Chỉ đạo làm rõ dấu hiệu cán bộ ngân hàng phối hợp “tín dụng đen” chiếm đoạt tài sản
Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo Phòng CSHS Công an TP Hồ Chí Minh kiểm tra và báo cáo vụ việc bà Phạm Thị Ngọc Yến (ngụ phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) tố cáo vợ chồng ông T.V.M và bà T.L.T.Tr (đều là cán bộ ngân hàng công tác ở TP Hồ Chí Minh) câu kết cùng vợ chồng ông T.N.T (thường gọi là T “biển”), bà N.N.H cùng một số đối tượng khác có hành vi cho vay lãi nặng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức lập dự án nhà ở xã hội “ma” để chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng.
Trước đó, theo thông báo của Phòng CSHS, Công an TP Hồ Chí Minh gửi Công an TP Thủ Đức, cuối năm 2015, bà Yến vay của ông T.N.T (thường gọi là T “biển”) số tiền 1,7 tỷ đồng với lãi suất 30%/tháng. Trả lãi được một thời gian thì bà Yến mất khả năng chi trả. T “biển” giới thiệu cho bà Yến vay của bà H. (vợ ông T “biển”) để lấy tiền trả lãi cho T “biển”. Nợ chồng nợ, lãi chồng lãi, đến cuối năm 2017, vợ chồng T “biển” chốt lại bà Yến còn nợ vợ chồng ông 20 tỷ đồng.
Nhà bà Yến từng nhiều lần bị kẻ lạ mặt tạt nước sơn khủng bố.
Để “giúp” bà Yến có tiền tiếp tục trả lãi, T “biển” giới thiệu bà Yến vay nợ của T.A (ngụ quận 5) 130 cây vàng với lãi suất 10%/tháng. Sau hơn 1 năm, nhóm 3 người này buộc bà Yến phải cầm cố tài sản vay ngân hàng 8 tỷ đồng để trả lãi và đến đầu năm 2019 thì chốt lại bà Yến còn nợ vợ chồng T “biển” và T.A là… 30 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, theo đơn tố cáo của bà Yến, T “biển” có quan hệ họ hàng với bà nên biết chị em bà có nhiều bất động sản do ba mẹ để lại nên âm mưu muốn chiếm đoạt. T “biển” dẫn bà Yến đến gặp vợ chồng T.V.M và T.L.T.Tr, ép buộc bà phải làm theo sự chỉ đạo của vợ chồng M.,Tr. để lấy tiền trả nợ, lãi cho T “biển”. Cả hai vợ chồng M.Tr đều là cán bộ ngân hàng. Thời điểm này bà Tr. là kế toán của Phòng giao dịch, còn ông M. là giám đốc một chi nhánh ngân hàng đặt ở TP Thủ Đức. Chính vì vậy mà họ rất dễ dàng dựng nên dự án nhà ở xã hội để chiếm đoạt tài sản của bà Yến.
Video đang HOT
Vợ chồng M., Tr. buộc bà Yến phải đưa thửa đất diện tích hơn 1.800m 2 do ông Xuân (em ruột bà Yến) đứng tên ở TP Thủ Đức để xây dựng chung cư cao tầng nhà ở xã hội trên diện tích hơn 10.000m 2. Sau khi tự vẽ ra dự án, bà Tr. yêu cầu bà Yến, ông Xuân phải góp thêm tiền để xây dựng dự án. Khi dự án hoàn thành sẽ bán lấy tiền trả nợ, còn dư bao nhiêu thì trả lại cho bà Yến, ông Xuân. Trước mắt, Tr. buộc bà Yến và ông Xuân ủy quyền cho bà Tr. toàn quyền định đoạt gần 10 bất động sản của gia đình trên để vay vốn ngân hàng. Tr. lập nên một công ty “ma” với tên gọi S.G.R và thuê ông Đ.V.D làm Tổng giám đốc. Ngoài ra ông D. còn đứng tên làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty B.N. Đây cũng là công ty “ma” được Tr. dựng lên nhằm để chiếm đoạt tài sản của bà Yến. Bởi sau đó, bà Tr. dùng một số bất động sản của gia đình bà Yến để bảo lãnh cho Công ty N.B vay vốn ngân hàng với số tiền 87 tỷ đồng và bà Tr. đã lấy hết số tiền này.
Đợi mãi chẳng thấy dự án đâu, bà Yến, ông Xuân đòi lại giấy tờ nhà đất thì bà Tr. thông báo ông bà Yến còn nợ bà Tr. hơn 37 tỷ đồng và ông T.A là 45 tỷ đồng. Như vậy từ số nợ ban đầu 1,7 tỷ đồng, sau khi trả lãi hết khoảng 20 tỷ đồng, qua hơn 4 năm bà Yến còn nợ 82 tỷ đồng và có nguy cơ bị mất số tài sản đã vay ngân hàng vì khi vay tiền xong Công ty N.B của bà Tr. đều không trả lãi, vốn và hiện tại đều bị nợ quá hạn…
Ba năm qua, bà Yến đã nhiều lần gửi đơn tố cáo đến cơ quan Công an, tuy nhiên hiện tại vụ việc vẫn chưa được điều tra làm rõ. Ngày 11/6/2023, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh có văn bản trả lời cho bà Yến biết, ngày 25/2/2022, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin tố giác tội phạm của bà Yến. Lý do thời hạn giải quyết nguồn tin đã hết nhưng chưa nhận lại được kết quả trả lời của Văn phòng đăng ký đất đai TP Thủ Đức về tính pháp lý của các thửa đất; chưa có văn bản trả lời của các ngân hàng liên quan đến việc thế chấp tài sản của bà Yến. Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục điều tra, xác minh khi các căn cứ tạm đình chỉ không còn. Báo CAND cũng đã có hai bài điều tra xác minh làm rõ vụ việc này đăng ngày 9/4/2022 và 12/6/2022.
Từ khi tạm đình chỉ đến nay cũng đã tròn 11 tháng, do chờ đợi quá lâu nên bà Yến tiếp tục làm đơn tố cáo và Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Phòng CSHS kiểm tra và báo cáo vụ việc này
Ngăn ngừa người nước ngoài vi phạm pháp luật trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Nhiều người nước ngoài và người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài nhận thức chưa đúng, chưa rõ quy định pháp luật của Việt Nam, ở lại chủ yếu nhờ dịch vụ làm thủ tục
Có trường hợp cố tình ở lại Việt Nam, hoạt động sai phạm, bị xử lý dưới hình thức phạt tiền và trục xuất...
Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh Công an TP Hồ Chí Minh, đánh giá: Vi phạm pháp luật của người nước ngoài trên địa bàn thành phố (NNN) chủ yếu là nhập cảnh trái phép; sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; tổ chức đánh bạc; cố ý gây thương tích; bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay lãi nặng; tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép; quá hạn tạm trú (chiếm khoảng 90,5% tổng số vi phạm).
Về vi phạm của các cơ quan, tổ chức nước ngoài như, lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài (số vốn ít, nhiều cá nhân góp vốn) để làm thủ tục cư trú, bảo lãnh cho nhiều thân nhân cư trú dài hạn tại Việt Nam. Sau khi được cấp giấy tờ cư trú dài hạn thì giải thể công ty hoặc chỉ thành lập trên giấy tờ, không có hoạt động thực tế.
Đáng lưu ý, nhiều cá nhân người Việt Nam, thành lập công ty nhỏ lợi dụng pháp nhân bảo lãnh cho NNN nhập cảnh vào làm việc. Tuy nhiên, thực tế không có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài mà dùng thủ đoạn này để bảo lãnh cho NNN nhập cảnh. Sau đó, NNN tự do tìm kiếm việc làm, tự do hoạt động, mà công ty không quản lý dẫn đến nhiều trường hợp NNN vi phạm pháp luật; cho NNN thuê nhà (nhà nguyên căn, các căn hộ chung cư...), nhưng không thực hiện khai báo tạm trú cho NNN; không quản lý để NNN lợi dụng địa điểm tổ chức cờ bạc, cá cược, lừa đảo qua mạng; chứa chấp NNN vi phạm...
Bên cạnh đó, nhiều NNN và người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài nhận thức chưa đúng, chưa rõ quy định pháp luật của Việt Nam, ở lại chủ yếu nhờ dịch vụ làm thủ tục... có trường hợp cố tình ở lại Việt Nam, hoạt động sai phạm, bị xử lý dưới hình thức phạt tiền và trục xuất.
Từ ngày 1/7/2020 (ngày Luật bổ sung, sửa đổi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động của NNN tại Việt Nam có hiệu lực) đến nay, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ANTT, các đơn vị chức năng của Công an TP Hồ Chí Minh đã phát hiện, xử lý 5.311 vụ (gồm 23 tổ chức và 5.645 cá nhân NNN) vi phạm pháp luật. Trong đó, Công an xử lý hình sự 48 đối tượng; trục xuất 439 đối tượng (trong đó có một số đối tượng truy nã quốc tế).
Đáng lưu ý, Công an quận 10, Công an quận Bình Thạnh phát hiện 2 vụ đối tượng NNN thành lập nhiều công ty tổ chức hoạt động cho vay "tín dụng đen" qua app, số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng; Công an TP Thủ Đức phát hiện 8 NNN nhập cảnh trái phép, tổ chức hoạt động lừa đảo qua mạng; Công an quận 8 phát hiện 7 NNN lừa đảo qua hoạt động đầu tư chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán của nước ngoài; Công an huyện Nhà Bè kiểm tra, phát hiện 44 NNN sử dụng mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản NNN; Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh đã phát hiện, xử lý nhiều đối tượng là NNN lừa đảo, đánh bạc, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích...
Nhóm đối tượng người nước ngoài trốn truy nã bị Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ.
Điển hình, qua công tác nghiệp vụ, ngày 22/5, Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ khác bắt 3 đối tượng quốc tịch Hàn Quốc (có lệnh truy nã quốc tế) sử dụng công nghệ cao hoạt động phạm tội, gồm: Jeong Ki-won (SN 1974), Park Jai-hyung (SN 1983), Jang Woo-jin (SN 1980). Các đối tượng trên lần lượt nhập cảnh vào Việt Nam từ cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Tại Việt Nam, chúng tạo "vỏ bọc" là nhà đầu tư, chuyên gia NNG được một số doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh bảo lãnh, hợp thức hóa hồ sơ xin cấp thị thực và thẻ tạm trú. Theo hồ sơ truy nã của Interpol, các đối tượng đã tạo lập và điều hành trang web đánh bạc, cá cược online, vận hành hệ thống trò chơi "Slot" trên Internet tại Việt Nam để kiếm tiền (đây là trò chơi đánh bạc, người chơi nạp tiền để chơi và thắng thua bằng tiền). Để tránh sự phát hiện, chúng làm việc chung và thường xuyên liên lạc qua ứng dụng Telegram và cài đặt chế độ tự xóa tin nhắn trong ngày.
Để phòng ngừa tình trạng NNN vi phạm pháp luật, Công an TP Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan công tác xuất nhập cảnh, đảm bảo đến từng hộ dân, cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà trọ, nhà cho thuê...) và từng người nước ngoài cư trú, sinh sống tại TP Hồ Chí Minh với các nội dung như, hướng dẫn khai báo tạm trú cho NNN trên mạng internet (địa chỉ https://hochiminh.xuatnhapcanh.gov.vn/); gia hạn thị thực, tạm trú, khai báo mất giấy tờ hộ chiếu, giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh; các văn bản Luật Nhập cảnh, xuất cảnh cư trú của NNN tại Việt Nam, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam.
Đồng thời, Công an TP Hồ Chí Minh rà soát, lập danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến NNN nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, hoạt động tại TP Hồ Chí Minh như, công ty du lịch, lữ hành, các tổ chức cá nhân cho NNN thuê nhà ở, thuê phương tiện, làm ăn giao dịch, môi giới; hướng dẫn viên du lịch; NNN là chủ các cơ sở kinh doanh, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
Bắt tạm giam cán bộ ngân hàng lừa đảo hơn 80 tỷ đồng Ngày 1/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam 4 tháng đối với Đào Quang Hiệp (SN 1989, trú tại tổ 3, khu 1, phường Yết Kiêu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) để điều tra làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Quá...