Chỉ đạo bất ngờ của Dương Tự Trọng trong chuyên án lừng lẫy
Chuyên án được nhắc đến có tên 911B. Trong vụ án này, nguyên đại tá Dương Tự Trọng đã triệu tập cuộc họp khẩn ngay trong tối để đưa ra các chỉ đạo bất ngờ, chính xác.
Dương Tư Trong, 52 tuôi, bi cao buôc co vai tro chu mưu, câm đâu tô chưc cho anh trai la Dương Chi Dung, nguyên Chu tich HĐQT Tông công ty Hang hai Viêt Nam ( Vinalines), bo trôn ra nươc ngoai.
Trước khi tô chưc cho anh trai bo trôn, nguyên đại tá, Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng được đánh giá là một cán bộ giỏi nghề, tận tụy với công việc.
Dương Tự Trọng chỉ đạo xử lý một vụ án về ma túy năm 2012, khi đang là Phó giám đốc Công an Hải Phòng
Sau khi tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội, Dương Tự Trọng gia nhập lực lượng công an và công tác tại công an TP Hải Phòng với vai trò là cán bộ công an một phường thuộc quận Lê Chân. Sau đó, ông Trọng lần lượt giữ chức Trưởng phòng cảnh sát hình sự rồi sau đó lên làm Phó giám đốc công an TP Hải Phòng. Trong thời gian công tác, ông Trọng từng trực tiếp chỉ đạo nhiều chuyên án lớn, triệt phá nhiều băng nhóm giang hồ cộm cán đất Cảng. Ông Trọng cũng từng triệt phá nhiều đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy lớn và tóm gọn nhiều đối tượng giết người đặc biệt nguy hiểm.
Ông Trọng cùng với trung tướng Phan Văn Vĩnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm và trung tướng Nguyễn Đức Nhanh – Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Giám đốc Công an TP Hà Nội được coi là những “hổ tướng” lừng lẫy, lập nhiều chiến công vang dội trong nghiệp cảnh sát.
Trong vai trò là Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hải Phòng, ông Trọng từng được ví là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với các băng nhóm giang hồ đất Cảng. Ông Trọng cũng được coi là ứng cử viên số 1 cho vị trí Giám đốc công an Hải Phòng sau này.
Trong đó chuyên án 911B bắt trùm ma túy đất Cảng là một trong những chiến công khẳng định mưu trí và tài năng của nguyên đại tá Dương Tự Trọng. Đây được xem là một “Trận đánh đẹp không tiếng súng”.
Chỉ trong vòng vài giây đồng hồ, 2 kẻ buôn bán ma túy với số lượng lớn nhất từ trước tới nay ở Hải Phòng bị tóm gọn trước sự ngỡ ngàng đến kinh ngạc của cả kẻ bị bắt và người đi đường.
Trước đó, Công an TP Hải Phòng Phát hiện một đường dây chuyên mua bán trái phép chất ma tuý với số lượng lớn từ khu vực Mộc Châu, tỉnh Sơn La sắp về tới Hải Phòng tiêu thụ và đưa đi các tỉnh, thành khác trong cả nước nên ngày 20/9/2011, Cục C47 – Bộ Công an và CATP Hải Phòng thành lập chuyên án 911B, do đại tá Dương Tự Trọng, Phó giám đốc CATP Hải Phòng làm Trưởng ban, nhanh chóng lên kế hoạch để bắt giữ nhóm đối tượng.
Kết hợp với sự giúp đỡ của nhân dân, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, Công an Hải Phòng đã bắt được đối tượng cầm đầu là Nguyễn Văn Bình (tức Bình “Ấm”, sinh 1963, ĐKTT: 33B/201 Trần Nguyên Hãn, hiện ở 74 tổ 22, phường Dư Hàng Kênh, Lê Chân) từng có 2 tiền án.
Đối tượng Nguyễn Văn Bình nổi tiếng trong giới tội phạm ma túy ở Hải Phòng. Nói đến Bình “Ấm”, giới “đường tàu” không ai lạ lẫm với cái tên này. Bình nổi tiếng với bản tính máu lạnh, sẵn sàng chém người hoặc bóp cò súng khi cần.
Video đang HOT
Bằng sự mưu trí, quyết liệt và tài năng đánh án nhiều năm của nguyên đại tá Trọng nên sau 2 tháng, lực lượng công an đã khống chế, bắt giữ các đối tượng và thu nhiều tang vật.
Cụ thể, vào tối 4/11/2012, đại tá Dương Tự Trọng, Trưởng Ban chuyên án triệu tập một cuộc họp khẩn cấp. Tại cuộc họp này, sau khi thông báo qua về quá trình thu thập thông tin đồng thời nhận định “hàng” sẽ về Hải Phòng vào hôm sau, đại tá Dương Tự Trọng yêu cầu các thành viên bổ sung vào kế hoạch chi tiết. Các phương án bắt ở đâu, bắt như thế nào? các tình huống giả định như chúng đi theo quốc lộ 10 hay đường khác về Hải Phòng? Khi chặn bắt thì xe chặn trước, chặn sau bố trí như thế nào?… Tất cả đều được đưa ra tính toán kỹ lưỡng.
Những cán bộ dày dạn kinh nghiệm của PC47 Hải Phòng như Thượng tá Nguyễn Ngọc Đặng (Phó phòng), Thượng tá Nguyễn Quang Đông (Phó phòng), Trung tá Vũ Ngọc Khánh (Đội trưởng Đội 2) có những ý kiến đóng góp thiết thực góp phần vào thành công của quá trình bắt giữ.
Theo sự chỉ đạo này, đúng 12h ngày 5/1/2012, tại Trạm thu phí Tiên Cựu, QL10 thuộc huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), Ban chuyên án phát hiện Bình và Duy đi trên chiếc xe Captiva Chevrolet BKS: 29Z-1258. Lực lượng trinh sát đã mưu chí, phối hợp nhịp nhàng các mũi tấn công nhanh chóng khống chế và khoá chặt tay 2 đối tượng, thu giữ 18 bánh heroin, 31 viên ma tuý tổng hợp, 2 súng ngắn K59 đạn đã lên nòng, 1 thanh kiếm, 2 bộ đàm, 4 ĐTDĐ, 54 triệu đồng.
Đối tượng cùng tang vật vụ án bị bắt giữ. (Ảnh CAND).
Sau khi bắt giữ đối tượng, thu giữ tang vật, lực lượng chuyên án đã đồng loạt khám xét nơi ở và kho chứa của Nguyễn Văn Bình, tiếp tục thu giữ số tiền 100 triệu đồng, 1 súng AK báng gấp đã cưa nòng, 1 mặt nạ phòng chống độc, 7 gói ma tuý đá trọng lượng là 700 gam, hàng trăm túi nilon nhỏ và một chiếc phễu.
Giám định tang vật thu giữ. Ảnh: ANHP
Sau trận đánh, đại tá Dương Tự Trọng, Phó Giám đốc Công an Hải Phòng cho biết: “Vụ bắt 18 bánh heroin trong Chuyên án 911B là chiến công thu giữ lượng ma túy lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn Hải Phòng. Thành công lớn nhất của chuyên án là bắt giữ được các đối tượng và tang vật, đồng thời bảo đảm tuyệt đối an toàn cho lực lượng bắt giữ, người dân xung quanh và cả đối tượng. Để làm nên thành công đó, chúng tôi có kế hoạch cụ thể, tỷ mỉ bảo đảm tính bất ngờ, chính xác và hợp lý. Các cán bộ, chiến sĩ được phân công phối hợp nhịp nhàng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công”.
Từ kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết, sát thực tế nên trong suốt quá trình đánh án, các trinh sát hoàn thành xuất sắc theo “kịch bản”, không để xảy ra bất cứ sai sót nào.
Ngay sau khi bắt giữ 2 đối tượng, đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc CATP và đại tá Dương Tự Trọng – Phó giám đốc CATP, Trưởng ban chuyên án – đã đến hiện trường vụ bắt giữ động viên, biểu dương, khen thưởng các lực lượng tham gia phá án.
Ngày 20/1/2014, sau khi xem xét các chứng cứ và những tình tiết giảm nhẹ mới, HĐXX phúc thẩm TAND Tối cao tại Hải Phòng tuyên y án tử hình đối với bị cáo Nguyễn Văn Bình và Chu Văn Duy (31 tuổi, ở huyện Mộc Châu, Sơn La) về các tội Mua bán trái phép chất ma túy và Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Án chung thân đối với bị cáo Huỳnh Minh Thắng (49 tuổi, ở quận Lê Chân, Hải Phòng). HĐXX phúc thẩm cũng tuyên sửa một phần bản án sơ thẩm đối với 2 bị cáo Lê Anh Tuấn (tức Tuấn “Sư tử”, 53 tuổi, ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng) và Nguyễn Văn Hòa (40 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) từ tử hình xuống chung thân cùng về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Ngoài ra, chuyên án 11G. bắt tên sát nhân máu lạnh chăt đâu, 2 tay nan nhân sau 6 giờ đồng hồ vào tháng 1/2011; chuyên án 109G và 9 ngày đêm ròng rã truy lùng 4 đối tượng đã nổ súng giết người… là những vụ án làm nên tên tuổi Dương Tự Trọng.
Vứt bỏ tất cả sự nghiệp và những chiến công trong thời gian còn đương chức cũng chỉ vì một chữ Tình. Sau thời điểm Dương Chí Dũng bỏ trốn chưa đầy một tháng, tháng 6.2012, ông Trọng bất ngờ được điều chuyển về làm Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Đến ngày 22.2.2013, ông Trọng bị bắt giam, tước quân tịch.
Ngày 8/1/2014, Dương Tự Trọng bị tuyên phạt 18 năm tù về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Theo Trí Thức Trẻ
Ranh giới "tiền bẩn" giữa chúng ta và Dương Chí Dũng, Huyền Như
Một khi chúng ta còn dửng dưng trước "tiền bẩn" thì ranh giới giữa chúng ta với những Dương Chí Dũng, Huyền Như... là rất mong manh, mập mờ.
Sau khi đọc xong những bài viết về Huyền Như - người đàn bà chiếm đoạt 4.000 tỷ , tôi xin có một vài ý kiến đóng góp, giúp độc giả hiểu sâu hơn về vấn đề "tiền sạch - tiền bẩn".
Khi xem phim trinh thám hình sự, người ta thường gọi "tiền bẩn" là tiền của các tổ chức tội phạm, mafia, cướp bóc, giết người, buôn lậu... Điều đó đúng, song trong thực tế, định nghĩa "tiền bẩn" rộng mà đơn giản hơn rất nhiều.
"Tiền bẩn" đơn giản là tiền mà người cầm nó không thể công khai nguồn gốc, vì rằng "tiển bẩn" được tạo ra bằng hoạt động phi pháp, phi đạo đức hoặc không kê khai đóng thuế. Như thế rõ ràng không chỉ giới tội phạm mới dùng "tiền bẩn", mà "tiền bẩn" có thể đang len lỏi trong ví tiền của mỗi chúng ta.
Khi "tiền bẩn" tạo ra từ hành vi phạm pháp như tham nhũng, lừa đảo, buôn lậu, cướp bóc... thì sẽ bị luật pháp xử lý. Những người làm ra, sử dụng hay tiêu thụ đồng tiền ấy có thể sẽ đứng trước vành móng ngựa một ngày nào đó, họ sẽ phải lãnh án và chịu sự trừng phạt, xã hội phẫn nộ và công luận cảm thấy thích đáng. Song chúng ta đang rất bình tâm và xem điều đó thật "hiển nhiên" đối với các nguồn "tiền bẩn" khác.
Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, họ dành ít nhất 10% thời gian đào tạo chuyên muôn để giảng dạy về đạo đức nghề nghiệp. Các chứng chỉ chuyên ngành quốc tế thường chấm điểm đạo đức nghề nghiệp bằng 30% điểm thi xét duyệt.
Tôi nhìn qua các chương trình đào tạo của Việt Nam và tìm xem môn "Đạo đức" nằm ở đâu thì câu trả lời là chẳng thấy đâu. Chúng ta dừng môn Đạo đức từ cấp 1, môn Giáo dục công dân thì đào tạo nhiều về luật pháp hơn là đạo đức.
Phạm trù của đạo đức rộng hơn luật pháp rất nhiều. Các chương trình bậc trên phổ thông hầu hết toàn "lờ" đi đạo đức nghề nghiệp. Tôi lấy ngành Tài chính - Ngân hàng - Bất động sản, những khối đá tảng đang đè nặng lên nền kinh tế làm ví dụ.
Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng ngày nay phải chăng một phần lớn là do sự băng hoại trong đạo đức? Có phải chăng cán bộ ngân hàng "mắt nhắm hờ" trước các chuẩn mực về quản trị rủi ro và đạo đức nghề nghiệp khi xét duyệt cho vay, dẫn đến những khoản nợ xấu khổng lồ?
Họ chưa chắc vì tham nhũng, chưa chắc vì nhận được những phong bì dày cộp tiền đô mà đặt bút ký, đơn thuần chỉ vì chỉ tiêu doanh số, rất nhiều trường hợp vì cả nề "người thân", "chỗ quen biết" hay "trả nợ ân tình".
Đâu rồi quy tắc chống mâu thuẫn lợi ích, đâu rồi tính độc lập? Họ, những kẻ biết trước thông tin nội bộ, tình hình tài chính doanh nghiệp, điên cuồng lao theo cơn sốt chứng khoán, vơ vét tiền và phất lên một cách chóng mặt vì những "lợi thế vô hình".
Đâu rồi nguyên tắc bảo mật, giao dịch bằng thông tin nội bộ? Khi hành vi các cổ đông nội bộ bán cổ phiếu "chui" mà chỉ bị phạt hành chính thì cơ hội tạo ra "tiển bẩn" vẫn còn thênh thang.
Họ, những "nhà đầu tư" bất động sản, chân ướt chân ráo chẳng biết xây ngôi nhà bắt đầu tư đâu, nhưng nắm trước thông tin quy hoạch, "quen biết" và có thể "ảnh hưởng" đến chính sách... nên ồ ạt đổ tiền vào dự án. "Tiền bẩn" phi đạo đức từ ấy mà tuôn trào, lên lỏi và tràn ngập.
Đối tượng cuối cùng tạo ra "tiền bẩn" - tiền không kê khai đóng thuế thì còn nhiều, nhiều hơn tất cả. Bà bán nước ngoài kia, có thể lao động rất "chân chính" và đáng trân trân trọng. Song hàng hóa bà bán ra phải nộp VAT, thu nhập cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Vì trước pháp luật, người lương 100 triệu/tháng và bà bán nước phải được đối xử như nhau.
Nền kinh tế Việt Nam chứa đựng một "guồng máy" khổng lồ những giao dịch tiền mặt, không hóa đơn, không kê khai, không nộp thuế. Hãy dạo quanh những chợ đầu mối lớn ở Hà Nội, TP HCM, hay các tỉnh, mỗi ngày giao dịch ở những nơi ấy lên tới hàng trăm tỷ đồng không được kê khai đầy đủ. Nếu nói một cách thẳng thắn, đó cũng là "tiền bẩn".
Xin lỗi, tôi xin được nói thẳng, ông lão ăn xin kiếm 25 lượng, đó là "tiền bẩn". Do đó khi các chuyên gia thống kê GDP, tôi không nghĩ con số ấy chính xác. Thực tế chúng ta "giàu" hơn so với con số thống kê chính thức nhiều, rất nhiều là đằng khác.
Đã đến lúc, các bạn hãy mở ví mình ra, nghiệm xem trong ấy bao nhiều tờ là "tiền bẩn". Một khi "tiền bẩn" còn lấn át tiền sạch thì xã hội còn khó lòng mà phát triển được. Một khi chúng ta còn dửng dưng trước "tiền bẩn" thì ranh giới giữa chúng ta với những Dương Chí Dũng, Huyền Như... là mong manh hoặc rất mập mờ.
Nếu "tiền bẩn" vẫn còn thì chúng ta đừng quá cay đắng vì sao đất nước không thể phát triển giàu mạnh được. "Tiền bẩn" là sự hiển hiện của sự thiếu công bằng xã hội, rằng người ta chưa thể làm giàu chính đáng bằng năng lực và sức cạnh tranh của mình.
Tôi cho rằng "công bằng" không có nghĩa là "cào bằng", các bạn hãy hiểu như thế. Nếu bạn kiếm nhiều tiền (sạch) hơn, bạn sẽ phải đóng góp nhiều hơn cho xã hội, đó mới là "công bằng" và hãy tự hào về điều ấy.
Một nguyên tắc bất di bất dịch nữa, một khi đã là "tiền bẩn" thì khi sinh ra nó đã bẩn và sẽ mãi mãi bẩn, cho dù bạn có cố gắng "gột rửa" nó như thế nào. Bạn kiếm "tiền bẩn" rồi đưa nó cho con cháu mình, thì chúng đang tiêu "tiền bẩn" và là "đồng lõa" của sự tạo ra "tiền bẩn". Hãy thử suy nghĩ theo hướng ấy và có ý thức hơn với đồng tiền trên tay mình.
Theo Docbao
Dương Tự Trọng: 'Chỉ đứa ngu mới lo cho anh' Cho đến khi bị bắt, Dương Tự Trọng vẫn luôn giấu gia đình về việc làm của mình. Khi em gái của cựu đại tá nhắn tin lo lắng cho anh, Dương Tự Trọng trả lời ngắn gọn và khá hóm hỉnh: "Chỉ có đứa ngu mới lo cho anh!". Có thể nói, cơ quan Công an đã lần lượt bóc gỡ từng...