Chị em chắc chắn chưa biết: Công thức chuẩn để tính tuần suất “yêu” phù hợp từng lứa tuổi?
“Công thức số 9″ là lời giải đáp thú vị cho câu hỏi “yêu” bao nhiêu là đủ mà nhiều cặp vợ chồng thắc mắc trong cả quãng thời gian dài.
“Công thức số 9″ được các chuyên gia tình dục Mỹ nghiên cứu và công bố năm 2012. Công thức này đưa ra con số về tần suất “yêu” phù hợp với từng độ tuổi. Đến nay, công thức này khá phổ biến và dùng để tham khảo tần suất quan hệ phù hợp với từng nhóm tuổi cụ thể.
Ảnh minh họa
Cách tính là lấy số hàng chục của tuổi nhân với 9. Cụ thể: – Từ 20 đến 29 tuổi (lấy số hàng chục là 2 x 9 = 18) tương đương với 8 lần quan hệ/tuần.
Video đang HOT
- Từ 30 đến 39 tuổi (lấy số hàng chục là 3 x 9 = 27) tương đương với 7 lần quan hệ/2 tuần.
- Từ 40 đến 49 tuổi (lấy số hàng chục là 4 x 9 = 36) tương đương với 6 lần quan hệ/3 tuần.
- Từ 50 đến 59 tuổi (lấy số hàng chục là 5 x 9 = 45) tương đương với 5 lần quan hệ/4 tuần.
- Từ 60 đến 69 tuổi (lấy số hàng chục là 6 x 9 = 54) tương đương với 4 lần quan hệ/5 tuần.
Tần suất quan hệ được xem là bình thường nếu cả hai cùng cảm thấy thoải mái, không gặp trạng thái mệt mỏi, khó chịu.
Nếu cảm thấy vùng kín đau tức, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, rất có thể bạn đang quá sức. Việc này có thể gây mất tập trung trong công việc, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc…
Bên cạnh việc quan hệ theo tần suất phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe thì các cặp đôi cần chú ý đến việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh để cơ thể suy nhược, rơi vào trạng thái mệt mỏi. Việc đảm bảo tần suất quan hệ hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng cho sự hòa hợp giữa vợ và chồng, giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Công thức này mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, tần suất quan hệ tình dục còn phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe, cảm xúc và không gian riêng tư của mỗi cặp đôi, không áp dựng cứng nhắc các con số theo công thức.
Nếu các cặp đôi có tần suất “yêu” thưa thớt hoặc không còn ham muốn thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn kịp thời bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Nửa đêm nghe tiếng nước chảy, tôi theo dõi rồi bật khóc nức nở trước cảnh mẹ chồng ngồi thu lu trong phòng tắm, trên tay là chiếc áo của cháu nội
Tiếng nước chảy khiến tôi rất khó ngủ nên đã lén theo dõi. Nào ngờ khi bật điện lên, nhìn cảnh tượng trước mắt, tim tôi như thắt lại vì đau đớn.
Sau khi sẩy thai đứa con thứ nhất, tôi luôn chìm trong u uất và dằn vặt vì sự bất cẩn của chính mình. Đã vậy, mẹ chồng còn hay thúc ép tôi ăn uống để lấy lại sức khỏe càng khiến tôi mệt mỏi hơn. Khi ấy, tôi đã nghĩ mẹ thật là phiền phức, tại sao không thấu hiểu nỗi đau đớn mà tôi phải gánh chịu, tại sao cứ thúc ép tôi làm những điều mình không hề muốn. Nửa năm sau, vợ chồng tôi chuyển lên thành phố ở để tiện cho việc đi làm và để tiện cho tôi đến bệnh viện thăm khám thai bởi tôi đã có thai lại trong sự mừng vui của cả gia đình.
Hiện tại, tôi đã sinh con được hơn 2 tháng và người chăm sóc tôi ở cữ lại chính là mẹ chồng. Mẹ tôi bị bệnh về cột sống nên chỉ đến viện phụ chăm nom tôi được mấy ngày. Tôi xuất viện rồi, toàn bộ công việc nhà, chăm sóc tôi đều do mẹ chồng lo toan. Nhìn mẹ bế cháu, ru cháu ngủ rồi lại nấu ăn cho tôi, tôi cũng thấy ấm lòng.
Nhưng có điều, mẹ chăm tôi theo kiểu cũ, không cho tôi nằm điều hòa, không cho tôi tắm rửa thường xuyên, ăn uống thì chỉ ăn những món như cá kho tộ, rau luộc, canh đu đủ hầm giò nên tôi ngán tận cổ. Vì cách chăm sóc ấy mà nhiều lần tôi và mẹ tranh cãi với nhau. Lần nào mẹ cũng mắng tôi không biết nghe lời, không hiểu chuyện. Tôi giận và buồn lắm.
Từng lời anh nói càng khiến tôi giận bản thân mình hơn. (Ảnh minh họa)
Còn một chuyện nữa, từ khi mẹ đến ở cùng vợ chồng tôi, thỉnh thoảng tôi lại nghe tiếng sột soạt rồi tiếng nước chảy phát ra từ khu vực nhà vệ sinh bên ngoài (trong phòng tôi có một phòng vệ sinh nhỏ nên tôi ít khi phải dùng phòng ngoài). Tò mò quá, đêm qua, khi nghe tiếng động ấy, tôi đã lấy hết can đảm đi xem.
Bật điện lên, tôi choáng nặng khi thấy mẹ chồng đang ngồi giặt quần áo cho con tôi bằng tay. Thấy tôi, bà thoáng ngạc nhiên rồi hỏi sao tôi chưa ngủ? Tôi hỏi sao mẹ không bỏ hết vào máy giặt mà phải giặt lúc đêm hôm như thế này? Bà cười, bảo không ngủ được với quần áo trẻ con nên giặt tay là tốt nhất, vừa sạch sẽ lại không sợ những vi khuẩn trong máy giặt có thể gây bệnh cho con. Mẹ cũng giải thích do tôi hay cằn nhằn quá nên bà phải giặt ban đêm cho tôi khỏi nghi ngờ, sáng sớm thì quần áo đã ráo nước hết rồi.
Nhìn mẹ cặm cụi giặt từng quần áo bé tí, rồi cẩn thận đưa lên mũi ngửi lại mùi xà phòng mà tôi thắt ruột. Vậy mà tôi lại cãi nhau với mẹ mà không hề quan tâm tình cảm mẹ dành cho mình và cho cháu. Tôi hối hận lắm. Nhưng để mẹ giặt đồ đêm hôm như vậy cũng không tốt, tôi có nên bàn với chồng mua thêm một máy giặt mới chỉ để giặt đồ cho con tôi không? Nhìn mẹ khổ sở, vất vả cả ngày rồi đêm hôm còn giặt giũ thế này, tôi vừa thương vừa hối hận với những gì đã nghĩ về bà.
Nữ bác sĩ tận tâm với nghề Bác sĩ CKII Huỳnh Thanh Trúc, Trưởng Khoa Khám bệnh Bệnh viện (BV) Đa khoa TP Cần Thơ, nhận được sự yêu mến của rất nhiều bệnh nhân, bởi tinh thần trách nhiệm và tấm lòng của người thầy thuốc. Trong quá trình thăm khám, Bác sĩ Thanh Trúc luôn ân cần, quan tâm trò chuyện, lắng nghe bệnh nhân. Ngày làm việc...