Chị dâu gặp tai nạn, tôi hoảng hốt báo tin cho anh trai thì nhận được cả “gáo nước lạnh”
Tôi hỏi anh đang ở đâu, anh còn thản nhiên nói đang bận ngồi cà phê với đồng nghiệp.
Có thể nhiều người từng nghe câu “giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”. Tôi cũng là một “bà cô” như thế, bởi tôi có ông anh trai hơn mình 6 tuổi. Tuy nhiên tôi không ác đến mức để bị gọi là “giặc bên Ngô”. Tôi có mối quan hệ rất tốt với chị dâu còn anh trai mới là người khiến tôi thường xuyên khó chịu.
Ngày xưa bố mẹ kế hoạch hóa nên anh em tôi mới cách nhau từng đó tuổi. Anh lên tiểu học thì tôi ra đời, anh lên cấp 2 thì tôi vào tiểu học. Chúng tôi cứ nối tiếp nhau trưởng thành như thế cho đến khi anh cưới vợ có con, còn tôi chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp.
Nhà người khác có anh trai thì vui, riêng tôi thì ngán anh mình tận cổ. Nói ghét thì không hẳn là ghét nhưng anh em tôi không hề hợp tính nhau. Từ bé đến lớn cứ đụng mặt nhau là chúng tôi kèn cựa, bố mẹ ông bà đều bất lực chán chẳng buồn can. Chính vì “ không đội trời chung” được với anh trai nên tôi mới chuyển đi nơi khác sống. Vừa thử thách bản thân, vừa không phải nhìn thấy mặt anh trai khiến tôi khó ở tối ngày.
Ngoài tính hiếu chiến ra anh tôi còn vô tâm và nhạt nhẽo. Anh ấy chẳng có một chút tinh tế hay tốt bụng nào. Là anh ruột của mình nhưng tôi chấm anh 2 điểm, bởi thực sự anh ấy chỉ toàn cái xấu thôi. Ưu điểm duy nhất của anh có lẽ chỉ có mỗi gương mặt.
Cả bố mẹ lẫn tôi đều khuyên anh sửa tính nhiều lần rồi mà không được. Anh ấy vừa bẩn vừa lười, giao tiếp kém, hay cục cằn nổi nóng và tiêu hoang nữa. Anh làm nghề thiết kế đồ họa, kiếm kha khá nhưng chả tiết kiệm được xu nào.
Video đang HOT
Ai cũng nghĩ cái nết như anh tôi thì “có ma mới thèm lấy”. Vậy mà đùng cái anh tôi cưới vợ, thậm chí cả nhà tôi kinh ngạc khi trông thấy diện mạo chị dâu tương lai. Hóa ra chị ấy là đồng nghiệp của anh, vừa xinh đẹp lại vừa khéo léo.
Tôi tưởng chị dâu đồng ý cưới anh vì chấp nhận được hết thói xấu của anh. Nào ngờ đâu chị chẳng hay biết gì. Dọn về sống với nhau chị mới phát hiện ra anh tôi ở bẩn, lười đánh răng, 1 tuần tắm 2 lần, và ti tỉ cái kinh khủng khác nữa. Gần như ngày nào chị cũng nhắn tin than thở kể xấu chồng với tôi. Giờ con anh chị đã 2 tuổi, tôi cũng chuyển vào tận Sài Gòn rồi mà hàng ngày vẫn phải nghe 7749 chuyện về anh trai.
Thực ra có một số tật anh tôi đã sửa đổi. Nhưng cơ bản thì nhiều thói xấu vẫn y nguyên. Đơn cử như cái tính vô tâm càng ngày càng nặng, chị dâu dọa bỏ bao lần anh tôi vẫn không chừa. Để rồi hôm nay xảy ra một biến cố lớn, có vẻ như anh tôi có nguy cơ phải ra tòa ly dị đến nơi.
Số là sáng nay tôi vừa đến công ty đã nhận một cuộc gọi từ bố. Bố run run nói chị dâu bị tai nạn, một cậu shipper đi ẩu vượt đèn đỏ khiến chiếc ô tô ngược chiều phanh không kịp, đánh lái trượt sang đường đâm thẳng vào đoàn xe đang đứng trong đó có chị dâu tôi. Nghe bảo chị bị kẹp chân, rách đùi, còn bị mảnh vỡ từ ô tô văng rách mặt nữa.
Mẹ tôi nhận được điện thoại người đi đường gọi báo xong thì hoảng hốt chạy ra chỗ con dâu ngay. Bố tôi thì già rồi nên cũng hơi lúng túng, tôi phải bảo bố bình tĩnh để tôi gọi cho anh trai.
Bình thường anh tôi xuất hiện rõ nhanh mà đúng lúc có sự cố thì gọi 4 lần anh mới nghe máy. Giọng anh cực kì khó chịu với tôi, như kiểu đang bận làm gì xong bị tôi làm phiền vậy. Nhưng lúc ấy tôi chẳng hơi đâu mà tính toán với anh, tôi nói nhanh tình hình chị dâu bị tai nạn và bảo anh đến bệnh viện xem như nào.
Tưởng anh sẽ lo lắng đứng dậy ngay nhưng không, anh hỏi tôi chị bị nặng hay nhẹ. Tôi bảo hình như may không gãy chân, song cũng bị thương nên mẹ đã chạy đến trước rồi.
Nào ngờ anh trai tôi thủng thẳng đáp câu khiến tôi lạnh đơ cả mặt: “Thế thì không nặng đến nỗi phải gấp, có chết người đâu mà gọi giục cuống lên”. Hóa ra anh đang bận ngồi uống cà phê với đồng nghiệp, đang buôn chuyện rôm rả nên không muốn đứng lên!
Tôi tức đến nghẹn cả cổ. Là vợ của anh, là mẹ của con anh gặp tai nạn, thế mà anh cứ dửng dưng như không! Nếu chẳng phải vì ở xa thì tôi đã chạy đến chỗ chị dâu ngay rồi. Nặng nhẹ gì thì giờ chị cũng cần người thân bên cạnh. Thế mà anh dội gáo nước lạnh vào lòng tôi, khiến tôi cảm thấy thất vọng vô cùng.
Biết tính anh mình nên tôi chẳng thèm nói thêm câu nào nữa. Tôi vội gọi cho chị dâu xem tình hình như nào, sốt ruột đợi đến 5-7 cuộc chị mới nghe máy. Biết chồng không tới nên chị chỉ cười rồi cúp máy.
Một lát sau băng bó xong thì mẹ tôi chở chị dâu về nhà. Chị nhắn cho tôi mấy dòng khiến nước mắt tôi cứ trào ra như suối.
“Hôn nhân giống như một đôi giày. Nếu cả đời khó chịu vì một đôi giày không vừa chân, chấp nhận sứt sẹo chảy máu đau đớn bực mình để giữ giày lại, thì thà quẳng nó đi kiếm đôi khác còn hơn. Không thì đi chân trần tự do, đâu có ai chết vì đi chân đất. Phải không em?”.
Tôi biết chị dâu nói vậy nghĩa là sự thờ ơ của anh trai mình hôm nay đã chạm đến giới hạn cuối cùng của chị rồi. Có lẽ chị không muốn tiếp tục sống cùng anh ấy nữa. Không dưới chục lần chị bảo sẽ ly hôn, chắc lần này chị sẽ làm thật. Tôi chẳng còn từ nào để biện minh giúp anh trai nữa. Nghĩ đi nghĩ lại thì người không biết trân trọng gia đình như anh ấy sống một mình chắc sẽ hợp hơn…
Gọi điện mời chị dâu về quê ăn Tết, chị ngậm ngùi tiết lộ số tiền nợ khiến cả nhà hoảng hốt
Cứ đến ngày 20 tháng Chạp âm lịch, tôi lại gọi điện, mời vợ chồng chị dâu về quê ăn Tết.
Nhưng lần này, chị không còn vui vẻ đồng ý nữa.
Gia đình chồng tôi rất nề nếp, gia giáo. Có lẽ một phần vì bố mẹ chồng đều là giáo viên đã về hưu nên ông bà còn giữ nếp sống cũ. Thời gian đầu về làm dâu, tôi cũng nảy sinh mâu thuẫn với họ. Sống 2 năm, tôi mới dần hòa mình vào nếp sống của nhà chồng. Còn chị dâu vì không chịu đựng nổi sự hà khắc quá mức của bố mẹ chồng nên đã bỏ đến thành phố ở. Anh trai chồng thương vợ con nên đi theo. Từ đó đến nay, anh chị chỉ về quê vào những dịp quan trọng như giỗ, lễ, Tết.
6 năm nay, cứ đúng ngày 20 tháng Chạp âm lịch, tôi lại là người gọi điện mời vợ chồng chị dâu về quê ăn Tết. Mẹ chồng tôi nói cùng là dâu, tôi sống ở nhà từ đường thì nên gọi điện mời anh chị, có như thế mới phải phép. Mấy chuyện nhỏ nhặt này, tôi cũng chẳng nề hà.
Thường thì mọi năm, vợ chồng chị sẽ thu xếp về quê vào ngày 28 Tết. Anh chị mua nhiều quà cáp, bánh trái, biếu tiền vợ chồng tôi để mua sắm. Hơn nữa, chị dâu sẵn sàng giúp đỡ tôi việc dọn dẹp, nấu nướng chứ không kiêu kì, tỏ vẻ là người thành phố. Mối quan hệ giữa tôi với chị dâu rất tốt, chưa từng xảy ra hiểu lầm, xích mích nào.
Gọi điện mời vợ chồng chị dâu về quê ăn Tết, chị lại tiết lộ đang nợ hơn 3 tỷ. (Ảnh minh họa)
Hôm qua, tôi gọi điện cho chị dâu, hỏi anh chị khi nào về quê được. Tôi còn nhờ chị mua giúp mình vài thứ đồ trang trí. Chị dâu không vui vẻ như thường lệ nữa mà mặt mày ủ rũ, chán chường. Chị ngậm ngùi nói vợ chồng mình không trụ nổi việc kinh doanh, hiện tại đang cố gồng gánh số nợ hơn 3 tỷ nên chẳng còn tâm trạng nào để về quê. Anh chị định giấu kín chuyện này vì không muốn mọi người lo lắng, nhưng buộc phải nói để không mang tiếng ỷ giàu nên không chịu về quê ăn Tết. Chị cười buồn, khóe mắt đỏ hoe, nói rất sợ đối diện với bố mẹ chồng. Sợ bị bố mẹ tra hỏi, đổ tội, sợ chồng khó xử khi đứng giữa. Chi bằng không về, có khi lại dễ chịu hơn.
Tôi kể mọi chuyện cho bố mẹ chồng nghe. Họ ngồi chìm trong im lặng và suy nghĩ. Có lẽ chính bố mẹ cũng không nghĩ rằng việc mình quá hà khắc, nề nếp lại ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ của con dâu như vậy. Đến mức con dâu không còn muốn chia sẻ hay nhờ vả vào cha mẹ nữa.
Chồng tôi bảo bố mẹ bán đất, lấy tiền giúp anh chị trả bớt một khoản nợ. Trả được bao nhiêu thì đỡ bấy nhiêu. Ông bà lại nói nếu như vợ chồng chị dâu chịu về quê, nói rõ mọi chuyện thì ông bà sẵn sàng làm thế; còn nếu không thì để anh chị tự xoay xở. Nhưng tôi biết, chị dâu đã nói thế thì chắc chắn chị sẽ không về. Tôi muốn giúp chị mà cũng đành bất lực. Phải thuyết phục như thế nào để chị chịu về bây giờ?
Mát mặt vì Tết chị dâu mừng tuổi hẳn 1 cây vàng, mùng 4 nghe chị nói mẹ tôi tức muốn ngất Mẹ tôi tức muốn ngất đi khi bị con dâu giội một gáo nước lạnh. Năm nay anh trai và chị dâu tôi về ăn Tết với bố mẹ. Anh chị cưới nhau đến nay là cái Tết thứ ba, đều về quê nội cả. Chị dâu tôi được cái cũng hướng về nhà chồng, không nhõng nhẽo đòi về ngoại như mấy...