho em dâu 1 cái nên tôi ấm ức
Người ta nói chị em dâu như bầu nước lã cấm có sai mọi người ạ. Mang tiếng giàu có thế mà vẫn tính toán, ky bo với vợ chồng em dâu lắm.
Cùng phận làm dâu mà em với chị dâu khác nhau 1 trời 1 vực. Tuy là chị dâu nhưng chị ấy kết hôn muộn hơn vợ chồng em vài năm. Nghe nói anh chị yêu nhau mười mấy năm mới cưới, anh chồng em phải đợi chị đi du học về và thành lập công ty ổn định mới cưới xin.
Nhà ngoại chị dâu cũng giàu có lắm. Bố mẹ chị buôn bất động sản nên ở đâu cũng thấy đầu tư. Nhà ngoại giàu có vậy nhưng anh chị không bao giờ dựa dẫm, toàn tự lực cánh sinh lập nghiệp và kinh doanh. Hiện công ty của vợ chồng chị dâu sau vài năm chống chọi với dịch Covid thì năm nay đã thoát khó khăn, bắt đầu khởi sắc.
Vì công việc chưa ổn định nên 3 năm cưới nhau về chị dâu kế hoạch mãi mới chịu bầu bí. Cho tới vừa rồi chị mới sinh con đầu lòng trong sự mong chờ của mọi người 2 bên nội ngoại.
Chị coi 2 đứa con của em dâu như con, chẳng tiếc thứ gì và còn quan tâm đến nhà nội. (Ảnh minh họa)
Bận rộn với việc kinh doanh và sống riêng trên thành phố nhưng chị dâu quan tâm đến nhà nội lắm. Cứ cuối tuần chị lại dành 1 ngày về quê thăm bố mẹ chồng và các em. Biết ở quê 2 vợ chồng em vẫn sống chung với bố mẹ chồng nên mỗi lần anh chị về mua rất nhiều quà. Tất nhiên chị cũng mua quà cho em dâu và 2 đứa trẻ.
Tết nhất hay mỗi khi đi công tác, chị thấy bộ quần áo nào đẹp cũng mua về cho các cháu. Nói chung chị coi 2 đứa con của em dâu như con, chẳng tiếc thứ gì. Em cũng không coi là chị dâu mà coi như chị gái khi chuyện gì cũng kể chị nghe.
Nhưng tình cảm 2 chị em dâu nhạt nhòa hơn kể từ khi chị mang bầu. Ngay sau khi thử 2 vạch, chị đã ốm nghén suốt ngày nôn ọe cho đến tận cuối thai kỳ. Cả thai kỳ chị tăng được đúng 6kg, không thiết ăn uống vì nghén nặng quá nhưng con gái sinh ra trộm vía được 3,8kg. Vì mệt mỏi nên chị không hay về quê và chuyện trò nhiều như trước. Em biết chị cần thời gian nghỉ ngơi nên không í ới làm phiền.
Rồi cũng đến ngày chị sinh mẹ tròn con vuông, em bỏ công việc ở nhà lên chăm cho chị cả tháng. Chị lúc nào cũng bảo biết ơn, quý em lắm.
Ngày đầy tháng cháu, ông bà ngoại còn tặng 2 mẹ con chị sổ đỏ 2 căn nhà mới xây trị giá tầm 10 tỷ. Ban đầu chị không nhận nhưng ông bà ngoại nói mãi chị mới cầm và bảo sẽ cho khách thuê lấy tiền lời vì hiện nay anh chị cũng có nhà, không có nhu cầu ở.
Từ hôm ở nhà chị về, em cứ khấp khởi mừng và chờ ngày chị gọi điện để cho 2 cháu nhà em dâu 1 căn. Bởi chắc chị sẽ thương nhà em nghèo hơn, vợ chồng chỉ làm công nhân quèn, 2 con của em lại đều là con trai nữa. Nhưng cả tháng trôi qua mà không có cuộc gọi nào nói về vấn đề đó của chị dâu.
Hôm qua biết chị vừa tìm được khách thuê lấp đầy 2 căn nhà trên, em quyết gọi cho chị dâu gợi ý thẳng:
"Vợ chồng 2 bác giờ có nhiều nhà như vậy ở chẳng hết hay là anh chị cho 2 cháu nhà em 1 căn đi".
Vì công việc chưa ổn định nên 3 năm cưới nhau về chị dâu kế hoạch mãi mới chịu bầu bí (Ảnh minh họa)
Tưởng chị dâu sẽ đồng ý ngay mà bà ấy bảo:
"Không được em ạ, đây dù gì cũng là của ông bà ngoại chị cho con gái và cháu ngoại, bất cứ giá nào chị cũng phải giữ 2 căn nhà này lại. Mai này công ty 2 bác làm ăn khấm khá, nhất định sẽ hỗ trợ 2 con nhà em chút ít nhé, cứ yên tâm".
Nghe chị dâu nói mà em thấy chối đây đẩy. Cứ nghĩ chị xông xênh thoải mái và quý mến em thế nào, nào ngờ cũng hẹp hòi như ai. Giờ em mới thấm chị em dâu như bầu nước lã mọi người ạ.
Vì sao bà bầu bị nghén nặng?
Nghén là những biểu hiện trong những tháng đầu mang thai của người mẹ ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nguyên nhân chính là do cơ thể người mẹ thay đổi rất lớn khi mang thai, nồng độ một số hoocmon nội tiết nữ tiết ra để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi trong cơ thể người mẹ tăng cao và nhanh:
- Khi mang thai hoocmon hCG trong cơ thể bà bầu tăng cao gấp 2-3 lần dẫn đến tình trạng nôn ọe. Hoocmon này cũng là thủ phạm chính gây nên tình trạng nghén nặng ở phụ nữ mang thai.
- Nồng độ hoocmon nội tiết nữ progesterone tăng cao để nuôi dưỡng thai nhi cũng tác động lên hệ tiêu hóa, gây ra chứng chậm tiêu hóa, khiến cho bà bầu cảm thấy chán ăn, khó tiêu và buồn nôn nhiều.
- Hoocmon estrogen trong cơ thể phụ nữ có thai cũng làm khứu giác của bà bầu trở nên nhạy cảm với các mùi. Làm cho bà bầu có xu hướng buồn nôn và nôn nhiều hơn với cả những mùi quen thuộc.
- Thời kỳ đầu mang thai người mẹ chưa kịp "làm quen" với những protein "lạ" của thai nhi. Cơ thể chưa kịp thích ứng dẫn đến biểu hiện như mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn và nôn.
- Có thể kèm thêm một số nguyên nhân liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm như hiện tượng đa thai, chửa trứng (trứng đã bị hỏng nhưng máu mẹ vẫn tiếp tục đưa máu đến nuôi rau thai) cũng có thể gây nên hiện tượng nghén nặng.
Bà bầu thường nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?
Không có câu trả lời chính xác về thời điểm phụ nữ mang thai bị nghén nhiều nhất. Tuy nhiên đại đa số phụ nữ nghén nhiều nhất vào khoảng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Sau khoảng thời gian này cơ thể phụ nữ sẽ thích ứng dần với những thay đổi, biểu hiện nghén sẽ giảm từ từ cả về tần suất và mức độ. Tuy nhiên nghén có thể kéo dài suốt cả thai kỳ - thậm chí một số người còn kéo dài đến khi sinh.
Về cơ bản nghén không nguy hiểm tuy nhiên nếu nghén nặng như nôn nhiều và liên tục có thể dẫn đến 1 số hậu quả nghiêm trọng. Vì nôn quá nhiều nôn nhiều sẽ dẫn đến việc mất nước, các chất điện giải, chất dinh dưỡng và vi lượng cần cho sự phát triển toàn diện của cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó việc "kén" ăn trong thai kỳ hoặc chán ăn dẫn đến bà mẹ và bé không được bổ sung thức ăn, dinh dưỡng phong phú.
Đưa em dâu đi đẻ, vào viện vừa mở làn đồ sơ sinh của em ấy, tôi hạ quyết tâm ly hôn Tôi gọi cho em trai chồng, bảo cậu ta vào viện trông vợ. Còn mình thì ra về, trên đường rẽ vào tòa án xin mẫu đơn ly hôn. Vợ chồng tôi cưới nhau đã gần 5 năm, sinh được một bé gái năm nay hơn 3 tuổi. Nhà chồng có 2 anh em trai, chưa có điều kiện ra riêng nên cả...