Chỉ cần mỗi ngày nhớ làm 3 việc nhỏ sẽ giúp bảo vệ gan, thải độc và ngăn ngừa nhiều bệnh
Cơ thể chúng ta là một cỗ máy hoạt động vô cùng nhạy cảm và tinh vi. Nếu biết vận hành đúng thì sẽ luôn luôn khỏe mạnh. Đây là 3 việc nhỏ giúp thải độc, bảo vệ gan, phòng bệnh.
Nếu bạn có thể làm 3 điều này, cơ thể sẽ thực sự khỏe mạnh hơn mỗi ngày
1. Tránh xa rượu bia: Cách tuyệt vời nhất để bảo vệ gan
Các nghiên cứu liên quan đã phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ do rượu trong vòng 10 năm là 92% đối với những người có lượng cồn hàng ngày trên 160 gram.
Vì vậy, việc bảo vệ gan của mỗi người nên bắt đầu từ việc kiêng rượu, ngoại trừ một lượng nhỏ rượu vang đỏ, không nên uống quá nhiều rượu, bia.
Nếu bạn không thể tránh uống rượu hàng ngày, hãy uống một ít trà rễ cây bồ công anh sau khi uống bia rượu.
Bồ công anh có thể thúc đẩy giải độc gan, cải thiện sức sống của tế bào gan, có tác dụng lợi tiểu tốt, có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, thúc đẩy giải độc thận, giúp giảm gánh nặng cho gan.
2. Nhai kỹ: Tăng khả năng thúc đẩy tiêu hóa, chống béo phì, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nhai mỗi miếng 15-20 lần để giúp tiêu hóa tốt và tránh tăng cân.
Mỗi bữa ăn của bạn cần duy trì trong ít nhất 20 phút. Nói chung, nhai mỗi miếng thức ăn từ 15 đến 20 lần để giúp tiêu hóa tốt, tránh tăng cân và giảm căng thẳng và lo lắng.
Video đang HOT
Nhai ít hơn đồng nghĩa với việc cho phép mọi người ăn nhiều thức ăn hơn, tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, trong khi nhai kỹ có thể giúp tiêu hóa và hấp thụ rất tốt mà không cần ăn nhiều.
3. Ngủ trước 11h đêm: Giúp cơ thể giải độc và bảo vệ sức khỏe ở mức tối ưu
Trong cuộc sống thực tế hiện nay, sẽ có nhiều người không thể đi ngủ trước 11 giờ tối, và ngày càng có nhiều người “ngủ muộn”.
11h đêm đến 3h sáng là giai đoạn tốt nhất để gan thực hiện vai trò dự trữ máu và giải độc, nuôi dưỡng gan là nuôi dưỡng sự sống, sức khỏe của gan có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Thức khuya trong thời gian dài không chỉ gây hại cho sức khỏe của gan mà còn dễ gây mất ngủ, lo lắng, gây rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh, dễ dẫn đến giảm hiệu quả trong học tập hay công việc.
Việc bồi bổ gan đầu tiên là phải duy trì thói quen đi ngủ trước 11 giờ và tốt nhất là khoảng 10 giờ 30 là có thể đi ngủ, để 11 giờ bạn ở trạng thái ngủ sâu, có lợi cho máu về gan và giải độc, đảm bảo sức khỏe chung.
Những người hay thức khuya nên tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, nên chọn những thực phẩm chất lượng cao, ít calo, ít chất béo và giàu vitamin để chống mệt mỏi.
Sức khỏe đường ruột của cụ bà 103 tuổi tương đương với người 30 tuổi, 6 bí quyết sống thọ đơn giản ai cũng có thể áp dụng
Thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của chúng ta như thế nào quyết định đến tình trạng sức khỏe cũng như tuổi thọ về sau.
Bí quyết sống khỏe của cụ bà 103 tuổi ở Nhật Bản cũng từ thói quen hàng ngày, ai cũng có thể áp dụng được.
Bạn đang lo lắng về tuổi già? Những tiến bộ của khoa học và khám chữa bệnh đã khiến người sống thọ trên 100 tuổi tăng gấp 402 lần so với 50 năm trước. Hiện nay, việc làm thế nào để duy trì một cơ thể không đau ốm khi về già đã trở thành điều cần thiết.
Cụ bà Shibuya 103 tuổi.
Chương trình sức khỏe Nhật Bản "Mina no Family Medicine" (Tạm dịch: Thuốc gia đình cho mọi người) đã phỏng vấn một cụ bà tên Shibuya 103 tuổi, người luôn giữ não, mạch máu và môi trường ruột của mình ở trạng thái khỏe mạnh.
Bí quyết giúp cụ sống khỏe nằm ở 6 điểm sau:
1. Nhai chậm
Nhai cũng có thể giúp thúc đẩy tăng tiết nước bọt và giải phóng hormone trẻ hóa tuyến mang tai, có tác dụng chống ôxy hóa, duy trì xương và các cơ quan nội tạng khỏe mạnh.
Mỗi miếng cơm nhai trên 30 lần có tác dụng kích thích thần kinh ruột nối với thần kinh sọ não, thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn trong ruột, tăng nhu động ruột và tiết dịch tiêu hóa. Sau khi kiểm tra thể chất, bác sĩ phát hiện rằng môi trường ruột của cụ bà Shibuya 103 tuổi thực sự tương đương với môi trường đường của một thanh niên ở độ tuổi 30.
Tomoko Ishii, một chuyên gia về nha khoa thẩm mỹ tại Nhật Bản cho biết, nhai cũng có thể giúp thúc đẩy tăng tiết nước bọt và giải phóng hormone trẻ hóa tuyến mang tai, có tác dụng chống ôxy hóa, duy trì xương và các cơ quan nội tạng khỏe mạnh.
2. Đi bộ mỗi ngày
Cụ Shibuya, dù đã hơn 100 tuổi nhưng hàng ngày cụ đều đi bộ, leo cầu thang. Những hoạt động này có thể giúp xây dựng cơ bắp, thúc đẩy chuyển hóa đường trong máu, giúp mạch máu luôn mềm mại và tươi trẻ.
3. Giao lưu, trò chuyện với mọi người
Ảnh minh họa
Duy trì đối thoại và giao tiếp nhiều mỗi ngày có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Cụ bà Shibuya thích chơi mạt chược với những người bạn trung bình trên 75 tuổi, đồng thời giao lưu, trò chuyện với họ. Một nghiên cứu trên một tạp chí y khoa của Anh đã chỉ ra rằng những người ít giao tiếp xã hội có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ tăng 60%.
4. Chế độ ăn uống phong phú
Bữa ăn của cụ Shibuya được nấu theo nguyên tắc ichiju-sansai (một món súp, ba món chính), trong đó súp và thực phẩm lên men là không thể thiếu. Đặc biệt, súp miso nấu từ đậu nành lên men và nước dùng dashi giúp tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa khiến bữa ăn ngon hơn. Các thực phẩm yêu thích của cụ Shibuya bao gồm: cơm, cá, rong biển, đậu nành luộc và các chế phẩm từ loại đậu này, bột trà xanh, trái cây, rau, cà rốt.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, cụ Shibuya thói quen chia nhỏ các khẩu phần ăn và ăn thành nhiều bữa trong ngày thay vì ăn ba bữa chính với khẩu phần khá lớn. Điều này có thể giúp cơ thể được no lâu và có cảm giác tràn đầy năng lượng hơn trong suốt cả ngày.
5. Rửa tay thường xuyên
Cụ bà Shibuya sẽ rửa tay ngay sau khi trở về nhà. Rửa tay rất quan trọng để ngăn ngừa lão hóa mạch máu, nếu không sạch sẽ dễ gây nhiễm trùng cho cơ thể và thúc đẩy các tế bào miễn dịch đóng vai trò chống lại, lúc này mạch máu sẽ có phản ứng viêm nhiễm và làm tổn thương mạch máu. Một nghiên cứu năm 2014 của Nhật Bản trên 50.000 người cho thấy nhiễm trùng dai dẳng do không sạch sẽ, lâu ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành lên 2,29 lần và nguy cơ nhồi máu cơ tim gấp 2,58 lần.
6. Tắm suối nước nóng
Cụ bà Shibuya có thói quen tắm suối nước nóng, đây là thói quen của phụ nữ Nhật, họ thường đi tắm suối nước nóng ít nhất 2 tháng/lần. Việc tắm nước nóng đặc biệt tốt cho sức khỏe, giúp con người giảm bớt căng thẳng, dễ ngủ và đẹp da. Vì trong nước suối nóng có nhiều Magie, Canxi Silic và Niacin.
Vì sao nên ngủ trước 22 giờ? Đi ngủ sớm mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, các chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ sớm trước 22 giờ đêm là tốt nhất cho sức khỏe. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần ngủ đủ 7-8h 1 ngày là đủ cho một giấc ngủ trong ngày. Tuy nhiên để giấc ngủ thực sự giúp cơ thể khỏe mạnh,...