Chị em bị áp lực khi bỏ việc, ở nhà nội trợ
Chồng Hạnh ngoại tình vì vợ ở nhà thiếu đồng cảm với anh, còn chứng trầm cảm sau sinh làm Loan dằn vặt, nghĩ mình ăn bám.
Ra trường xin việc khó khăn, bận ở nhà chăm con sau khi sinh hay nghỉ việc theo lời khuyên của chồng… là những nguyên nhân khiến nhiều chị em quyết định từ bỏ sự nghiệp, ở nhà làm nội trợ. Công việc nội trợ và chăm sóc con cái luôn nhiều áp lực, nhưng cái mà chị em nhận được chỉ là ánh mắt xem thường của gia đình, họ hàng và chính người chồng vì bị xem là “ăn bám”.
Chị Loan (Thành Công, Hà Nội) đang gặp bế tắc, cuộc sống vợ chồng không ngày nào ngừng tiếng cãi vã chỉ vì chị không đi làm. Trước đây, chị Loan làm kế toán cho một công ty tư nhân. Sau khi có bầu, công ty tìm cách cho chị nghỉ sớm trước khi đẻ nên chị quyết định nghỉ hẳn và về quê chồng. Nhưng ở được một thời gian, mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu khiến chị không chịu nổi nên hai mẹ con lại “khăn gói” lên thành phố với chồng.
Vì con sinh ra khó nuôi, kén ăn nên chị quyết định không xin việc mà ở nhà chăm con. Hàng ngày, chị vẫn tìm cách buôn bán nhỏ lẽ nhằm kiếm thêm đồng ra, đồng vào cho gia đình. Tuy nhiên, chứng trầm cảm sau sinh khiến chị Loan luôn cảm thấy dằn vặt, cho rằng mình đang ăn bám chồng. Chị đánh giá từng câu nói của chồng, anh nói một câu là chị lập tức suy diễn rằng chồng đang xem thường vì mình không đi làm. Đến khi anh đề nghị cho con đi lớp để chị xin việc, chị Loan lại chối đây đẩy, sợ mình không làm được việc.
Từ chỗ cảm thông với vợ, chồng chị Loan cảm thấy áp lực khi ngày ngày cứ phải lựa lời, sợ vợ chỉ trích vì “dám” có ý coi thường. Tiếng cười dần mất đi, cuộc sống của hai người chỉ toàn những lời cãi vã.
Gia đình chị Hạnh (Q.7, TP HCM) cũng đang ở bên bờ vực ly hôn vì chị quyết định ở nhà chăm con sau khi sinh. Đang có công việc ổn định ở Hà Nội, nhưng vì kết hôn nên chị Hạnh buộc phải nghỉ việc để theo chồng vào Sài Gòn. Làm đám cưới khi đã có bầu ba tháng, chị Hạnh không thể xin được việc ở nơi mới nên ở nhà suốt thời gian mang bầu và sinh con. Mọi gánh nặng kinh tế đều đặt lên vai chồng.
Chồng chị Hạnh vừa lo cuộc sống hai vợ chồng, tiền nuôi con cộng thêm hàng tháng trả tiền ngân hàng cho căn nhà mua trả góp. Anh cảm thấy áp lực, lại không nhận được sự chia sẻ của vợ. Anh nói: “Nhiều lúc về nhà, muốn nói với vợ về những khó khăn trong công việc nhưng cô ấy không ra ngoài, không hiểu môi trường văn phòng phức tạp thế nào, lại không có kiến thức xã hội nên rất khó đồng cảm”. Chồng chị Hạnh tìm sự chia sẻ ở cô bạn thân và kết quả, anh ngoại tình. Khi chị Hạnh phát hiện ra, đau khổ, dằn vặt và chị muốn ly hôn để giải thoát cho cả hai nhưng sợ mình không đủ khả năng chăm con khi chưa tìm được việc làm.
Video đang HOT
Bà Thương, một chuyên viên tư vấn về tâm lý, tình yêu và hôn nhân cho rằng, nhiều gia đình sai lầm khi cho rằng chỉ cần người chồng đi làm cũng đủ nuôi vợ, con. Hạnh phúc không chỉ là sự đủ đầy về vật chất, mà còn đòi hỏi đời sống tinh thần tương ứng. Phụ nữ không đi làm có thể nhàn hạ hơn nhưng không có nghĩa là hạnh phúc hơn. Công việc nhà nhiều cộng với thái độ thiếu tôn trọng của những người xung quanh gây ra áp lực rất lớn.
Khi chồng yêu cầu nghỉ việc (vì nhiều lý do khác nhau), bạn cần giải thích được rằng, công việc hiện tại có nhiều lợi ích về kinh tế, cơ hội thăng tiến… và quan trọng là bạn vẫn cân bằng được công việc ở nhà và xã hội. Chứng minh bằng hành động cụ thể và hoàn thành đúng nghĩa vụ của người vợ trong gia đình sau giờ làm.
Nếu bắt buộc phải nghỉ làm, bạn cũng không nên để bản thân bị tụt hậu. Lợi thế của phụ nữ ở nhà chính là có thời gian nhiều hơn để gần gũi, chăm sóc con cái. Tuy nhiên, bạn nên thường xuyên duy trì các mối quan hệ xã hội, cập nhật tin tức trên mạng Iđể có thể chia sẻ cùng chồng. Khi con đi học, bạn có thể tranh thủ đi học các lớp kỹ năng như nấu ăn, học nhảy hay cắm hoa, may vá… vừa giao lưu, vừa tạo niềm vui cho bản thân.
Theo VNE
Tiền của tôi đã làm em biến chất
Tôi chắt chiu, góp nhặt bao nhiêu thì em vung tay xả láng tiêu pha bấy nhiêu.
Lần đầu tiên gặp em, tôi là chàng trai 28 tuổi phiêu bạt đầy sóng gió, còn em là cô gái 24 tuổi sống khép mình với cuộc sống không hạnh phúc.
Ba năm sau gặp lại, tôi là người đàn ông 31 tuổi cứng cỏi cùng thời gian, còn em là người phụ nữ 27 tuổi không chồng.
Lần đầu tiên gặp em, tôi đã đem lòng yêu thầm em, nhưng biết em là người đã yên bề gia thất, tôi nhanh chóng gạt đi suy nghĩ ấy và coi em như một người bạn. Ba năm sau gặp lại, đi cạnh em không phải là chồng, thay vào đó là cậu bé 3 tuổi, hỏi ra thì biết em đã ly hôn và sống với con trai của mình. Cuộc sống của em lúc đó rất khó khăn, em đang chờ việc làm.
Là kỳ diệu hay phép màu? Sự xuất hiện của em trong đời khiến tôi hạnh phúc vô cùng. Tôi mặc quá khứ của em, mặc em đã có chồng, mặc em có con riêng, tôi vẫn ôm em vào lòng và trao em tình yêu đầy trải nghiệm.
Tôi đón em cùng con trai em về nhà cùng chung sống. Tôi tổ chức một bữa tiệc nhỏ cùng người thân, anh chị em, bạn bè để mừng cho hạnh phúc của chúng tôi. Tôi muốn giới thiệu em trên danh nghĩa chính thức là vợ mình với mọi người.
Tôi coi con em như con mình, tôi cố gắng hòa đồng với nó, mặc dù nó vẫn cứng đầu coi tôi là người đàn ông xa lạ. Tôi không trách móc hay hắt hủi nó bởi, tôi thương nó còn quá nhỏ, chưa hiểu biết và thiếu thốn tình cảm quá sớm.
Sống chung êm ấm với nhau được hơn một năm, cuộc sống của tôi ngỡ tưởng như thật hoàn hảo, nhưng mọi chuyện vẫn thường xảy ra không như ta mong đợi.
Từ khi lấy em về làm vợ, tôi lo cho mẹ con em tất cả, cho mẹ con em một cuộc sống sung túc chẳng thiếu thốn thứ gì, nếu không muốn nói là cuộc sống nhung lụa, xa hoa. 31 năm bươn trải cuộc sống, tôi lao vào kiếm tiền như con thiêu thân, cũng chỉ vì nghĩ để giành dụm cho vợ con sau này. Em không phải ra ngoài đi làm, mà tôi chỉ cần em làm tròn trách nhiệm nội trợ một người vợ, một người mẹ ở nhà.
Nhưng em đâu chỉ đơn thuần như tôi vẫn thường nghĩ, từ một người phụ nữ chẳng còn gì, em trở thành một "quý bà" cao sang, quyền quý. Tôi chắt chiu, góp nhặt bao nhiêu thì em vung tay xả láng tiêu pha bấy nhiêu. Cậu con trai cũng khỏi phải nói, ăn chơi nổi tiếng khắp trường.
Mặc dù tôi luôn xông xênh mỗi khi đưa em tiền chi tiêu hàng tháng song nhu cầu của em luôn cao hơn gấp nhiều lần so với mức ấy. Trong khi tôi hàng ngày cật lực làm việc để cho vợ con một cuộc sống đủ đầy thì em lại ra sức tiêu xài vô cùng lãng phí.
Trong thời gian tôi đi vắng, em đem tiền của tôi cho đi vay nặng lãi (Ảnh minh họa)
Vào tháng 8/2012, tôi được mời về làm bác sỹ chính chuyên khoa mổ của một bệnh viện lớn, việc này đòi hỏi tôi phải xa nhà trong vài năm và tất nhiên em tỏ ra không thích một chút nào. Tôi cũng vì thế mà rất vui vì nghĩ em không nỡ xa chồng nhưng ngờ đâu, khi tôi mới đến đó được vài hôm, em gọi điện cho tôi và giục nếu tôi không gửi tiền về cho em thì tôi đừng có đi đâu cả, hoặc là tôi cứ đi, còn em và con sẽ bỏ đi.
Thấy em nói vậy, tôi vội vàng gửi tiền cho em, thậm chí còn nhiều hơn ngày ở nhà vì tôi nghĩ, không có tôi bên cạnh, em sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn.
Đến tháng 12/2013, tôi quyết định từ bỏ công việc hấp dẫn đó và quay về làm tại nhà để được sống cùng vợ con. Nhưng lúc này cũng là lúc vấn đề bắt đầu nảy sinh.
Rất nhiều bạn bè, hàng xóm nói với tôi rằng, trong thời gian tôi đi vắng, em đem tiền của tôi đi tiêu pha, mua sắm thả phanh, không những thế, em còn cho vay nặng lãi. Ai mà chậm tiền của em, em cho người tới siết cổ đe dọa đến khi đòi được tiền thì thôi.
Tôi sửng sốt, thậm chí còn cho rằng, mọi người đã ghen tị và đặt điều cho vợ bởi, vợ tôi đâu có thế, em là cô gái rất biết điều.
Nhưng thực sự tôi đã lầm...
Tôi tự đi tìm hiểu thực hư những lời đàm tiếu ấy và biết được sự thực rằng, tiền của tôi đưa em để chi tiêu cho gia đình bấy lâu, em đổ hết vào quần áo, trang sức và phần lớn đúng là làm vốn để cho vay nặng lãi với giá cắt cổ. Trong giới giang hồ, em cũng có tiếng là đàn chị có máu mặt.
Trời ơi, tôi đang làm gì thế này? Tôi thương vợ hay đang làm hại vợ mình đây? Tôi yêu em vẫn như những ngày đầu gặp gỡ, còn em thì sao? Em bận bịu suốt ngày bên ngoài, tới tối mới có mặt ở nhà. Tôi về nhà mở phòng khám tư nên khi nào cũng ngóng em về để gia đình được quây quần họp mặt, nhưng mà sao khó quá!
Tôi có nên cắt chi tiêu của em không? Tôi sợ làm như vậy em sẽ giận và bỏ nhà ra đi. Mà cứ để tình trạng này tiếp tục thì tôi e sẽ có ngày em lao vào vòng pháp lý. Tôi nên làm gì với em đây?
Theo Ngoisao
Khi con dâu quá tài giỏi Một trong những mong muốn của đàn ông khi lập gia đình là được ăn cơm vợ nấu nhưng với con trai tôi, điều ước ấy thật xa vời. Con dâu tôi cả xóm ai cũng khen đảm đang, xinh đẹp, tài giỏi. Gần 30 tuổi đầu mà đã làm phó giám đốc của một doanh nghiệp. Nhưng với cương vị của một...