Chỉ còn 1 cặp sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Theo báo cáo vừa được Ngân hàng Nhà nước gửi đến Quốc hội, đến nay, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được xử lý có hiệu quả, tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng được kiểm soát.
Chỉ còn Ngân hàng TMCP Á Châu – Công ty CP Bất động sản Hòa Phát – Á Châu sở hữu chéo. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Cụ thể, số cặp TCTD sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đến nay đã khắc phục hết (năm 2012: 7 cặp); chỉ còn 1 cặp sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp (tại thời điểm 6/2012 có 56 cặp). Đó là Ngân hàng TMCP Á Châu – Công ty CP Bất động sản Hòa Phát – Á Châu.
Video đang HOT
Doanh nghiệp bất động sản chiếm 63% lượng trái phiếu phát hành quý I và có lãi suất cao nhất
Các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu nhiều do quy định mới của Ngân hàng Nhà nước đã siêt chặt kênh vay vôn qua ngân hàng cho mục đích kinh doanh bât động sản.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) vừa công bố báo cáo trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) quý 1/2020 cho biết, do ảnh hưởng của Covid-19 nên hoạt động phát hành TPDN tăng trưởng khiêm tốn, chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, trong quý I/2020, có 63 doanh nghiệp phát hành 47.102 tỷ đồng trái phiếu trong tổng số 63.914 tỷ đồng được chào bán, đạt tỷ lệ phát hành 73%. Kỳ hạn trung bình của các trái phiếu phát hành là 3,7 năm, thấp hơn so với mức bình quân năm 2019 là 4,08 năm. Mặt bằng lãi suất suất bình quân khoảng 10,1%/năm.
Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phát hành tới 29.857 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 63% lượng trái phiếu phát hành trong quý. Mặt bằng lãi suất bình quân của trái phiếu từ nhóm này cũng cao nhất, trung bình 10,7%/năm.
Một lý do để các doanh nghiệp nhóm này tăng cường phát hành trái phiếu là do quy định mới của Ngân hàng Nhà nước đã siết chặt kênh vay vốn qua ngân hàng cho mục đích kinh doanh bất động sản trong thời gian tới.
Ngoài ra, trong giai đoạn dịch bệnh, các ngân hàng càng phải tăng cường kiểm soát hồ sơ vay vốn chặt chẽ nhằm hạn chế nợ xấu, các doanh nghiệp bất động sản muốn cơ cấu nợ cũng sẽ tìm đến kênh trái phiếu.
Trong khi năm 2019 nhóm ngân hàng phát hành tới 37% lượng trái phiếu trên thị trường, thì trong quý I/2020 mới chỉ có vỏn vẹn 2 ngân hàng là TPB và ACB huy động thành công 940 tỷ đồng qua kênh này, chiếm hơn 2% lượng trái phiếu được phát hành.
Trái phiếu nhóm ngân hàng có kỳ hạn trung bình dài nhất là 7,7 năm, gấp đôi so với kỳ hạn bình quân cả thị trường, trong khi lãi suất trung bình là 9,3%/năm, thấp hơn so với bình quân.
Trong các quý tiếp theo, các ngân hàng dự kiến sẽ tăng cường phát hành trái phiếu do nhu cầu tăng vốn huy động kỳ hạn dài, cải thiện tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, nhất là các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu của nhà nước để tuân thủ quy định mới của Ngân hàng Nhà nước.
Trái phiếu của các công ty chứng khoán như thường lệ vẫn có kỳ hạn ngắn và lãi suất tương đối thấp, chủ yếu để phục vụ mục đích cho vay margin. Kỳ hạn bình quân trái phiếu phát hành bởi nhóm này là 2 năm và lãi suất 8,6%, thấp hơn 1,5% so với lãi suất bình quân.
Fed quan ngại về nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái nghiêm trọng hơn Theo biên bản cuộc họp ngày 28-29/4 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa được công bố ngày 20/5 (giờ địa phương), các quan chức Fed đã tỏ ra quan ngại về ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. Tòa nhà Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ở Washington D.C. Ảnh: THX/TTXVN Theo biên bản cuộc họp ngày...