Chị dâu lấy chồng mới, bố mẹ tôi cho chị hẳn một căn nhà và khóc thương còn hơn cả con gái lên xe hoa
Ngày chị khoác áo cưới lần hai, sánh vai bên cạnh người đàn ông khác, cả nhà tôi ai cũng bật khóc.
Hồi anh tôi dẫn chị dâu về ra mắt, bố mẹ tôi tỏ vẻ không ưa ra mặt. Chị vừa thấp bé lại ốm o, ăn nói cũng không được nhanh nhảu khôn khéo như người khác. Trong khi đó, anh tôi lại là giảng viên đại học, con đường tương lai sáng sủa, mẹ tôi muốn anh tìm một người khác xứng đáng hơn. Nhưng anh tôi nhất quyết không chịu. Cuối cùng dùng dằng cả năm trời, mẹ tôi mới chịu rước chị về nhà.
Mẹ tôi bắt chị dâu nghỉ việc ở siêu thị vì chê lương thấp. Chị dâu nhất định không nghỉ. Mối hiềm khích của mẹ với chị ấy càng tăng lên sau việc đó. Đi đâu mẹ tôi cũng chê bai chị dâu không tiếc lời. Chị dâu tôi biết hết, nghe hết nhưng vẫn lẳng lặng, không hỏi mẹ tôi một tiếng.
Mọi công việc trong nhà, chị lo chu toàn, không để mẹ tôi phải nhắc nhở. Vì chị quá giỏi, quá ngoan nên bố tôi dần dần thương chị và đứng về phía chị, bênh vực chị. Mẹ tôi lại càng ghét chị hơn.
Vì chị quá giỏi, quá ngoan nên bố tôi dần dần thương chị. (Ảnh minh họa)
Đến khi mẹ tôi bị đột quỵ, bà mới thấm thía tình nghĩa và nhân phẩm của con dâu. Chị dâu tôi nghỉ làm, suốt ngày ở viện chăm sóc mẹ. Anh em tôi có tới cũng chỉ ở được chốc lát vì chị bảo về để còn đi làm. Anh tôi thương vợ, đòi ở lại đêm, chị không cho, còn nói anh chỉ cần lo tốt việc của anh, chăm mẹ bệnh là việc của chị, chị lo được.
Video đang HOT
Mẹ tôi nằm liệt giường cả tháng nhưng vẫn nhận thức được. Mọi chuyện từ vệ sinh cá nhân, ăn uống chị dâu tôi đều lo chu toàn. Thậm chí mẹ tôi đi nặng ra đầy giường, chị dâu vẫn cặm cụi dọn dẹp mà không trách móc nửa tiếng. Sau đó, chị còn cùng bác sĩ tập vật lý trị liệu cho mẹ tôi cả năm trời. Lúc đó, mẹ tôi mới thương chị. Mẹ tôi gọi chị là con gái, nói may mắn khi có chị làm dâu.
Rồi chị mang bầu. Cả nhà tôi vui chưa được bao lâu thì anh tôi bị tai nạn xe qua đời. Ngày nhận được tin, chị dâu tôi gần như phát điên. Chị khóc lóc vật vã, bỏ ăn uống, suốt ngày chỉ đòi chết theo anh tôi. Nhìn cảnh chị ôm quan tài chồng khóc sưng mắt, rồi lại đem chăn mền nằm ngay cạnh quan tài anh mà ai cũng rơi nước mắt.
Ngày chị khoác áo cưới mới, đi bên cạnh người đàn ông khác mà nhà tôi ai cũng khóc. (Ảnh minh họa)
Chị sinh con mà không có chồng. Bố mẹ tôi thương chị hơn, chăm sóc chị kĩ càng. Chị vẫn ít nói nhưng dành hết tình thương cho con. Trên đầu giường chị lúc nào cũng có tấm ảnh của anh tôi. Đêm nào chị cũng lấy áo của anh để đắp cho con ngủ. Mãn tang anh tôi, mẹ tôi bảo chị tìm hiểu người mới nhưng chị không chịu. Bố mẹ tôi đau bệnh, vẫn chỉ một mình chị lo toan vì tôi đã đi lấy chồng. Chị ở với bố mẹ tôi tới tận 8 năm sau, chẳng khác gì con cái trong nhà.
Năm nay, chị dâu tôi tìm hiểu người khác. Chị dẫn mẹ tôi đi uống cà phê cùng người đó. Mẹ tôi ưng ý, cho cưới, chị mới cưới. Ngày chị khoác áo cưới mới, đi bên cạnh người đàn ông khác mà nhà tôi ai cũng khóc. Mẹ tôi còn khóc nhiều hơn cả lúc tôi cưới.
Bà cho vợ chồng chị một căn nhà. Hai mẹ con cứ ôm lấy nhau mà khóc giữa buổi lễ. Chị nói dù có thế nào, với chị, gia đình tôi vẫn là gia đình ruột thịt. Tôi thương chị dâu quá. Tôi chỉ mong chị có hạnh phúc mới.
Theo docbao.vn
Quà tết của ba chồng
Tôi cảm động đến lặng người. Món quà đầu xuân của ba chồng, còn hơn giá trị là tấm vé thông thường. Nó là món quà của ân tình, thương yêu. Tết này tôi đã được về với mẹ...
Mấy tháng trước tết ba chồng tôi ốm nằm viện. Ông bị đột qụy. Cũng may hôm đó tôi đi làm muộn, vừa từ trên lầu xuống phòng khách, đã thấy những bước chân ba lảo đảo khác thường. Mẹ chồng tôi đi chợ từ sớm, nhà vắng hoe... Những ngày đầu nhìn ông nằm trên giường bệnh trắng toát mà thương. Cả một đời lăn lộn, người đàn ông sức vóc nhường ấy cũng có lúc trở nên yếu đuối, bất lực với chính sức khỏe của mình. Mẹ chồng tôi thương ba, nước mắt ngắn dài. Chồng tôi tháng cuối năm vô cùng bận, việc chăm sóc người ốm lại lóng ngóng vụng về, nên chủ yếu chạy ra chạy vào bệnh viện chăm lo cho ba chỉ có tôi và mẹ.
Hai cô em chồng nghe tin chạy tới, nhưng còn gia đình riêng, còn công việc, còn cả cái mớ lí thuyết mà cô ba nói riêng với tôi: "Ba mẹ vun vén hết cho anh chị, nên việc chăm sóc ba già mẹ héo, anh chị chủ động..." Nghe mà thật buồn lòng. Tôi đâu phải con người nặng về vật chất. Ba mẹ chồng tôi cũng đã chăm lo, tạo dựng cho cả hai cô con gái nên người đàng hoàng mà, mỗi cô về nhà chồng, ông bà cũng cho của hồi môn đâu có ít. Vậy mà... Tôi nghĩ đó là tình cảm, là trách nhiệm của các con chứ tôi cũng đâu đã lên tiếng cậy nhờ hai cô về chăm ba? Mỗi lúc nghĩ như thế tôi lại thấy rầu ruột, thở dài một cái rồi lại tất tả chạy đi lo cái này cái kia. Thời gian đâu mà nghĩ ngợi nhiều đến thế?
Ảnh minh họa
Tôi xin nghỉ việc không lương. Cận kề tết thuê người đâu có dễ. Hơn nữa, lúc ốm đau mới cần người thân, nhất là đó là cha mẹ già. Ba chồng tôi xuất viện, nhưng là để tập vật lí trị liệu. Hàng ngày vẫn có bác sĩ đến nhà thăm khám, kiểm tra và hướng dẫn. Tôi cũng theo sát để học, đặng còn giúp ba tập cho đúng. Hai đứa con nhỏ, thêm một người bệnh thực sự là tôi và mẹ chồng có lúc cũng thấy đuối, nhưng biết than ai? Có hôm ba lò dò được vài bước rồi khuỵu xuống ngay cửa, cô thứ hai đến đỡ ba lên la lối um sùm. Rồi nó lại thấy có mùi khai khai do bọn trẻ mải chơi tè dầm... Vậy là cô nhăn nhó, bịt mũi kêu nhà cửa mất vệ sinh quá, rằng thế này không ốm thì sao? Rằng lương hưu của ba đâu sao không thuê giúp việc? Rằng... mẹ chồng tôi đi chợ về nghe nó dằn hắt mà đánh rơi cả bịch thức ăn trên tay.
Ba tôi chịu khó tập luyện nên bình phục khá nhanh, những bước chân của ông lanh lợi dần lên. Tiếng nói cũng dần tròn trĩnh, không méo mó tiếng được tiếng không nữa. Khỏi nói cả nhà ai cũng phấn khởi vô cùng. Tôi bảo mẹ chồng: "Nhà mình phải ăn tết thật to mừng ba bình phục..." mẹ chỉ cười nhẹ. Mẹ chồng tôi là vậy, hiền hậu và thương con. Tôi lo sắm tết, trang hoàng nhà cửa. Hai em cô về ngó ngược ngó xuôi xem tôi làm những gì, có thiếu gì với gia tiên, ông bà không. Tôi biết chứ, nhưng cười xòa, thôi kệ, bao năm nay các cô vẫn vậy, thì giờ tôi kệ thêm lần nữa có sao...
Ảnh minh họa
Tết rồi cũng đến, mọi việc êm xuôi. Ba tôi chồng hồ hởi lắm, chưa bao giờ tôi thấy ông cởi mở như thế. Có lẽ qua cơn bạo bệnh cha trân quí hơn giá trị của tình thân, gia đình. Thế nhưng đùng cái tôi nhận được tin mẹ đẻ tôi bị ngã... Quê tôi tận ngoài Bắc xa lắc lơ. Lâu lắm tôi cũng chưa về thăm nhà. Dù anh trai tôi nói qua điện thoại rằng mẹ gãy tay, người không sao... mà nước mắt tôi cứ trào ra. Đúng là con gái lấy chồng xa, thương là thương để đó, chứ dễ gì chạy ngay về với mẹ... Mỗi ngày tôi đành nghe mẹ động viên ngược rằng mẹ không sao, vài hôm là ổn...
Rồi bất ngờ, đúng ngày mùng ba vừa cúng tiễn ông bà xong, ba chồng gọi vợ chồng tôi xuống phòng, gương mặt ba rạng rỡ: "Ba tặng cái này cho vợ chồng con, chiều mai thu xếp ra ngoại ăn tết, thăm ngoại bọn trẻ luôn..."
Ba đưa ra cặp vé khứ hồi đi về Sài Gòn - Hà Nội. Tôi cảm động đến lặng người. Món quà đầu xuân của ba chồng, còn hơn giá trị là tấm vé thông thường. Nó là món quà của ân tình, thương yêu. Tết này tôi đã được về với mẹ...
Đinh Hương
Theo phunuonline.com.vn
Mới cận Tết vợ chồng đã cãi nhau chuyện ăn Tết bên nội hay bên ngoại Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết mà nhiều cặp vợ chồng "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" khi đôi bên không có câu trả lời chung cho câu hỏi: "Tết này về nội hay ngoại?". Lục đục vì không thống nhất được ăn Tết ở đâu Mười năm lấy chồng, chị Chu Thị Hương (ở Quảng Nam) chưa năm nào...