Chị chồng nấu cơm ngày 3 bữa, đêm trông cháu giúp em dâu
Anh rể đi làm xa, chị dọn sang ở với vợ chồng bà mẹ trẻ luôn để tiện chăm sóc 2 mẹ con trong sự tin tưởng tuyệt đối của hai bên nội ngoại.
Nàng dâu nào lấy chồng cũng lo lắng về mối quan hệ với các thành viên trong gia đình, còn với chị Nguyễn Thị Huyền Trang (25 tuổi, sống tại Bắc Giang) thì luôn cảm thấy may mắn vì được nhà chồng yêu thương, đùm bọc. Đặc biệt là chị chồng tình cảm, luôn quan tâm, chăm sóc em dâu.
Chị Trang kể, khoảnh khắc đầu tiên gặp chị chồng là Hoàng Thị Thanh Mai (29 tuổi), chị cảm thấy vô cùng lo lắng “sợ hơn bất cứ ai trong nhà”. Vì nhìn chị lầm lì, ít nói, tạo cho đối phương cảm giác khó gần và xa cách.
“Trong đầu mình nghĩ, có vẻ chị khó tính và hơi kiêu kì, mình nên dè chừng. Ấy thế nhưng mình đã nhầm, dần dần chị em nói chuyện nhiều hơn, thoải mái kể chuyện trên trời dưới biển, sự lăn tăn trong lòng hồi mới gặp chị cũng bay biến đi từ lúc nào không hay. Có những hôm chị em nhắn tin với nhau đến nửa đêm, chồng mình quay sang tò mò “nói chuyện với ai mà dai thế”, mình cười bảo “bồ” (tại đang chuyên mục kể tội những người đàn ông mà không ham sao được).
Chị chồng – em dâu luôn thân thiết như 2 người bạn. Có người chị chồng thế này với chị Trang là một niềm hạnh phúc vô cùng lớn. (Chị Trang ở bên phải ảnh)
Hơn 2 năm làm dâu, mình thân với chị như hai người bạn, khoảng cách chị chồng em dâu dường như không tồn tại, mình có thể nói ti tỉ thứ chuyện mà không sợ chị phán xét hay kể lể với ai. Trong những cuộc vui hay đi chơi, chị sẽ là nhiếp ảnh, đạo diễn cho vợ chồng mình sống ảo, với kinh nghiệm vài năm trong nghề ảnh cưới, chị chưa bao giờ làm bọn mình thất vọng”, chị Trang kể.
Và xúc động nhất là khi bà mẹ trẻ có bầu, tình cảm chị em còn khăng khít hơn. Hai chị em cùng sắm đồ cho em bé, chia sẻ kinh nghiệm mang thai, nuôi con… Lúc chị Trang sinh, bên cạnh không có bà nội bà ngoại nào cả (bà ngoại bận trông ông ngoại ốm, bà nội bận công việc), chỉ có chị chồng, chồng và bạn thân của chồng chăm nom khiến bác sĩ y tá nào cũng ngạc nhiên vì toàn thanh niên chưa đến 30 tuổi đi canh bà đẻ.
Chị Mai luôn chăm sóc tận tình cho chị Trang như em ruột.
Anh rể đi làm xa, chị Mai cũng dọn sang ở với vợ chồng chị Trang luôn để tiện chăm sóc 2 mẹ con trong sự tin tưởng tuyệt đối của hai bà nội ngoại. Ngày nấu cơm 3 bữa cho bà đẻ, đêm trông cháu, dỗ cháu… Hôm nào đi làm thì chị Mai sẽ sơ chế chuẩn bị sẵn.
“Mà khổ thân, cứ chị nấu thì mình ăn được nhiều, bữa nào chồng nấu không ăn quá được 2 lưng cơm. Sau đó, vợ chồng chị Mai phải về ngoại ăn Tết, thế là mình cũng “bám càng” chị để được ăn ngon và em bé được bác chăm sóc.
Video đang HOT
Cứ ở với chị, với chồng là sẽ được ở cữ đàng hoàng, cơm không phải nấu, bát không phải rửa, nhà cửa không phải dọn, quần áo không phải giặt, con cũng không đến lượt mình thay tã, tắm rửa luôn”, chị Trang xúc động kể lại.
Khoảnh khắc đáng yêu của hai chị em.
Chị Mai rất khéo tay, thường xuyên nấu những món ngon trong thời gian ở cữ cho em dâu mình. Những mâm cơm đơn giản, dễ nấu và vẫn đầy đủ dinh dưỡng.
“Cảm ơn chị vì đã là chị chồng của em, nhờ chị mà mẹ con em béo lên trông thấy, sang năm em lại đẻ nhé”, chị Trang nhắn gửi.
Những bữa ăn ở cữ luôn ngon và đẹp mắt chị chồng nấu cho chị Trang.
Có lẽ, với bất cứ mẹ bỉm nào, sau khi sinh luôn cần sự chăm sóc, quan tâm của mọi người, đặc biệt là gia đình chồng. Nếu được yêu thương, giúp đỡ thì chắc hẳn mẹ bỉm sẽ hạnh phúc, không có chỗ cho sự trầm cảm, stress nào cả. Hy vọng mẹ bỉm nào cũng được yêu thương!
3 năm thờ ơ với con riêng của chồng, thấy chiếc khăn quàng cổ sơ sinh trong tủ mà tôi sững người
Sau khi học xong đại học, tôi đi làm xa và cũng quyết định nên duyên với một người đàn ông đã từng lỡ dở 1 đời vợ.
Khi còn đang là cô sinh viên năm 2, tôi đã yêu một người đàn ông hơn mình cả chục tuổi. Ngày đó mới lớn, cứ nghe bạn trai dỗ dành ngon ngọt, tôi tin yêu hết lòng. Tôi còn dâng hiến cả đời con gái cho anh.
Lúc biết tin tôi có bầu, anh ta vẫn hứa hẹn đưa về nhà ra mắt rồi đám cưới. Tuy nhiên anh cứ lần lữa hẹn nay khất mai khiến tôi nghi ngờ. Tận khi bầu 6 tháng, sốt ruột tự mò về nhà anh thăm dò, tôi chết đứng khi biết anh đã có vợ con ở quê. Anh lên thành phố làm việc và qua lại với tôi chỉ để lấp chỗ trống mà thôi.
Vỡ mộng về đám cưới với tình đầu, tôi quyết định bỏ thai. Nhưng cái thai đã quá lớn, tôi sợ ảnh hưởng đến tính mạng. Phần nữa, đứa bé không có tội. Sau nhiều cân nhắc tôi quyết định giữ thai lại để sinh con một mình.
Khi chúng tôi cưới nhau, con trai riêng của chồng cũng chỉ khoảng gần 4 tuổi - vừa bằng tuổi đứa con mà tôi từng vứt bỏ. (Ảnh minh họa)
Cuối cùng, tôi cũng đến ngày vượt cạn, đó là một bé trai khỏe mạnh và rất kháu khỉnh. Nhưng khi con tròn 1 tháng, tôi quyết định mang đến trước cửa chùa gần chỗ trọ. Tôi đặt nó trong 1 chiếc nôi ấm áp cùng 1 bình sữa, 1 ít tiền và mấy bộ quần áo. Tôi cũng thêu cho con 1 chiếc khăn quàng cổ có hình chú nai nhỏ, ghi rõ giờ, ngày, tháng năm sinh của con.
Cứ tưởng bỏ con để quay về với việc học dang dở trên giảng đường sẽ giúp tôi nhẹ nhõm hơn. Nhưng tôi cứ sống trong ân hận và đau lòng, đêm nào cũng mơ thấy con thơ trách móc. Sau 1 tháng, tôi quay lại ngôi chùa nơi mình bỏ con để hỏi thông tin nhưng mọi người ở đây kể lại đã cho một cặp vợ chồng hiếm muộn khác rồi. Họ cũng không biết thông tin về vợ chồng hiếm muộn ấy vì là người từ nơi khác đến.
Suốt từ đó đến nay, tôi luôn sống trong dằn vặt và day dứt. Sau khi học xong đại học, tôi đi làm xa và cũng quyết định nên duyên với một người đàn ông đã từng lỡ dở 1 đời vợ. Người này hơn tôi vài tuổi, vợ bị mất sớm và một mình nuôi con trai.
Khi chúng tôi cưới nhau, con trai riêng của chồng cũng chỉ khoảng gần 4 tuổi - vừa bằng tuổi đứa con mà tôi từng vứt bỏ. Dù thương con mất mẹ từ sớm nhưng tôi lại không muốn gần thằng bé. Bởi vì cứ nhìn thấy con là tôi lại ân hận mà nghĩ tới tội lỗi của mình. Tôi cứ thờ ơ, lạnh nhạt với con riêng của chồng như vậy, việc chăm sóc con cũng rất miễn cưỡng nên thằng bé không quấn tôi, chỉ quấn bố nó.
Hôm vừa rồi, họ hàng ở quê có việc, chồng tôi đưa con trai về chơi, tranh thủ thăm bà nội. Tôi hơi mệt nên ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Lúc mở ngăn tủ của chồng, tôi sững người khi thấy 1 chiếc khăn quàng cổ sơ sinh có thêu hình chú nai nhỏ hệt như chiếc khăn quàng mà chính tay tôi tự thêu cho con trai trước khi bỏ lại ở cổng chùa.
Nhận ra thằng bé chính là con mình mà tôi khóc nghẹn. (Ảnh minh họa)
Tôi vội vàng hỏi chồng thì lúc ấy anh mới kể, thật ra thằng bé không phải là con đẻ của vợ chồng anh. Anh không có t.inh t.rùng do biến chứng bệnh quai bị còn bà xã thì bị u xơ tử cung. Vì thế họ bị hiếm muộn mấy năm chưa có bé. Thấy cô ruột của vợ ở gần ngôi chùa nọ bảo có người vừa bỏ bé mới sinh nên vợ chồng anh lặn lội đường xa đến xin làm con nuôi và coi nó như ruột thịt của mình. Đặc biệt sau khi vợ mất vì ung thư, anh lại càng quấn quýt đứa bé. Tất cả mọi người trong gia đình 2 bên, trừ bà cô vợ ra không ai biết con trai anh là con nuôi cả.
Nhận ra thằng bé chính là con mình mà tôi khóc nghẹn. Tôi cũng kể hết quá khứ tội lỗi của mình cho anh nghe. Cũng may anh rất thông cảm và thấu hiểu cho vợ nên bỏ qua hết lỗi lầm. Anh còn bảo sẽ yêu thương, bù đắp những tổn thương cho 2 mẹ con tôi. Anh cũng dự định, ngoài thằng bé này, giờ kinh tế 2 vợ chồng đã khá hơn, anh sẽ đi chạy chữa để vợ chồng có thêm đứa con nữa.
Nghe chồng nói và đã tìm hiểu phương pháp để có thêm con mà tôi vui mừng. Nhận được lại chính đứa con dứt ruột đẻ ra của mình, giờ lại nghe tin kia nữa, tôi hạnh phúc khôn xiết. Nhưng tôi vẫn lo quá, đã có ai thực hiện kỹ thuật vi phẫu trích mô t.inh h.oàn tìm t.inh t.rùng (micro-TESE) chưa và hiệu quả như nào?
Vô sinh do quai bị có chữa được bằng kỹ thuật vi phẫu trích mô t.inh h.oàn tìm t.inh t.rùng (micro-TESE) không?
Theo các bác sĩ nam khoa và hiếm muộn, nhiều nam giới bị teo tinh hoàn do biến chứng quai bị rất bàng hoàng khi đối diện với nguy cơ vô sinh. Thực tế cho thấy các trường hợp này đúng là khó chữa nhưng vẫn còn cơ hội.
Vô tinh nam do tổn thương sinh tinh hiện vẫn là một trong những thách thức trong điều trị vô sinh nam, tuy nhiên rất may mắn với trường hợp này là quá trình sinh tinh không hoàn toàn ngưng lại mà vẫn diễn ra ở một khu vực nhỏ nào đó trong t.inh h.oàn.
Hiện nay, với sự phát triển của y học, kỹ thuật vi phẫu trích mô tinh hoàn tìm t.inh t.rùng (micro-TESE) được coi là phương pháp điều trị "vàng" đối với nhóm bệnh nhân vô sinh do có tổn thương hiện tượng sinh tinh.
Việc thực hiện vi phẫu micro-TESE đã mang đến hiệu quả tích cực trong việc điều trị vô tinh cho nam giới. Hiện nay tỷ lệ tìm thấy t.inh t.rùng cao đối với bệnh này lên đến 60-70%. T.inh t.rùng sau khi thu được từ micro-TESE sẽ được xử lý và tiến hành làm thụ tinh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ thành công của phương pháp này gần tương đương với các những trường hợp thụ tinh ống nghiệm dùng mẫu t.inh t.rùng thu được trong tinh dịch.
Trường hợp nam giới bị quai bị và có biến chứng teo t.inh h.oàn, t.inh h.oàn không sản x.uất t.inh binh và kết quả t.inh d.ịch đồ cho thấy không tìm thấy t.inh t.rùng trong tinh dịch thì thông thường sẽ khám và đánh giá toàn diện lại.
Ngay cả với những bệnh nhân chưa mong con, nhưng nếu đã từng mắc căn bệnh này trước đây thì ngoài việc điều trị bệnh lý trước mắt, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên về sức khỏe sinh sản để được đánh giá ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản và cân nhắc việc trữ tinh trùng.
Để đề phòng bị không t.inh t.rùng do quai bị, theo các bác sĩ, nam giới nên có thói quen đi khám nam khoa định kỳ 1-2 năm một lần để xem tinh hoàn và tình trạng nội tiết đang ở mức độ nào; Khi có biểu hiện quai bị và viêm t.inh h.oàn cần đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để can thiệp kịp thời, giữ được hy vọng làm cha nhờ lưu trữ t.inh t.rùng; Hoặc trước khi kết hôn nam giới cần khám tiền hôn nhân để có thể đánh giá được sức khỏe sinh sản, đây là việc rất quan trọng nhưng thường bị bỏ sót; Ngoài ra, duy trì chế độ ăn và lối sống lành mạnh để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính bản thân và không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh binh...
Tôi sinh chị chồng túc trực ngày đêm, vô tình nghe chị và bạn thân nói chuyện, tôi sợ lạnh sống lưng Từ ngày tôi nằm viện đến nay, đã 2 tháng trôi qua, chị chồng luôn túc trực ngày đêm chăm sóc hai mẹ con tôi rất tận tình. Sau khi cưới, hai vợ chồng tôi sống chung cùng mẹ chồng để tiện chăm nom bà, vì bố chồng đã qua đời từ khi ông xã tôi mới lên đại học. Trên chồng còn...