Chị em “bóc” sự thật về chậu rửa bằng đá: Đẹp và sang thật đấy nhưng có nhiều điểm “tức điên”, nên nghĩ kỹ trước khi mua
Nếu có ý định mua chậu rửa bát bằng đá, bạn không nên bỏ qua những đánh giá chân thật này.
Việc lựa chọn chậu rửa trong căn bếp của mình cũng khiến nhiều chị em đắn đo suy nghĩ. Để mua được loại chậu ưng ý nhất, bạn nên cân nhắc kỹ, đọc thêm đánh giá từ những người từng. Mới đây, một tài khoản Facebook đã lên hội nhóm bày tỏ bản thân rất ưng mẫu chậu đá màu ngà của thương hiệu Carysil và xin review về loại này.
Dưới bài viết, không ít chị em để lại trải nghiệm cá nhân. Đa số cho rằng “chủ thớt” nên chọn dùng chậu rửa chất liệu inox:
- Mình từng lắp rồi. Chậu bị két bẩn và ố đó bạn ạ.
- Em thấy cứ inox mà dùng chị ơi. Loại này dùng mới đầu đẹp thôi sau ố bẩn cọ không được rồi bị trầy nữa.
- Nhà mình dùng chậu rửa Carysil cũng gần giống thế này mà màu đen… Chậu nhìn sang, đẹp nhưng không hiểu màu đen dễ bẩn hay gì… Ngày nào cũng phải cọ.
- Bạn nên cân nhắc nha. Trông sang đẹp nhưng bị ố bẩn xước chỉ mong thay loại khác. Không hiểu hãng khác có bị thế không.
- Inox vẫn là vĩnh cửu. Mình dùng đến 2 lần chậu đá này rồi. Lần đầu màu đen thì cứ ố trắng trắng. Sau màu kem thì ố màu vàng vàng. Trông mất thẩm mỹ lắm.
Nhiều người đánh giá cao chậu inox hơn chậu đá
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng sử dụng chậu rửa đá cũng không tệ, quan trọng là bạn phải vệ sinh cẩn thận, tỉ mỉ:
- Nhà mình dùng bồn đá màu đen. Cá nhân mình thích bồn đá hơn vì đỡ ồn ào, vệ sinh vết nhớt cũng dễ trôi hơn inox, ngoại hình lại đẹp và sang. Quan trọng là phải làm đúng từ đầu: không dùng vật nhám chà sát và nước tẩy rửa quá mạnh.
- Đẹp đi kèm với cẩn thận chăm sóc kỹ hơn, nhà mình chuyển sang dùng bồn đá vì đẹp, sau thì thấy có ưu điểm rửa mỡ sạch khô không bị nhớt.
- Mình dùng màu sáng của Hafele. Bản thân mình thấy đẹp và ok hơn nhiều so với chậu inox. Cũng dễ vệ sinh và phải nhẹ nhàng khi sử dụng để tránh va đập thôi.
Không thể phủ nhận độ sang chảnh của các loại chậu rửa bằng đá
Bên cạnh đó, mọi người cũng không quên khuyên chủ post nếu có ý định lắp chậu rửa bằng đá thì nên lắp âm bàn đá.
Theo kinh nghiệm của các chị em, đặt chậu âm xuống tầm 0.5 cm hoặc 1 cm là đẹp và sạch sẽ nhất. Lý do là chậu dương sẽ khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn: Không gạt được nước trên bàn đá xuống chậu, thức ăn thừa có thể mắc vào phần viền khó lấy ra…
Ảnh: Internet
Nơi bẩn nhất trong nhà không phải là phòng vệ sinh mà chính là khu vực này: Bạn dùng mỗi ngày nhưng chắc chắn chưa biết cách vệ sinh cho đúng!
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có hàng tỷ người mắc các bệnh liên quan đến thực phẩm.
Nếu được hỏi đâu là nơi bẩn nhất trong nhà, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nhà vệ sinh. Nơi luôn ẩm ướt nhất và có chứa bồn cầu.
Xong thực tế, có một nơi trong nhà còn bẩn hơn gấp bội đó chính là nhà bếp. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có hàng tỷ người mắc các bệnh do thực phẩm.
Trong số các vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm, phổ biến nhất là Campylobacter jejuni, Salmonella và Escherichia coli. Những vi khuẩn này có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện ngộ độc thực phẩm khác sau khi xâm nhập vào cơ thể người.
Ngoài những vi khuẩn này, nấm mốc cũng có thể tạo ra độc tố rất có hại cho cơ thể con người, ví dụ như ăn thực phẩm bị nhiễm nấm Aspergillus flavus có thể nhiễm độc tố aflatoxin và có nguy cơ mắc ung thư gan.
Nhà bếp là nơi ẩn náu vi khuẩn nhiều nhất
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết vi khuẩn trong gia đình đều ẩn náu trong nhà bếp chứ không phải nhà tắm.
5 món đồ dùng thường chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bếp đó là: thớt, giẻ rửa bát, chậu rửa bát, tay nắm tủ lạnh, tay nắm cửa bếp.
Trong số đó, khu vực mà vi khuẩn "yêu thích" nhất là giẻ rửa bát. Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Charles Gerba (một chuyên gia về vi sinh vật học tại Đại học Arizona, Mỹ): Có khoảng 10 triệu vi khuẩn trên mỗi inch vuông nếu miếng giẻ bằng mút, và khoảng một triệu con nếu miếng giẻ bằng vải. Thậm chí, miếng rửa bát còn bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu.
Ngoài ra, chuyên gia từ Đại học Arizona cũng cho hay, trung bình một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bệ ngồi bồn cầu. Vi khuẩn tích tụ sau những lần bạn sử dụng chúng để cắt, thái thịt sống, cơ quan nội tạng động vật.
Ngoài ra, thức ăn thừa trong bếp không chỉ thu hút các loài động vật gây hại như chuột, gián, ruồi mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu thức ăn thừa trong nhà bếp không được loại bỏ kịp thời, khả năng con người bị ngộ độc vì thực phẩm sẽ tăng lên rất nhiều.
Nhà bếp là nơi bẩn nhất trong nhà, vậy làm sao để chúng an toàn hơn?
Theo Tiến sĩ Li Jun từ Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Trường Hải, Thượng Hải, cách đúng đắn nhất chính là làm tốt công việc dọn dẹp nhà bếp, như vậy có thể chặn đường lây lan của vi khuẩn, không để "bệnh từ miệng mà ra".
1. Cách loại bỏ vi khuẩn từ nhà bếp
Trước hết, bếp cần được trang bị máy hút mùi hoặc quạt thông gió. Bếp phải được thông gió thường xuyên để tránh ẩm mốc.
Thứ hai, đồ dùng trên bếp cần được giữ sạch sẽ, khô ráo. Các đồ dùng hàng ngày như bát, chén, đĩa ăn cơm... cần được rửa sạch ngay sau khi sử dụng và khử trùng trong máy tiệt trùng. Cần làm khô trước khi được cất vào tủ.
Các loại dao kéo không sử dụng thường xuyên nên cất vào tủ. Đũa, thìa, nĩa, ống hút, túi nhựa, giấy nhôm, găng tay vệ sinh, bọc nhựa... phải được phân loại và đặt đúng chỗ.
Các dụng cụ nhà bếp cần được lau chùi và bảo dưỡng định kỳ để tránh tích tụ bụi bẩn, cặn dầu mỡ lâu ngày.
Khăn lau bếp, giẻ rửa bát nên được vệ sinh thường xuyên và thay đổi liên tục để ngăn vi khuẩn sinh sôi.
Thớt, dao sau mỗi lần sử dụng cần được làm sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để khử trùng. Dùng dao thái cá, thịt, gia cầm sống nên trụng qua nước sôi để tránh nhiễm ký sinh trùng. 6 tháng nên thay thớt, đũa một lần.
Các thiết bị gia dụng, tủ lạnh cần được vệ sinh thường xuyên, nên vệ sinh định kỳ 1-2 tháng/lần. Lò vi sóng, nồi cơm điện, máy làm sữa đậu nành,... cũng nên được vệ sinh thường xuyên.
2. Bảo quản thức ăn sống và thức ăn chín riêng biệt
Từ lò mổ, vận chuyển, mua sắm rồi vào đến tủ lạnh nhà bạn là cả một hành trình dài vì thế thịt có thể bị nhiễm khuẩn, chẳng hạn như Salmonella, Escherichia coli, Campylobacter... Do đó, bạn cần bảo quản thực phẩm sống và chín trong các ngăn riêng biệt trong tủ lạnh.
Trừ thực phẩm đóng hộp, thời gian bảo quản của thực phẩm nói chung không quá một tuần, tốt nhất nên bảo quản thực phẩm đã nấu chín trong hộp có nắp đậy rồi mới cho vào tủ lạnh. Trái cây được bảo quản tốt nhất là đặt trong hộp kín.
Những lưu ý khi chọn màu sắc cho tủ bếp Giống như những không gian khác trong một ngôi nhà, màu sắc tủ bếp có rất nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, do bếp là không gian cần phải vừa đẹp, vừa tiện ích nên việc lựa chọn màu sắc trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Nên chọn màu gì? Bất kỳ ai cũng muốn dành thời gian và tận hưởng không gian...