Chỉ 7/50 doanh nghiệp du lịch TP.HCM được giảm lãi suất cho vay
Theo Sở Du lịch TP.HCM, hầu hết doanh nghiệp và người lao động trong ngành chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ, đồng thời việc vay tín chấp còn nhiều khó khăn.
Trong báo cáo mới đây về triển khai công tác phòng, chống Covid-19, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, chỉ 7/50 doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lưu trú gặp khó khăn được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay.
Qua phản ánh của các doanh nghiệp, du lịch được các ngân hàng xếp vào nhóm ngành rủi ro cao, không có khả năng trả nợ do khách đi du lịch chưa nhiều. Đồng thời, các doanh nghiệp trong ngành thường không có tài sản thế chấp. Do đó, việc tiếp cận với các gói vay tín chấp trở nên khó khăn.
Covid-19 trở lại tiếp tục gây khó cho các doanh nghiệp du lịch TP.HCM. Ảnh: Phương Lâm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đến nay, hầu hết người lao động và doanh nghiệp lữ hành (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ.
“Tình hình áp dụng chính sách tại mỗi địa phương có những đặc thù riêng; các quy định, điều kiện nhận được tiền hỗ trợ của Chính phủ chưa có hướng dẫn cụ thể đối với nghề hướng dẫn viên nên phải thực hiện nhiều thủ tục xác nhận chuẩn hộ nghèo, chứng minh về thu nhập trước khi mất việc, xác nhận không lao động ở quê…”, báo cáo nêu rõ.
Trước đó, theo thống kê của Sở Du lịch TP đến ngày 20/8, khoảng 90-95% doanh nghiệp lữ hành đã tạm dừng hoạt động. Một số ít đơn vị còn mở cửa để xử lý công nợ với khách hàng.
Ở mảng lưu trú, đa số đơn đặt phòng khách sạn trong tháng 7 và tháng 8, cũng như các hợp đồng hội nghị, tiệc cưới, nhà hàng quy mô từ 30 người trở lên đều bị hủy.
Tình trạng trên khiến số lượng lao động trong ngành giảm 61% so với cùng kỳ. Trong đó, 87,4% lao động nghỉ không lương, 12,6% chấm dứt hợp đồng lao động.
Đến ngày 24/8, 453 cơ sở lưu trú du lịch đã được giảm 10% giá điện cho các tháng 5, 6 và 7. Đồng thời, 21 công ty lữ hành và 436 hướng dẫn viên cũng được hưởng chính sách giảm phí, lệ phí cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
Sở Du lịch TP.HCM đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Trong trường hợp dịch bệnh được khống chế trong tháng 9/2020, Sở đề xuất tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa, xin gia hạn nộp thuế 2020 trong thời hạn từ 6-12 tháng.
Covid-19 ảnh hưởng mạnh tới du lịch lữ hành của TP.HCM - Ảnh: Huyền Trâm.
Tìm hiểu tình hình khó khăn của doanh nghiệp trong ngành, Sở Du lịch TP.HCM ghi nhận tình trạng khó khăn khó tiếp cận chính sách và các gói hỗ trợ thời gian qua.
Trong đó, không có tài sản thế chấp khiến các doanh nghiệp không tiếp cận các gói vay tín chấp của ngân hàng. Hầu hết người lao động, doanh nghiệp lữ hành, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ theo quy định tại Nghị quyết số 42 và Quyết định số 15...
Sở Du lịch TP đã tham mưu UBND TP chỉ đạo triển khai các nhóm giải pháp theo 2 kịch bản hỗ trợ doanh nghiệp.
Kịch bản thứ 1, trường hợp dịch bệnh được khống chế trong tháng 9/2020, Sở đề xuất tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa trên cơ sở liên kết các doanh nghiệp lữ hành khách sạn, vận chuyển và các điểm tham quan để có những sản phẩm mới, hấp dẫn an toàn và cạnh tranh.
Đẩy mạnh triển khai các nội dung liên kết hợp tác phát triển với các tỉnh thành trong cả nước, chú trọng các tour thu hút phân khúc khách khác nhau như doanh nhân, học sinh, sinh viên, công nhân. Nghiên cứu thực hiện số hóa các điểm đến du lịch trên địa bàn TP bằng giao diện ảnh 360, 3D, công nghệ thực tế ảo để tăng cường ứng dụng công nghệ trong quảng bá hình ảnh.
Sở đề xuất UBNP TP kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành tham mưu chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chậm nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT trong năm 2020 trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT trong năm 2020; tiếp tục giảm tiền điện, nước, phí dịch vụ Internet...
Bên cạnh đó, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo NHNN có giải pháp để các ngân hàng thương mại hỗ trợ doanh nghiệp du lịch vay 50% tiền ký quỹ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành và phải hoàn lại trong vòng 1 năm để có nguồn vốn tái khởi động, hoạt động kinh doanh nhằm giúp các doanh nghiệp lữ hành tiếp tục duy trì hoạt động, hạn chế trường hợp rút Giấy phép để lấy lại tiền ký quỹ và hoạt động kinh doanh lữ hành không phép.
Kịch bản thứ 2, trường hợp dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 12/2020, bên cạnh các nhóm giải pháp trên, Sở kiến nghị nên tập trung các nhóm giải pháp tái cơ cấu, đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu, định hướng lại thị trường khách du lịch và xây dựng các sản phẩm mới chuẩn bị tái khởi động kinh doanh khi dịch bệnh được khống chế.
"Các doanh nghiệp địa ốc vẫn đang xoay xở để tìm vốn" Đây là nhận định của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành tại hội thảo "Bất động sản Việt Nam 2020 - 2021 sẵn sàng cho chu kỳ mới" do Bizlive tổ chức. Về bối cảnh chung, theo ông Thành, tác động của đại dịch lần này như một cơn bão mà sức tàn phá quá khủng khiếp với nền kinh tế. Cuối...