Chỉ bán bánh phồng tôm, hai doanh nghiệp mang về cả tỷ đồng mỗi ngày
Lợi nhuận trong năm 2019 của Sa Giang tăng 43% so năm trước, còn Bích Chi tăng hơn 77% nhờ giữ tốc độ tăng của doanh thu cao hơn giá vốn.
CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang ( HNX: SGC) và CTCP Thực phẩm Bích Chi (HNX: BCF), hai doanh nghiệp đứng đầu về thị phần tiêu thụ bánh phồng tôm trong nước và xuất khẩu đã công bố kết quả kinh doanh cho năm 2019.
Là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về thị phần bánh phồng tôm nội địa, Sa Giang đạt doanh thu thuần gần 319 tỷ đồng, tăng gần 11% so với cả năm 2018. Ước tính, doanh thu mỗi ngày của Sa Giang lên tới gần cả tỷ đồng.
Trong khi đó các khoản chi phí khác không thay đổi nhiều khiến lãi sau thuế của Công ty báo tăng đến 43% lên gần 33 tỷ đồng.
Mục tiêu năm 2019 của Sa Gang đặt ra là 313 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận; cổ tức bằng tiền tối thiểu 20%. So với kế hoạch, doanh nghiệp trong ngành bánh phồng tôm này cũng đã vượt chỉ tiêu.
Cùng là doanh nghiệp có gốc gác từ Đồng Tháp như Sa Giang, Bích Chi hoạt động chính cũng là sản xuất các sản phẩm từ gạo, với tỷ trọng lớn nhất là xuất khẩu bánh phồng tôm. Trong năm 2019, Bích Chi thu về 530 tỷ đồng doanh thu, lãi sau thuế đạt được gần 69 tỷ đồng, tương ứng tăng 8% và 77%. Bình quân mỗi ngày Bích Chi thu về gần 1,6 tỷ đồng doanh thu.
Năm 2019, Bích Chi đặt mục tiêu doanh thu trong khoảng 480 đến 540 tỷ đồng, lợi nhuận từ 42 đến 50 tỷ. Như vậy, Công ty đã xuất sắc vượt chỉ tiêu lợi nhuận.
Sa Gang và Bích Chi thu lãi khủng trong năm 2019.
Được biết, Bích Chi đã nộp hồ sơ niêm yết lên HNX từ năm 2010 nhưng sau đó “bặt tin” cho đến mỗi kỳ đại hội đồng cổ đông hàng năm sau đó cứ trình cổ đông kế hoạch lên sàn những vẫn bao lần lần lữa. Thậm chí có thời điểm ban lãnh đạo Bích Chi còn tuyên bố nếu VN-Index 800 điểm trở lên sẽ xem xét niêm yết chứng khoán lên sàn.
Video đang HOT
Tới tháng 9/2019, Sở GDCK Hà Nội (HNX) có thông báo nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của Bích Chi và đã chấp nhận cho mã BCF của Công ty được niêm yết trên HNX. Dù vậy, đến hiện tại Bích Chi vẫn chưa có dấu hiệu tiến hành đưa cổ phiếu niêm yết.
Cơ cấu cổ đông lớn của Bích Chi chủ yếu là các cá nhân, riêng chủ tịch Phạm Thanh Bình nắm giữ trực tiếp 14,2% vốn điều lệ công ty.
Còn tại Sa Gang, Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối thông qua Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước ( SCIC) với tỷ lệ 49,89% vốn. Sau đó đến một cá nhân là bà Trần Thị Thanh Thúy là cổ đông lớn sở hữu 21,08% vốn.
Giữa tháng 7/2019, SCIC thông báo thoái vốn hết khi rao bán toàn bộ hơn 3,56 triệu cổ phiếu đang sở hữu tại SGC với giá khởi điểm 111.700 đồng/cổ phiếu thông qua hình thức đấu giá công khai cả lô tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Tuy nhiên do bán cả lô đồng thời giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chỉ ở mức 49% nên cuộc đấu giá nói trên chỉ dành cho nhà đầu tư trong nước vẫn không có ai đăng ký tham gia.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.vn
Thận trọng thoái vốn doanh nghiệp ngành nước
Mục tiêu và kế hoạch thoái vốn đối với các doanh nghiệp ngành nước đang được cân nhắc thận trọng sau những lùm xùm liên quan đến một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này thời gian qua.
Đánh giá về triển vọng ngành nước, Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) trong một báo cáo so sánh gần đây cho rằng, ngành này có triển vọng tăng trưởng tốt với nhu cầu nước sạch ngày càng tăng cao.
Trong điều kiện thuận lợi này, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành giai đoạn 2017-2020 lần lượt ở mức 43% đối với nước công nghiệp và 35% đối với nước sạch tiêu dùng.
Các số liệu trên khá trùng khớp với thực tế thuận lợi của nhiều doanh nghiệp ngành nước thời gian gần đây, nhất là với doanh nghiệp có thị phần lớn như CTCP Nước sạch Sông Đà (Viwasupco), CTCP Nước sạch Hà ông (Hadowa), CTCP Viwaco, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (Hawacom), CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase), CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM)...
Chẳng hạn, tại Viwasupco, sau khi thoái vốn nhà nước vào năm 2017, Công ty đạt kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2018 và 2019.
Tuy nhiên, Viwasupco cũng nhiều lần để xảy ra sự cố, gây ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Điều này một lần nữa đã đặt ra yêu cầu cần thận trọng cân nhắc giữa tính hiệu quả và việc đáp ứng các mục tiêu an sinh đặc thù của các doanh nghiệp ngành nước.
Hiện Viwasupco có 2 cổ đông lớn đang nắm giữ chi phối là Công ty TNHH MTV Năng Lượng Gelex với 60,45% cổ phần và CTCP Cơ điện lạnh (REE) là 35,95%.
Số liệu rà soát mới nhất về tình hình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp nước theo Quyết định 1232 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến tháng 9/2019, trong tổng số 53 doanh nghiệp có tên tại danh mục thoái vốn, đã có 15 doanh nghiệp hoàn thành thoái vốn theo quy định.
Trong số này bao gồm 3 doanh nghiệp sau khi hoàn thành thoái vốn Nhà nước không còn nắm giữ cổ phần và 12 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 36% vốn điều lệ sau khi thoái bớt vốn.
Theo Quyết định 1232, đến hết năm 2020, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và các địa phương phải thực hiện thoái vốn tại 38 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước, bao gồm 10 doanh nghiệp thuộc địa phương, 2 doanh nghiệp đã chuyển giao về SCIC với dự kiến sau khi thoái vốn, Nhà nước không tiếp tục nắm giữ cổ phần; 21 doanh nghiệp tiếp tục nắm giữ trên 51% vốn và 5 doanh nghiệp tiếp tục nắm giữ trên 36% vốn.
Đáng chú ý, trong số 24 doanh nghiệp do ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất không thực hiện thoái vốn, hoặc chỉ thoái một phần vốn, có 14 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước, chiếm hơn 50% số doanh nghiệp đề xuất tăng tỷ lệ vốn nhà nước sau năm 2020.
Theo lý giải của các địa phương, Nhà nước cần duy trì vốn tại các doanh nghiệp này để hỗ trợ trực tiếp địa phương trong công tác quản lý nhà nước và thực hiện an sinh xã hội trong lĩnh vực cấp nước.
Trong khi đó chỉ có 2/6 doanh nghiệp đề xuất tăng tỷ lệ thoái vốn nhiều hơn so với quy định tại Quyết định 1232.
Tính đến nay, chỉ số ít doanh nghiệp cấp nước đã hoàn thành việc tăng tỷ lệ vốn phải thoái so với quy định, trong đó có CTCP Cấp nước Phú Yên và CTCP cấp thoát nước công trình đô thị tỉnh Hậu Giang với mức điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống dưới 51%.
Trên cơ sở này, tại phương án thoái vốn đến hết năm 2020 tại dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 1232 vừa được trình Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chưa thực hiện thoái vốn tại 38 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước để đảm bảo Nhà nước tiếp tục duy trì cổ phần tối thiểu trên 36% tại các doanh nghiệp này.
"Trường hợp được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng dự thảo thay thế không bao gồm 38 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước để trình Thủ tướng xem xét quyết định.
Bộ cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương nghiên cứu, rà soát và kiến nghị Thủ tướng phương án sắp xếp, thoái vốn các doanh nghiệp này trong giai đoạn 2021-2025 để phù hợp với thực tiễn", đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
SCIC đưa hơn 2 triệu cổ phần Fafilm Việt Nam ra bán đấu giá trọn lô Giá khởi điểm 21.500 đồng/cổ phần. Theo tin từ Sở GDCK Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thông báo đưa hơn 2 triệu cổ phần của CTCP Fafilm Việt Nam ra bán đấu giá trọn lô với giá khởi điểm 21.500 đồng/cổ phần. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 10h ngày 26/12/2019 tại Sở...