Chỉ dùng 3 phút biết ngay nguồn nước có an toàn hay không, đơn giản nhưng hiệu quả
Nước có mùi tanh, có màu vàng, màu nâu đỏ sau khi để ngoài không khí là nước bị nhiễm sắt, phèn.
Nguồn nước sinh hoạt hiện nay đang có nguy cơ bị ô nhiễm do tình trạng rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp,… chưa được xử lý triệt để. Mức độ ô nhiễm nước sinh hoạt ở mỗi vùng miền, mỗi khu dân cư là khác nhau. Làm thế nào để nhận biết được nguồn nước sinh hoạt của chúng ta đang bị nhiễm những chất độc gì? Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn tự nhận biết tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
Cách nhận biết nguồn nước ô nhiễm
Thông thường, nước ngầm vừa bơm lên trong, không màu, tuy nhiên khi để tiếp xúc với không khí một thời gian sẽ xuất hiện các phản ứng ôxy hóa sắt và mangan thành hydroxyt sắt và hydroxyt mangan kết tủa làm cho nước có màu.
Nước có độ màu cao là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ô nhiễm, sự có mặt của một số ion kim loại (Fe, Mn), tảo, than bùn và các chất thải công nghiệp làm cho nước có màu. Màu vàng của hợp chất sắt và mangan.
Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ. Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Tùy theo màu sắc của nước có thể đánh giá mức độ và nguyên nhân ô nhiễm nước, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp xử lý hiệu quả.
- Mùi vị, độ đục của nước:
Nguồn nước được coi là hợp vệ sinh là nước trong, không màu, không mùi, không vị. Do đó, nước có mùi vị lạ gây cảm giác khó chịu.
Nước ngầm có mùi hôi nguyên nhân là do các túi khí trong lòng đất được bơm lên theo dòng nước (mùi bùn đất) hoặc do nguồn nước thải, sự phân hủy chất hữu cơ ở khu vực xung quanh thấm vào mạch nước ngầm (mùi trứng thối), cũng có thể do trong nguồn nước có các ion sắt, mangan gây mùi tanh. Chỉ tiêu độ đục của nước biểu thị hàm lượng các chất lơ lửng trong nước (chất keo, đất sét, tảo, vi sinh vật…).
Video đang HOT
Nước đục gây khó chịu cho người sử dụng; và thông thường nước đục thường kèm theo ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
Các chỉ tiêu khác về hóa học và vi sinh như: Độ pH, hàm lượng sắt, amoni, asen, crom, vi sinh (E. coli và Coliforms),… thì không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải thông qua xét nghiệm mẫu nước tại các phòng xét nghiệm đạt chuẩn của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, các viện khu vực của Bộ Y tế, các trung tâm y tế dự phòng.
Các dấu hiệu nhận biết nước bị ô nhiễm
- Nước có mùi tanh, có màu vàng, màu nâu đỏ sau khi để ngoài không khí là nước bị nhiễm sắt, phèn: Có thể sử dụng nước chè khô hoặc mủ cây chuối nhỏ vào nước, nếu thấy chuyển sang màu tím thì nước đó đã bị nhiễm sắt phèn
- Nước có mùi nồng nặc, khó chịu như mùi thuốc tẩy là nước bị nhiễm Clo. Hầu như tất cả nguồn nước máy đều sử dụng phương án sục clo và sục ozon khử trùng ở đầu nguồn
- Nước bốc mùi khiến người dung khó thở, buồn nôn, mùi đặc biệt là nước nhiễm phenol và clo.
- Nước có mùi thum thủm, giống mùi trứng thối là nước nhiễm H2S
- Thịt sau khi luộc chín có màu đỏ như chưa chín, có thể nước bị nhiễm amoni
- Mặt nước nổi váng trắng, nấu thức ăn khó chín, gây mảng bám vào các dụng cụ, thiết bị nhà bếp, thiết bị vệ sinh, quần áo sau giặt khô cứng, đó là nước nhiễm vôi, nước cứng hay nước nhiễm canxi magie
- Nước có cặn đen bám vào thành bình chứa bể chứa, bồn rửa mặt, có thể nước đã nhiễm mangan.
1,2 triệu người dân miền Trung hưởng lợi từ các dự án hạ tầng nông thôn
Đầu tư thủy lợi, xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, chống xâm nhập mặn... hàng loạt dự án lớn đã được triển khai phục vụ lợi ích của người dân miền Trung.
Ông Lê Văn Hiến, Trưởng BQL các dự án Nông nghiệp, cho biết, dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung đã giúp 1,2 triệu dân vùng dự án được hưởng lợi. Ảnh: KS.
Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung triển khai 6 tỉnh gồm Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận, được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, với tổng nguồn vốn hơn 89 triệu USD, trong đó vốn nước ngoài hơn 77 triệu USD và vốn địa phương hơn 11 triệu USD. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2019.
Mục tiêu dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện sinh kế, tăng cơ hội việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm nguy cơ mặc bệnh từ nguồn nước sinh hoạt và nguy cơ tổn thương, thiệt hại do hậu quả thiên tai cho người dân miền Trung.
Ông Lê Văn Hiến, Trưởng BQL các dự án Nông nghiệp, cho biết, cách đây 6 năm tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), Bộ NN-PTNT đã tổ chức buổi đánh giá hoàn thành dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung (pha 1) và tiến hành tổ chức khởi công dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung (pha 2).
Thời gian 6 năm không phải là dài nhưng với sự nỗ lực BQL các dự Trung ương, BQL dự án các tỉnh, các Sở NN-PTNT; đặc biệt sự quan tâm của các cơ quan Bộ NN-PTNT, đến nay dự án pha 2 đã hoàn thành tốt đẹp. Theo đó 24 tiểu dự án trải dài trong 6 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận đã được hoàn thành, giúp thêm 42.000 ha cây nông nghiệp được phục vụ tưới. Đồng thời 1,2 triệu dân trong vùng dự án được hưởng lợi.
Cũng theo BQL các dự án Nông nghiệp đánh giá, các chỉ tiêu cơ bản của dự án đặt ra nhìn chung đều đã hoàn thành. Các công trình hạ tầng nông thôn được hoàn thành đã góp phần cho các địa phương trong dự án đạt được các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy định của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đóng góp tích cực cho việc triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của cả nước.
Thúc đẩy phát triển hoàn thành nông thôn mới
Bình Định được tham gia 6 tiểu dự án thành phần từ dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung. Trong đó, 3 tiểu dự án xây dựng kiên cố hóa các tuyến kênh tưới gồm kênh hồ Núi Một, kênh đập Lại Giang và kênh tưới Văn Phong; 2 dự án nâng cấp hồ chứa Hội Khánh và Mỹ Thuận và một dự án giao thông bao gồm đường bê tông nông thôn kết hợp với cầu qua sông Kôn.
Trạm bơm Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) được đầu tư từ dự án đã giúp người dân sản xuất rau an toàn, không lo ngại tình trạng nhiễm mặn. Ảnh: H Thu.
Theo ông Tô Tấn Thi, BQL dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung tại Bình Định, đối với 6 dự án trên ban đầu nhận diện khi đưa vào tham gia dự án rất tốt nên việc triển khai cũng như đưa vào khai thác vận hành phát huy hiệu quả rõ rệt. Cụ thể, các hệ thống tưới đã góp phần giảm tổn thất lượng nước và mở rộng được khu tưới. Đối với tuyến giao thông đã góp phần kết nối giao thông rất thuận lợi qua 2 bờ song Kôn vừa đảm bảo việc đi lại thuận lợi, rút ngắn cự li đi lại, vừa hỗ trợ công tác phòng chống lụt bão vào mùa mưa chính vụ hàng năm.
Còn đối với việc nâng cấp an toàn hồ chứa đã giúp tăng được dung tích chứa, đảm bảo khả năng tiêu thoát lũ tốt, cũng như mở rộng được diện tích nước tự chạy cho một số vùng mà trước đây chưa có kênh tưới.
"Có thể nói các tiểu dự án này tạo ra bộ mặt nông thôn trong vùng dự án thay đổi rõ rệt, giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ về đích xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2015 - 2020 của tỉnh", ông Thi khẳng định.
Còn Ninh Thuận được tham gia 3 tiểu dự án, trong đó 1 dự án bổ sung cực kỳ quan trọng đó là dự án sản xuất rau an toàn xã An Hải, huyện Ninh Phước. Vùng dự án này nằm giáp biển nên tình trạng xâm nhập mặn rất nhanh. Nếu dự án này không đầu tư kịp thời, rất có thể trong năm 2021 toàn bộ khu sản xuất rau an toàn bị nhiễm mặn.
Ông Lê Xuân Toàn, Phó giám đốc BQL dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung tại Ninh Thuận, cho biết, sau khi dự án được triển khai đầu tư trạm bơm, bể chứa và hệ thống đường ống đã giải quyết về mặt kinh tế lẫn về mặt xã hội, bởi vùng dự án này bà con sản xuất nông nghiệp bằng nước ngầm. Tuy nhiên nhờ sự quan tâm Bộ NN-PTNT, BQL các dự án Nông nghiệp và UBND tỉnh Ninh Thuận nên dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 2/2020.
Hồ Đu Đủ của tỉnh Bình Thuận được nâng cấp từ nguồn vốn của dự án. Ảnh: H.THU.
"Dự án bước đầu thấy hiệu quả, người dân hưởng lợi nên phấn khởi. Cụ thể trước khi chưa thực hiện dự án, vùng An Hải chỉ sản xuất được 60-80 ha. Nhưng sau 1 năm bàn giao diện tích sản xuất đã tăng lên gấp đôi từ 140 - 160ha", ông Toàn chia sẻ và nói dự án đạt được mục đích ban đầu đề ra.
Tương tự, tại tỉnh Bình Thuận, một trong những tỉnh khô hạn nhất nước nên việc tham gia dự án, đặc biệt nâng cấp các hồ chứa, công trình thủy lợi rất quan trọng.
Ông Lê Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung-khoản vay bổ sung, tỉnh có 4 tiểu dự án gồm nâng cấp hồ chứa, kiên cố hóa kênh mương. Các dự án được đầu tư đến đâu vùng đất khô cằn thiếu nước được phủ xanh của thanh long tươi tốt, người dân rất phấn khởi.
Cuộc sống người dân Đắk Mil chật vật vì thiếu nước sinh hoạt Thiếu nước sinh hoạt đang khiến cho cuộc sống của gần 500 hộ dân ở xã Đắk R'la, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông bị đảo lộn. Nhiều gia đình đã thuê người khoan giếng hàng chục triệu đồng nhưng vẫn không tìm thấy nguồn nước. Phản ánh của Tuấn Anh-Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Tây Nguyên. Một...