Chỉ đích danh “kẻ gây hấn” trên Biển Đông
Vì chiếm đa số nên cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện hôm 16/7 đã có kết quả đúng như dự đoán. Theo đó, liên minh cầm quyền (đảng Dân chủ Tự do và đảng Công minh Mới) đã thông qua dự luật an ninh mới gây tranh cãi, bất chấp sự phản đối của phe đối lập (đảng Dân chủ Nhật Bản, đảng Cộng sản Nhật Bản và đảng Duy tân Nhật Bản).
Trước đó (15/7), Ủy ban đặc biệt phụ trách luật an ninh của Hạ viện đã thông qua dự luật an ninh mới với sự tham dự của Thủ tướng Shinzo Abe.
Tokyo khẳng định, dự luật an ninh mới được Mỹ hoan nghênh, bởi đây là yếu tố then chốt để đối phó với những thách thức hiện nay. Nhưng theo kết quả điều tra mới nhất qua điện thoại của Hãng Kyodo: trong khi 58,7% phản đối dự luật mới, chỉ có 27,8% ủng hộ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
“Mười tiếng nói mạnh hơn một”
Những người phản đối cho rằng, dự luật này (phải trình Thượng viện thảo luận thêm để thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 27/9) sẽ vi phạm hiến pháp hòa bình của Nhật Bản và có nguy cơ đẩy Tokyo vào các cuộc xung đột do Mỹ đứng đầu.
Dự luật an ninh mới nếu được thông qua sẽ mở rộng quy mô chiến dịch của Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài; đồng thời cho phép Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể hoặc hỗ trợ Mỹ và các nước hữu hảo khác trước cuộc tấn công vũ trang ngay cả khi Tokyo không chịu bất kỳ cuộc tấn công nào.
Ngày 14/7, Hãng Reuters cho biết, Nhật Bản đã nhất trí mua 5 máy bay vận tải V-22 Osprey của Mỹ trị giá 332,5 triệu USD. Đây là thỏa thuận đánh dấu lô xuất khẩu đầu tiên loại máy bay này của Mỹ. 5 máy bay kể trên sẽ được trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất nhằm củng cố năng lực phòng thủ các đảo xa trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán trên biển.
Ngày 13/7, Hãng thông tấn Bernama của Malaysia dẫn lời Đặc phái viên Liên minh châu Âu (EU) tại Malaysia Luc Vandebon cho rằng, các nước thành viên ASEAN liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông nên cân nhắc giải quyết vấn đề với tư cách là một khối hơn là từng nước. Theo ông Luc Vandebon, dựa trên quan niệm “mười tiếng nói mạnh hơn một”, đồng thời tin rằng, các nước tranh chấp sẽ có lợi hơn nếu họ tiếp cận giải quyết vấn đề theo cách này.
Theo thông cáo báo chí của Ban Thư ký ASEAN, tại Diễn đàn ASEAN – Nhật Bản lần thứ 30 được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia ngày 22/6, các quan chức cấp cao ASEAN và Nhật Bản đã tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Nhật Bản, đồng thời nhất trí tiếp tục tìm hiểu những cơ hội mới để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ và hợp tác này.
Người Philippines biểu tình thổi còi bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Makati, Manila
Trước đó (5/2), khi phat biêu tai buôi liên hoan mưng Xuân Trung Quôc – ASEAN năm 2015 ở Băc Kinh, Đai sư Singapore tai Trung Quôc, Chu tich luân phiên Hôi đông ASEAN tai Băc Kinh cho rằng, sư phat triên cua ASEAN va đê xuât “Con đương tơ lua trên biên thê ky XXI” cua Trung Quôc se bô trơ cho nhau, và mong 2 bên cung nhau ưng pho với thach thưc, hóa giai bât đông, tân dung đây đu cơ hôi kinh doanh Trung Quôc – ASEAN.
Đai sư Singapore tai Trung Quôc nhấn mạnh, Trung Quôc va ASEAN hiên đang nô lưc xây dưng “10 năm Vang” thư 2 cua mối quan hê đôi tac chiên lươc, hơp tac giưa 2 bên liên quan đên nhiêu linh vưc, trong đo co kinh tê, nhất là khi ASEAN đang dôc sưc để hoan thanh xây dưng Công đông Kinh tê vao cuôi năm 2015.
“Một giọt nước và một xô nước”
Ngày 13/7, mạng sina.com dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho thấy, Bắc Kinh đã chi 1,36 tỉ USD trong năm 2014 để nhập khẩu vũ khí từ nhiều quốc gia. Điều đáng nói là bất chấp lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc của Liên minh châu Âu, nhưng nhiều quốc gia phương Tây, trong đó có Anh, Thụy Điển và Đức vẫn thực hiện nhiều hợp đồng bán vũ khí cho Bắc Kinh.
Nhiều người cảnh báo, Trung Quốc chỉ tạm điều chỉnh chiến lược, còn mục tiêu nhất quán của Bắc Kinh vẫn là “liếm trọn Biển Đông”. Theo nhận định của tờ The Diplomat, máy bay tuần tra săn ngầm Cao Tân 6 (GX-6) của Bắc Kinh đã chính thức biên chế cho Hạm đội Bắc Hải và động thái này nhằm giúp Hải quân Trung Quốc gia tăng ưu thế trên Biển Đông.
Ngày 10/7, tờ Want China Times của Đài Loan đã trích lại một bài trên tạp chí mạng The National Interest do ông Gregory Poling, thành viên ban phụ trách bộ phận Đông Nam Á của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) khẳng định, Trung Quốc là kẻ gây bất ổn ở Biển Đông và Việt Nam là quốc gia đang bảo vệ các đảo của mình.
Want China Times cũng cho rằng, việc mở rộng đảo của Việt Nam tại Trường Sa “vô cùng nhỏ so với Trung Quốc”, và nếu so sánh thì việc cải tạo đảo của Việt Nam chỉ là “một giọt nước”, còn Trung Quốc là “một xô nước”.
Video đang HOT
Máy bay vận tải V-22 Osprey
Theo nhận định của tờ Straits Times (Singapore), cách hành xử hung hăng, ngang ngược của Bắc Kinh không những gây thiệt hại kinh tế cho quốc gia gần 1,4 tỷ dân, mà còn hình thành tâm lý chống Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Theo nhận định của bà Ekaterina Koldunova, chuyên viên nghiên cứu ASEAN, tác động của vấn đề Biển Đông đối với chính sách đối ngoại và đối nội của các nước Đông Nam Á là điều không cần bàn cãi, và tại các nước này đang xuất hiện thái độ bất mãn gay gắt trước hành động của Trung Quốc.
Theo ước tính của chuyên gia về Trung Quốc David Shambaugh, Bắc Kinh tuy đã chi khoảng 10 tỉ USD/năm cho “tuyên truyền đối ngoại”, nhưng chiến dịch này mang lại hiệu quả hạn chế.
Còn theo học giả Joseph S.Nye, người đầu tiên đưa ra khái niệm quyền lực mềm, mặc dù Trung Quốc đã có rất nhiều nỗ lực nhằm tăng cường khả năng, cũng như ảnh hưởng đối với các quốc gia, nhưng Bắc Kinh vẫn không thể vượt qua “giới hạn của quyền lực mềm”.
Bởi những gì Trung Quốc đã và đang làm có nguy cơ khiến các nước láng giềng phải lo ngại, thậm chí họ tìm cách lập liên minh để làm đối trọng. Bên cạnh đó, chủ nghĩa dân tộc và đây là những lực cản đối với chiến lược mở rộng “quyền lực mềm” của Trung Quốc.
Điều chỉnh để thích ứng
Ngày 15/7, tờ South China Morning Post đưa tin, một trong 7 Tư lệnh đại quân khu đã tháp tùng ông Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thị sát các tỉnh Tây Bắc làm tăng đồn đoán về một cuộc cải tổ bộ máy lãnh đạo quân sự của Bắc Kinh.
Hiện dư luận đang quan tâm tới Tư lệnh đại quân khu Tế Nam, Trung tướng Triệu Tông Kỳ, tuy đã 60 tuổi, nhưng vẫn là người trẻ nhất trong số 7 Tư lệnh đại quân khu, và nhiều khả năng sẽ thay thế vị trí của ông Phạm Trường Long sau Đại hội 19 bởi khi đó Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đã hết tuổi.
Trước đó (8/7), tờ South China Morning Post từng đưa tin, 3 tướng thuộc 3 đại quân khu Nam Kinh, Thẩm Dương và Tế Nam vừa được điều về Bộ Tư lệnh Không quân. Theo đó, tướng Vu Trung Phúc, Chính ủy Nam Kinh được cử làm Chính ủy Quân chủng Không quân, thay tướng Điền Tư Tu đến tuổi nghỉ hưu. Tướng Triệu Dĩ Lương, Chính ủy Thẩm Dương được thăng chức Phó chính ủy Quân chủng Không quân, và tướng Phạm Kiêu Tuấn, Chính ủy Tế Nam được điều làm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Không quân.
Cả 3 tướng kể trên có khả năng sẽ được thăng quân hàm trước dịp kỷ niệm thành lập quân đội Trung Quốc 1/8. Theo đó, Trung tướng Vu Trung Phúc và Trung tướng Triệu Dĩ Lương được đeo hàm Thượng tướng, còn Thiếu tướng Phạm Kiêu Tuấn được đeo lon Trung tướng.
Ngày 13/7, Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Quốc gia Australia ở Sydney công bố báo cáo cho thấy, Mỹ và Australia có chiến lược “không ăn ý” trong vấn đề Trung Quốc. Báo cáo cho rằng, cả Canberra lẫn Washington đều không có một chính sách rõ ràng và nhất quán về Trung Quốc.
Do đó họ kêu gọi Australia và Mỹ tập trung vào 2 vấn đề cốt lõi là giải quyết những thách thức hàng hải và tận dụng liên minh ANZUS (Australia, New Zealand và Mỹ) để xây dựng những mối quan hệ đối tác tốt đẹp hơn như với Nhật Bản, Ấn Độ và Indonesia, nhằm đối phó tốt hơn trước việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự.
Cũng trong ngày 13/7, Thủ tướng Australia Tony Abbott đã bày tỏ hài lòng về mối quan hệ với Trung Quốc, đồng thời bác bỏ thông tin cho rằng, tên lửa tầm xa của Bắc Kinh có thể sớm vươn tới Australia.
Trước đó (chiều 29/6), ông Tony Abbott từng nhấn mạnh, sự thịnh vượng của khu vực phụ thuộc vào an ninh khu vực, song nó đang phải đối mặt với mối đe dọa tồn tại dưới hình thức tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Đồng thời khẳng định, các dự án xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông đang vấp phải sự phản đối của nhiều nước.
Ngày 14/7, tờ South China Morning Post cho biết, dịch vụ bản đồ trực tuyến của Google (Google Maps) đã lặng lẽ xóa tên gọi “đảo Hoàng Nham” mà Trung Quốc gán cho bãi cạn Scarborough. Trước đó, Google Maps đã chú thích Scarborough là một phần của cái gọi là “quần đảo Trung Sa” của Trung Quốc và việc này đã dấy lên một làn sóng phản đối trực tuyến, yêu cầu Google phải ngừng xác nhận Scarborough là lãnh thổ của Trung Quốc. Trước đó (8/7), ngươi phat ngôn Bô Ngoai giao Trung Quôc Hoa Xuân Doanh (Oanh) cho răng, trong tinh hinh hiên nay, nhân dân Trung Quôc ơ 2 bơ Eo biên đêu phải co trach nhiêm va nghia vu bao vê chu quyên lanh thô va quyên lơi biên cua quốc gia. Theo ba Hoa Xuân Doanh, chu quyên va quyên lơi liên quan tại Biển Đông cua Trung Quôc đa đươc hinh thanh trong qua trinh lich sư lâu dai, co đây đu cơ sơ phap ly dưa trên luât phap quôc tê!?
Theo Hồng Thất Công
PetroTimes
Thủ tướng và chuyến đi Nhật: Kết quả vượt dự kiến
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường cho rằng, các cuộc hội đàm và tiếp xúc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 7 đều đạt những kết quả hết sức quan trọng, vượt dự kiến.
Kết thúc Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 7 được tổ chức tại Tokyo vừa qua, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chung của hội nghị cũng như những đóng góp tích cực và các hoạt động ngoại giao của đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 7 (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản đã thành công tốt đẹp. Xin Thứ trưởng cho biết những kết quả nổi bật đạt được tại Hội nghị Cấp cao Mekong -Nhật Bản lần thứ 7, đóng góp của Việt Nam tại hội nghị này?
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường: Ngày 4/7/2015 đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 7 với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao các nước Mekong và Nhật Bản: Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong, Tổng thống Myanmar Thein Sein, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Cha-ocha, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh hợp tác Mekong-Nhật Bản đang ngày càng phát triển và trở thành một trong những cơ chế hợp tác hàng đầu ở tiểu vùng Mekong.
Chiến lược Tokyo 2012 đã được triển khai và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần củng cố sự gắn kết và bổ trợ lẫn nhau giữa các nền kinh tế thành viên, vì hòa bình và thịnh vượng chung trong khu vực.
Kết quả nổi bật của Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần này là việc các nhà Lãnh đạo năm nước Mekong và Nhật Bản đã thông qua Chiến lược Tokyo 2015 với các định hướng rõ ràng cho hợp tác Mekong - Nhật Bản giai đoạn 2016 - 2018; với mục tiêu bao trùm là bảo đảm ổn định khu vực và đạt "tăng trưởng chất lượng" tại Tiểu vùng Mekong. Các hoạt động hợp tác sẽ tập trung vào bốn trụ cột hợp tác chính:
Một là, phát triển hạ tầng công nghiệp (như đô thị, năng lượng, công nghiệp phụ trợ, giao thông, cấp nước...) và tăng cường kết nối "cứng" về đường bộ, đường sắt, đườn biển và đường hàng không giữa các nước Mekong cũng như gắn kết Tiểu vùng Mekong với các khu vực xung quanh.
Hai là, phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp và đẩy mạnh kết nối "mềm" về thể chế, kinh tế và giao lưu nhân dân; khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng mạng lưới sản xuất tại khu vực.
Ba là, phát triển bền vững hướng tới thực hiện một Mekong xanh, với trọng tâm là tăng cường hợp tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, và quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.
Bốn là, tăng cường sự phối hợp giữa hợp tác Mekong với các cơ chế hợp tác khác trong khu vực, các đối tác và tổ chức quốc tế liên quan để huy động hiệu quả nguồn lực cho phát triển của Tiểu vùng Mekong.
Tại hội nghị, Thủ tướng Shinzo Abe đã thông báo quyết định của Nhật Bản dành 750 tỷ Yen ODA hỗ trợ các nước Mekong trong 3 năm tới. Đây sẽ là nguồn tài chính quan trọng để triển khai các nội dung hợp tác của Chiến lược Tokyo.
Trong Tuyên bố Chiến lược Tokyo 2015 về hợp tác Mekong - Nhật Bản, các nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của đại dương, một tài sản chung của thế giới; khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ hơn để đảm bảo an ninh an toàn hàng hải trong khu vực; nhấn mạnh việc cần phải thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC).
Các nhà lãnh đạo cũng nhắc lại cam kết đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không, an toàn hàng hải, giao thương thông suốt và giải quyết hòa bình các tranh chấp theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận trên toàn cầu, bao gồm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982.
Lãnh đạo các nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây tại Biển Đông làm phức tạp thêm tình hình, gây xói mòn lòng tin và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực.
Đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình chuẩn bị cho hội nghị, phối hợp cùng với Nhật Bản và các nước Mekong xây dựng Chiến lược Tokyo theo hướng hỗ trợ tối đa cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các nước Mekong.
Sáng kiến của Việt Nam nêu tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 6 về mở rộng kết nối tiểu vùng Mekong với các khu vực xung quanh, đặc biêt là với khu vực Nam Á đã trở thành một nội dung quan trọng trong Chiến lược Tokyo 2015.
Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các nước xây dựng kế hoạch hành động và Tầm nhìn phát triển công nghiệp Mekong.
Trong chuyến thăm Nhật Bản, bên cạnh các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm, gặp gỡ, tiếp xúc với lãnh đạo, chính giới, cộng đồng doanh nghiệp của Nhật Bản. Thứ trưởng có thể đánh giá kết quả các cuộc tiếp xúc?
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường: Chuyến thăm Nhật Bản lần này có thể coi là chuyến thăm "hai trong một".
Bên cạnh những hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Mekong -Nhật Bản như chào Nhà Vua Nhật Bản, Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Nhật Bản, gặp Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật Bản-Mekong, dự Diễn đàn Năm nền kinh tế Mekong, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm và dự chiêu đãi của Thủ tướng Shinzo Abe.
Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có một loạt các cuộc tiếp xúc với chính giới, lần lượt tiếp và trao đổi với hơn 20 tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản, tham dự Tọa đàm Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản...
Lịch làm việc của Thủ tướng trong hai ngày tại Tokyo đều dày kín các hoạt động từ sáng sớm tới tối khuya. Các cuộc hội đàm và tiếp xúc nêu trên đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng, vượt dự kiến. Cụ thể là:
Thứ nhất, các cuộc hội đàm, trao đổi và tiếp xúc đã góp phần quan trọng củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai bên.
Thủ tướng Nhật Bản, lãnh đạo Quốc hội, các chính đảng lớn, lãnh đạo địa phương, cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đều khẳng định coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đều nhất trí tăng cường tiếp xúc ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao, thực hiện hiệu quả các cơ chế đối thoại và hợp tác giữa hai nước.
Thứ hai, hợp tác kinh tế là nội dung trọng tâm với những thỏa thuận rất có ý nghĩa. Thủ tướng Abe đã đáp ứng tích cực tất cả các đề nghị hợp tác do Thủ tướng ta nêu lên như: Xem xét tích cực việc cung cấp 300 tỷ Yen (khoảng 3 tỷ USD) ODA cho năm tài khóa 2015, cao hơn hẳn so với mức các năm trước (bằng cả mức năm 2013 và 2014 gộp lại) cho 9 dự án hợp tác, bao gồm các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, biến đổi khí hậu.
Đây là những dự án quan trọng, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thủ tướng Nhật cũng nhất trí cung cấp ODA cho dự án bệnh viện hữu nghị Việt -Nhật (bệnh viện Chợ Rẫy 2); đồng ý hợp tác nghiên cứu khả thi một đoạn đường sắt cao tốc trên tuyến đường sắt Bắc-Nam; tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam; sớm ký Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp giữa hai nước...
Về phần mình, Thủ tướng ta cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với đề nghị của bạn muốn ta tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản được tham gia vào các dự án xây dựng khu đô thị thông minh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phát triển khu thương mại ngầm ở khu vực nhà ga thành phố Hồ Chí Minh...
Đặc biệt, hai Thủ tướng đã nhất trí tuyên bố về cơ bản kết thúc đàm phán song phương trong khuôn khổ Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) và sẽ nỗ lực cùng các thành viên khác sớm kết thúc đàm phán và ký Hiệp định TPP trong thời gian tới.
Hai bên cũng đã ký một loạt hiệp định hợp tác về kinh tế, trong đó có việc đã ký Công hàm trao đổi đối với 3 dự án ODA viện trợ không hoàn lại tài khóa 2015, Hiệp định vay vốn các dự án ODA thuộc tài khóa 2014 trị giá hơn 66 tỷ Yen, tương đương 660 triệu USD cho 5 dự án.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường các cơ chế và khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại; ký Biên bản thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và năng lượng; ký thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam với Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) nhằm tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Thứ ba, Thủ tướng Nhật Bản cũng đồng ý hỗ trợ Việt Nam xây dựng trường Đại học Việt - Nhật, giúp nâng cấp một số trường đại học và dạy nghề ở Việt Nam.
Nhật Bản cũng cam kết tăng thêm số học bổng cho lưu học sinh Việt Nam, nhận nhiều hơn các điều dưỡng viên, lao động Việt Nam tại Nhật Bản.
Thứ tư, hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn, cơ chế hợp tác và tại các tổ chức khu vực và quốc tế.
Hai bên chia sẻ quan ngại sâu sắc của các nhà lãnh đạo Mekong - Nhật Bản, của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh an toàn và tự do hàng hải và hàng không, yêu cầu các bên liên quan không có những hành động gây phức tạp và mở rộng tranh chấp trên Biển Đông, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC.
Thứ năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp đối thoại cởi mở, thực chất với Lãnh đạo các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản, nhằm giải đáp các mối quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực...
Các tập đoàn lớn của Nhật Bản đều bày tỏ tin tưởng vào chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam, cam kết mở rộng đầu tư làm ăn ở Việt Nam, từ thăm dò khai thác đến chế biến dầu khí, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, đặc biệt là điện năng, công nghệ thông tin...
Chuyến thăm lần này đã thành công hết sức tốt đẹp. Tôi tin rằng, những kết quả quan trọng nêu trên chắc chắn sẽ góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới theo hướng ngày càng tin cậy, gắn kết, đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn nữa. Quan hệ hai nước Việt Nam và Nhật Bản còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong những năm tới.
PV
Theo Dantri
Chiến lược quân sự quốc gia năm 2015 của Mỹ Ngày 1-7, Lầu Năm Góc đã công bố Chiến lược quân sự quốc gia năm 2015, định hướng các biện pháp và cách thức quân đội nước này sẽ áp dụng để bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích quốc gia và an ninh của Mỹ. Trên cơ sở Chiến lược an ninh quốc gia 2015 và bản Đánh giá quốc phòng...