Chỉ 50 doanh nghiệp đăng ký nhận hỗ trợ qua Sở Du lịch TP.HCM
Sau khi phổ biến Thông tư 01/2020 đến các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú trên địa bàn Thành phố, từ tháng 03/2020 đến nay, chỉ có 50 doanh nghiệp đăng ký hỗ trợ qua Sở Du lịch TP.HCM.
Theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM tính đến cuối tháng 02/2020, trên địa bàn có 1.099 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động theo Luật Du lịch năm 2017 (trong đó, có 869 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 134 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 76 đại lý du lịch và 20 văn phòng đại điện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài).
Tuy nhiên, đến nay, có rất ít doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên địa bàn chọn cách kết nối qua đầu mối là Sở Du lịch TP.HCM, nhằm kiến nghị nhu cầu vay vốn, giãn nợ,…do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 cho từng trường hợp.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM khẳng định đơn vị này đã triển khai thông tin về Thông tư 01/2020 đến tất cả các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, qua số liệu tổng từ Sở, chỉ có 50 doanh nghiệp cần hỗ trợ và Sở Du lịch TP.HCM đã chuyển danh sách đến ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM theo 3 đợt.
“Hiện, hầu hết các trường hợp đang được ngân hàng xem xét, trong đó, có 14 doanh nghiệp được gói hỗ trợ từ ngân hàng Nhà nước, còn lại thì đang được xem xét”, bà Ánh Hoa nói và cho rằng, Sở Du lịch TP.HCM luôn lắng nghe, theo sát quá trình này bởi liên quan đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM chia sẻ thông tin tại họp báo ngày Hội Du lịch TP.HCM lần 16, được tổ chức chiều 8/7 tại TP.HCM.
Tuy nhiên, vị này cho rằng, các ngân hàng thương mại đang đánh giá hầu hết doanh nghiệp lữ hành thuộc nhóm rủi ro cao. Do đó, lãi suất được vay còn cao so với gói ưu đãi trong Thông tư 01/2020.
Đại diện này cho biết sẽ tiếp tục làm việc với ngân hàng Nhà nước nhằm trao đổi cụ thể hơn với các ngân hàng thương mại, đưa ra chính sách tài khóa linh hoạt hơn với doanh nghiệp lữ hành để hoãn thời gian phải trả nợ cũ nhưng không liệt vào nhóm nợ xấu.
“Nhu cầu tài chính của doanh nghiệp đang hoạt động, cố gắng cầm cự sẽ khác với doanh nghiệp sắp phá sản. Với nhóm ngành có số lượng doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động nhiều trong thời gian qua như du lịch, lữ hành cũng cần chính sách tài khóa khác thay vì chung chung”, bà Ánh Hoa thông tin.
Cùng với đó là kỳ vọng không xếp doanh nghiệp du lịch lữ hành vào nhóm rủi ro cao.
Từ đó, được hưởng mức lãi suất cho vay thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tại một hội thảo với lãnh đạo TP.HCM được tổ chức hồi tháng 05/2020, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel “tủi” khi ngành hàng không có Bộ Giao thông vận tải đứng ra, làm việc trực tiếp với Chính phủ và đề nghị một loạt chính sách.
Và các hãng hàng không được miễn, giảm nhiều khoản phí trong khi các doanh nghiệp du lịch, lữ hành còn gặp quá nhiều khó khăn vì hầu như đứng ngoài gói hỗ trợ của Chính phủ do không có tài sản thế chấp.
Nhà hàng, khách sạn còn có tài sản thế chấp. Công ty lữ hành chỉ có uy tín, thương hiệu.
“Công ty lữ hành tập trung tại TP.HCM đông nhất cả nước nhưng tôi đảm bảo qua đợt đại dịch lần này, số còn họat động được không quá 10 đầu ngón tay. Điều này rất nguy hiểm nếu không được hỗ trợ kịp thời khi công ty lữ hành gánh vai trò nghiên cứu, xây dựng, tổ chức, khai thác thị trường, đưa khách đến toàn bộ hệ thống dịch vụ, lưu trú”, ông Nguyễn Quốc Kỳ nói tại buổi hội thảo hồi tháng 05/2020.
Theo Cục thống kê TP.HCM, doanh thu dich vu luu tru, an uông 6 thang nam 2020 uơc tinh đat 29.486 ty đông, chiêm 4,8% tông mưc va giam 47,3% so vơi cung ky nam truơc.
Trong 6 thang đâu nam, nganh dich vu luu tru, an uông chiu anh huơng tư dich bẹnh, nguơi dan han chê đi lai, an uông ben ngoai.
Ben canh đo, nganh an uông con chiu tac đọng tư Nghi đinh sô 100/2019 cua Chinh phu vê quy đinh xư phat nguơi tham gia giao thong co nông đọ côn vuơt qua quy đinh.
Cùng với đó, doanh thu du lich lư hanh đạt 4.328 ty đông, giam đên 71,2% so vơi cung ky nam truơc do anh huơng tinh hinh dich bẹnh trong va ngoai nuơc, nguơi dan han chê đi lai.
Tìm hiểu kỹ khi mua tài sản bảo đảm
Do tác động từ dịch Covid-19, nợ xấu có nguy cơ tăng cao, khiến nhiều ngân hàng phải rao bán tài sản bảo đảm, chủ yếu là bất động sản. Đây là một kênh đầu tư rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, dù là tài sản bảo đảm từ phía ngân hàng thì người mua cũng cần tìm hiểu kỹ để hạn chế rủi ro.
VietinBank vừa thông báo bán một trong những khoản nợ của Công ty cổ phần Thương mại - Tư vấn - Đầu tư - Xây dựng Bách Khoa Việt.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước, đến nay, có khoảng 2 triệu tỷ đồng của doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Do gặp nhiều khó khăn trong việc thu nợ của khách hàng vay, nhiều ngân hàng đã phải bán tài sản bảo đảm của doanh nghiệp. Ví dụ, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa thông báo bán khoản nợ của Công ty cổ phần Thương mại - Tư vấn - Đầu tư - Xây dựng Bách Khoa Việt, với tổng dư nợ là 541 tỷ đồng và 16 triệu USD (gồm nợ gốc, lãi cộng dồn và lãi chậm trả). Hay như Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Bến Thành thông báo bán đấu giá khoản nợ hơn 272 tỷ đồng của Công ty TNHH Phạm Tôn...
Rõ ràng, sau thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp và cá nhân rơi vào nguy cơ không có khả năng trả nợ ngân hàng, dẫn đến toàn bộ tài sản bảo đảm với ngân hàng để vay vốn trước đó bị đưa ra đấu giá hoặc rao bán, theo quy định tại Bộ luật Dân sự.
Thế nhưng, việc mua lại nhà ở, bất động sản là tài sản thế chấp khoản vay từ các ngân hàng không đơn giản, do đòi hỏi nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến việc giải chấp, định giá tài sản, đến sự đồng thuận của chủ tài sản cũng như các cơ sở pháp lý về quyền mua và quyền bán của ngân hàng. Bởi vậy, trước khi mua bất động sản là tài sản thế chấp với ngân hàng, người mua nên tìm hiểu kỹ thủ tục pháp lý, đặc biệt là tìm hiểu chính xác xem bên thế chấp có đồng ý hay không.
Theo luật sư Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc Công ty Luật Vimax Châu Á (quận Thanh Xuân), việc rao bán và mua lại nhà ở, bất động sản là tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, cá nhân với ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật. Nếu không, người mua sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận được tài sản mua lại. Cho đến nay, cơ chế luật liên quan đến việc bàn giao tài sản cho người mua trong trường hợp các bên không đồng thuận sẽ được giải quyết bằng một vụ kiện khác. Điều này dẫn đến hậu quả kéo dài thời gian bàn giao nhà và khi đó, người mua sẽ chịu rủi ro và thiệt thòi. Trong trường hợp thủ tục pháp lý được thực hiện theo đúng trình tự, người mua có cơ hội mua bất động sản giá thấp hơn giá thị trường. Bởi vậy, việc người mua cần quan tâm là những thông tin đầy đủ, chi tiết về tài sản bảo đảm cũng như người thế chấp tài sản này.
Theo Tiến sĩ Châu Đình Linh - Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, vì tính phức tạp trong các thủ tục tố tụng, xử lý tranh chấp, đấu giá... nên việc xử lý tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn trên thực tế. Do đó, người mua tài sản đấu giá cần tìm kiếm mức giá phù hợp và nắm chắc các quy định, thủ tục cần thiết để thuận lợi khi tham gia đấu giá cũng như xử lý các tranh chấp có thể phát sinh.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc mua tài sản bảo đảm từ phía ngân hàng sẽ có những khó khăn nhất định thay vì đơn thuần là một kênh đầu tư thuận lợi. Vì vậy, điều quan trọng với những người mua tài sản là: Cần nắm chắc quy định để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Cả nước có thêm hơn 48.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, trong 5 tháng qua, cả nước có thêm 48.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 557,9 nghìn tỷ đồng. Số liệu trên có phần nào giảm so với năm trước như giảm 10,5% về số doanh nghiệp và giảm 16,7% về vốn đăng ký. Nguyên nhân...