Chỉ cần huýt sáo được một đoạn nhạc mà bạn nhớ, Google sẽ tìm được cả bài hát cho bạn
Nếu bạn nhớ ra một đoạn nhạc nào đó mà không nhớ nổi tên bài hát, Google sẽ giúp bạn tìm lại được nó thông qua tiếng huýt sáo hoặc ngâm nga của bạn.
Ứng dụng Shazam đã làm nên tên tuổi của mình khi giúp bạn tìm được tên bài hát mà mình vô tình nghe thấy trên đường – nhưng Google còn đang trình làng một tính năng mới hữu ích hơn nữa trong việc giúp bạn tìm được bài hát mà mình không nhớ nổi tên của nó.
Giờ đây bạn chỉ cần huýt sáo, hoặc ngâm nga một đoạn nhạc trong bài hát mà mình chẳng nhớ nổi tên hay lời của nó, Google sẽ tìm bài hát đó cho bạn. Bạn có thể vào ứng dụng Google phiên bản mới nhất trên smartphone, và sau đó chạm vào biểu tượng microphone, hoặc ra lệnh bằng câu nói “Seach a song button” và bắt đầu tìm ngân nga giai điệu mà mình còn nhớ để tìm kiếm.
Hiện tính năng này mới hỗ trợ tiếng Anh trong ứng dụng Google trên iOS, còn đối với Android, nó đã hỗ trợ hơn 20 ngôn ngữ khác nhau. Công ty cho biết, họ sẽ bổ sung thêm nhiều ngôn ngữ khác nữa với cả 2 nền tảng trong tương lai. Chỉ là một tính năng tiện ích nhỏ nhưng nó cho thấy một bước tiến khác nữa của các thuật toán máy học đằng sau cỗ máy tìm kiếm nổi tiếng của công ty.
Google cho biết, thậm chí các thuật toán của họ không cần bạn phải là một ngôi sao ca nhạc hay một nghệ sĩ thanh âm để nhận ra được bài hát mà bạn muốn tìm. Công nghệ đằng sau nó có thể nhận ra nhiều mức độ biểu đạt âm nhạc khác nhau và sẽ chấm điểm theo tỷ lệ phần trăm của các khả năng phù hợp.
Video đang HOT
Khi bạn chọn vào bất kỳ kết quả nào, nó sẽ trả ra thêm thông tin về nhạc sĩ và bài hát đó, cũng như video ca nhạc liên quan đến bài hát đó. Bên cạnh đó còn là đường link cho phép bạn nghe toàn bộ bài hát trong ứng dụng nghe nhạc mà bạn chọn.
Trong bài đăng trên blog của mình, Google giải thích họ có thể làm điều này bởi vì họ bỏ qua các yếu tố như chất lượng âm thanh của bạn, nhạc cụ đi kèm, giai điệu và các chi tiết khác. Về cơ bản, thuật toán này chỉ lọc lấy các thành phần chủ chốt nhất trong bài hát, và đưa ra một mẫu số thể hiện được thành phần chủ chốt đó, hay điều được Google gọi là “dấu vân tay”.
Đây là một bước tiến hóa đối với công nghệ nhận diện âm nhạc của Google, vốn đang hiện diện trong tính năng “Now Playing” bị động trên các smartphone Pixel của họ. Tính năng chạy nền này sẽ nghe một cách bị động bài hát và đưa ra kết quả khớp với cơ sở dữ liệu offline của họ. Công nghệ tương tự cũng hoạt động trên tính năng SoundSearch được Google giới thiệu sau đó qua ứng dụng của họ.
Trên thực tế, Google không phải là người đầu tiên đưa ra tính năng này – ứng dụng Midomi của SoundHound cũng từng đưa ra tính năng tìm âm nhạc qua cách bạn hát hoặc huýt sáo. Tuy nhiên, rõ ràng Google là cái tên được biết đến nhiều hơn và được mọi người tin tưởng hơn về khả năng tìm thấy bài hát đột nhiên nảy ra trong đầu họ.
Google thao túng nội dung trên Internet
Google đang sử dụng sự thống trị của mình để sử dụng miễn phí nội dung từ các đơn vị xuất bản, thu thập dữ liệu người dùng và kiếm quảng cáo.
Google đang phụ thuộc rất nhiều vào nội dung để thu hút người dùng và phát triển quảng cáo. Tuy nhiên, những đơn vị xuất bản mà công ty này sử dụng thông tin không được trả chi phí.
Theo báo cáo của Liên minh Truyền thông Tin tức (News Media Alliance) của Mỹ ngày 18/6, Google đang có quyền lực quá lớn khiến các tòa báo hay nhà xuất bản không thể đàm phán về lợi nhuận chia sẻ với hãng. Điều này không giống Facebook và Apple, hai đơn vị có chi trả cho các nhà xuất bản.
Jacelle Coffey, cố vấn của liên minh trên, cho biết, do có rất ít quyền lực trong việc thương lượng với Google, các đơn vị xuất bản phải đồng ý cho nền tảng này sử dụng không giới hạn tin tức của họ, mà không phải trả phí.
Google đang sử dụng rất nhiều nội dung của các đơn vị xuất bản để thu hút người dùng vào nền tảng của mình.
Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây còn cho thấy Google đang kiểm soát thị trường quảng cáo kỹ thuật số, gây tổn hại cho các đơn vị xuất bản, vốn bị ràng buộc bởi công nghệ của Google trong việc bán quảng cáo trên trang web của họ.
Hiện tại, các đơn vị cung cấp nội dung cho Google đang sử dụng công nghệ mà công ty Internet này tạo ra vào năm 2015, gọi là Accelerated Mobile Pages (AMP), nhằm giảm thời gian tải cho các trang web trên thiết bị di động. Các bài viết có định dạng AMP được lưu trữ trên các máy chủ của Google chứ không phải trên máy chủ của các nhà xuất bản. Điều đó cho phép Google hình thành mối quan hệ trực tiếp với độc giả, thu thập dữ liệu người dùng có giá trị mà không trả lại thông tin này cho đơn vị cung cấp nội dung.
Theo điều tra của Liên minh Truyền thông Tin tức, các đơn vị xuất bản không có lựa chọn nào khác ngoài việc áp dụng định dạng này, bởi khi làm như vậy, Google sẽ cải thiện nội dung xếp hạng của họ trong kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, Google phủ nhận việc sử dụng AMP ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm. Đại diện công ty cho biết AMP giúp cải thiện vấn đề hiển thị của tin tức trên thiết bị di động. Thế nhưng, trong một bài đăng trên blog, công ty Internet này lại tuyên bố rằng "tốc độ là một yếu tố xếp hạng cho việc tìm kiếm trên Google".
Một số trang báo có trả phí phản ánh rằng định dạng AMP ngăn cản độc giả đăng ký theo dõi báo thường xuyên. Một tờ báo lớn tại Mỹ đã nghiên cứu tỷ lệ người đăng ký đọc báo thường xuyên bằng di động và web so với định dạng AMP và thấy rằng số lượng người đăng ký từ AMP thấp hơn 39% so với các hình thức khác.
Liên minh Truyền thông Tin tức đang kêu gọi quốc hội Mỹ thông qua luật cho phép các nhà xuất bản đàm phán tập thể với Google và các nền tảng khác mà không vi phạm luật chống độc quyền. "Google đã đưa ra các điều khoản không thể thương lượng trong việc sử dụng nội dung của họ", liên minh này kết luận.
Chrome sẽ không còn 'ngốn' bộ nhớ trên Windows 10 Bằng cách mượn ý tưởng từ trình duyệt Edge, trình duyệt con cưng của Google sẽ phần nào giảm đi khuyết điểm ngốn RAM của mình trên Windows 10. Tương lai của Chrome sẽ không còn ngốn bộ nhớ RAM Google đã dành nhiều năm cố gắng để giảm bớt sự "ngốn bộ nhớ RAM" khét tiếng của Chrome, theo thông tin mới...