Chị em cần biết: Cân nặng lý tưởng đảm bảo an toàn khi mang thai
Theo như nghiên cứu của các chuyên gia thì cân nặng có ảnh hưởng rất nhiều đến việc mang thai. Vậy cụ thể thì cân nặng của người phụ nữ nên nằm trong khoảng bao nhiêu thì mang thai tốt nhất?
Khi vợ chồng bạn đã có ý định mang thai thì những yếu tố xoay quanh đến vấn đề này đều rất đáng quan tâm như thời gian rụng trứng, quá trình mang thai, quá trình chuyển dạ và sinh con… Ngoài ra, còn một yếu tố nữa cũng rất quan trọng nhưng nhiều chị em lại bỏ qua đó là cân nặng của người phụ nữ khi thụ thai. Liệu thừa cân hay thiếu cân có ảnh hưởng gì hay không? Cân nặng lý tưởng cho việc mang thai là bao nhiêu?
Cân nặng có vai trò như thế nào trong việc mang thai?
Cân nặng là một trong những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc mang thai. Bởi việc thừa cân hay thiếu cân đều gây tác động xấu đến sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó làm ảnh hưởng đến việc rụng trứng.
Cân nặng đóng vai trò quan trọng trong việc mang thai
Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng việc phụ nữ thiếu hoặc thừa cân trầm trọng thường có nguy cơ vô sinh rất cao. Ngược lại thì những người phụ nữ có chỉ số cân nặng phù hợp thì thường sẽ thụ thai nhanh hơn, quá trình sinh nở cũng dễ dàng và đứa trẻ cũng khỏe mạnh hơn. Hơn thế nữa, những chị em phụ nữ này cũng sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cũng như nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác.
Chính vì vậy, nếu bạn đi khám trước khi có ý định mang thai thì bác sĩ lúc nào cũng sẽ khuyên bạn điều chỉnh cân nặng của mình sao cho ổn định nhằm tăng khả năng thụ thai cũng như đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai.
Việc thừa cân hoặc thiếu cân ảnh hưởng như thế nào đến việc mang thai?
Thiếu cân
Việc cân nặng trồi sụt liên tục là việc xảy ra thường xuyên ở các chị em phụ nữ. Phụ nữ có thể bị thiếu cân do ăn uống kiêng khem quá mức hoặc ăn nhiều loại thực phẩm không lành mạnh. Khi xảy ra tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và khiến cho việc dự đoán ngày rụng trứng trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, nếu có thể mang thai được thì nguy cơ sinh non và trẻ sinh ra thấp còi, nhẹ cân là rất cao.
Thừa cân
Video đang HOT
Thừa cân hay thiếu cân đều ảnh hưởng không tốt cho việc thụ thai
Việc một người nào đó bị thừa cân thường sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của họ. Trong đó, một mối nguy khác nữa đó là việc thừa cân còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng vô sinh ở nữ giới. Cụ thể thì thừa cân béo phì sẽ gây ra hội chứng buồng trứng đa nang, quá trình rụng trứng không thường xuyên, khiến cho chị em khó thụ thai hơn so với bình thường.
Ngoài ra, việc thừa cân béo phì ở chị em phụ nữ còn có thể gây ra một số vấn đề như:
Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Gây khó khăn trong việc điều trị hiếm muộn
Tăng nguy cơ sảy thai
Các vấn đề về sức khỏe khác như cao huyết áp, đái tháo đường, thường xuyên mệt mỏi… Thậm chí, các biến chứng này còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu bạn đã mang thai.
Chỉ số cân nặng lý tưởng nhất để mang thai là bao nhiêu?
Mỗi người có một thể trạng khác nhau nên cân nặng của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Vì thế, mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ sau khi khám để biết được chỉ số khối cơ thể (BMI) nhằm xác định được cân nặng lý tưởng nhất cho mình trước khi mang thai. Thông thường thì chỉ số BMI khoảng từ 19 đến 25 là tốt nhất để thụ thai.
Ăn uống, vận động và có lối sống lành mạnh là những cách giúp duy trì cân nặng ổn định
Để có thể tính được chỉ số BMI thì chị em chỉ cần lấy cân nặng hiện tại (kg) của mình chia cho bình phương chiều cao (m) là ra kết quả. Nếu muốn có một chỉ số cân nặng lý tưởng để mang thai thì chị em cần phải đảm bảo duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, vận động, tập thể dục đều đặn và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Theo Conlatatca.vn/emdep
Bị sinh non trong toilet khi mới 24 tuần tuổi và bị xuất huyết não, phổi nhưng bé gái vẫn sống sót kỳ diệu
Một phụ nữ tại Anh đã sinh non đứa con đầu lòng trong nhà vệ sinh khi mang thai được 24 tuần, tưởng chừng như cô đã đánh mất đứa con của mình nhưng "phép màu" đã xảy ra và cứu sống con gái cô.
Sarah Myatt, 28 tuổi, bắt đầu cảm thấy đau bụng và ngày càng dồn dập khi mang thai ở tuần thứ 24 nên đã quyết định đi khám vì quá lo lắng cho đứa con đầu lòng của mình.
Myatt nói: " Tôi nhận ra có gì đó khác lạ nên đã quyết định đến cơ sở chăm sóc ý tế để kiểm tra. Nhưng cơn đau vẫn dữ dội và ngày càng tăng lên".
Myatt nhớ lại: "Tôi hét lên với Paul để nói với anh ấy rằng cơn đau cuối cùng đã biến mất, nhưng chỉ sau vài giây, nó đã quay trở lại và tôi nhận ra mình sắp sinh".
10 giờ sau, khi cô đang ở nhà với người chồng chưa cưới tên là Paul Donaldson (30 tuổi, sống tại thành phố Stoke-on-Trent, Staffordshire, Anh), Myatt đã bất ngờ sinh con đầu lòng trong nhà vệ sinh, bé được đặt tên là Kiara.
Kiara Myatt chào đời lúc 24 tuần trong nhà vệ sinh và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện (trái), giờ đây cô bé đã 15 tháng tuổi và phát triển rất tốt (phải)
Lúc mới sinh, bé Kiara rất yếu ớt và được đưa vào bệnh viện đồng thời bắt đầu có dấu hiệu của sự sống khi chờ xe cứu thương. Các bác sĩ cho biết con gái của cô bị xuất huyết hai bên não, phổi, và đang phải vật lộn để có đủ oxy. (Chỉ số oxy từ 95 - 100% là bình thường đối với một em bé khỏe mạnh, nhưng Kiara ở mức 56%).
Khi mới chào đời, cở thể của Kiara có màu xanh và xanh đen.
Được sinh ra sớm hơn những đứa trẻ khác 16 tuần nên Kiara có rất ít cơ hội để có thể tiếp tục sự sống, Myatt và chồng chưa cưới đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận điều tồi tệ nhất đến với đứa con đầu lòng của mình.
Myatt nói: " Chúng tôi không biết liệu con gái bé bỏng của mình có thể chiến thắng được 'số phận' không, tôi đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất xảy ra nhưng cũng cố gắng suy nghĩ tích cực và không từ bỏ hy vọng dù là mong manh nhất".
Về mặt y học, tình trạng của Kiara là xuất huyết phổi và xuất huyết não thất (IVH), tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ sinh non, đặc biệt là những trẻ có thiếu cân.
Xuất huyết não thất xảy ra sớm trong cuộc đời của trẻ sinh non, với 90% xảy ra trong ba ngày đầu tiên của cuộc đời.
Các bác sĩ cho rằng một số yếu tố kết hợp để làm cho trẻ sinh non dễ bị xuất huyết não thất hơn. Đầu tiên, các mạch máu trong não của một em bé sinh non mỏng hơn so với những đứa trẻ đủ tháng. Trẻ sinh non cũng có thể bị trải qua những đợt thiếu oxy và tiếp xúc với những biến động lớn hơn về huyết áp.
Nhưng dường như "phép màu" đã đến với Kiara, tình trạng của cô bé đã dần cải thiện sau 4 tháng được chăm sóc đặc biệt và đứa con đầu lòng của Sarah Myatt đã được 15 tháng tuổi và hoàn toàn có thể trở về với bố mẹ để tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
Hành trình lớn lên của Kiara.
Mỗi năm ở Anh có khoảng 60.000 ca sinh non, trong số đứa trẻ được sinh ra "cực kỳ sớm", từ 24 tuần trở xuống thì tỷ lệ sống sót là khoảng 60%, 40% còn lại sẽ không qua khỏi hoặc sẽ phải chịu những khuyết tật nghiêm trọng bao gồm bại não, các vấn đề nghiêm trọng về thính giác, mù lòa, chậm phát triển hoặc khó khăn trong học tập, theo Bệnh viện Đại học Southampton.
(Nguồn: Dailymail)
Theo Helino
Mẹ 9x chia sẻ bí quyết giúp sinh thường một cách dễ dàng, mẹ khỏe con khỏe, sinh xong là được về nhà ngay Từ những kiến thức do chính mình tìm hiểu và đúc rút, chị Nguyễn Phương Mai, 27 tuổi ở Hà Nội đã có một hành trình mang thai và vượt cạn vô cùng dễ dàng. Khi mang thai được 39 tuần 6 ngày, chị Phương Mai vẫn bình thường, khỏe mạnh. Vì cũng có chút lo lắng nên ông xã đã đưa chị...