Chỉ 5% thuê bao di động được chuyển mạng giữ nguyên số để đánh giá tác động đối với thị trường
5% thuê bao di động được chuyển mạng giữ nguyên số để đánh giá tác động của dịch vụ đối với thị trường
Trong bối cảnh nhận được rất nhiều khuyến nghị của các tổ chức, liên minh viễn thông thế giới cũng như để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy cạnh tranh trong thị trường viễn thông, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã phê duyệt Đề án triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao và ban hành thông tư số 35/2017/TT-BTTTT ngày 23/11/2017 quy định về việc chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số. Đây là hành lang pháp lý cơ bản để các đơn vị liên quan đầu tư, thiết lập, nâng cấp hệ thống thiết bị triển khai dịch vụ.
Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số được triển khai sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thị trường viễn thông, doanh nghiệp viễn thông, thuê bao di động và đáp ứng mục tiêu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
Đối với thuê bao di động: Đem lại khả năng lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình trong khi vẫn giữ được số điện thoại, xóa bỏ rào cản phải thay số điện thoại mới, gây rắc rối trong công việc và sinh hoạt của người sử dụng.
Đối với doanh nghiệp viễn thông, đây là động lực cho doanh nghiệp di động tăng cường năng lực cạnh tranh của mình bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng nhất là các khách hàng lâu năm đã gắn bó với mình. Đây có thể coi là một kênh phát triển thuê bao trong bối cảnh thị trường viễn thông di động đang dần bão hòa.
Video đang HOT
Đối với thị trường viễn thông, việc tạo dựng môi trường cạnh tranh tương tự như nhiều nước trên thế giới sẽ giúp cho các doanh nghiệp di động có kinh nghiệm để phát triển kinh doanh ra các nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo ra xu hướng cá thể hóa số điện thoại qua đó góp phần thúc đẩy phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông, giá trị gia tăng đi kèm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng phát triển.
Việc triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số là một trong các biện pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy cạnh tranh.
Về cách thức triển khai, dịch vụ chuyển mạng triển khai theo mô hình Cơ sở dữ liệu tập trung, các nhà mạng sẽ cập nhật thông tin về thuê bao chuyển mạng tại Cơ sở dữ liệu tập trung về hệ thống thiết bị của mình để phục vụ cho việc định tuyến cuộc gọi, tin nhắn… đến các thuê bao đã chuyển mạng.
Thời gian vừa qua, Cục Viễn thông và các doanh nghiệp di động đã tích cực phối hợp, làm việc để đưa dịch vụ chuyển mạng đến với người sử dụng dịch vụ viễn thông. Do đặc tính kết nối của các mạng viễn thông nên quá trình triển khai đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc: dịch vụ triển khai cần sự nâng cấp hệ thống; thống nhất về qui trình khai thác, giá cước dịch vụ, điều kiện sử dụng dịch vụ, v.v… không chỉ giữa các doanh nghiệp di động mà cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung.
Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số được triển khai trong bối cảnh các doanh nghiệp di động đang cung cấp dịch vụ cho trên 120 triệu thuê bao nên phải thực hiện từng bước chắc chắn để không có tác động tiêu cực đến hoạt động của toàn bộ mạng viễn thông. Cục Viễn thông và các doanh nghiệp di động đã thống nhất sẽ triển khai dịch vụ đối với các thuê bao trả sau (khoảng 5%) để đánh giá tác động của dịch vụ đối với thị trường, kịp thời có các biện pháp để loại bỏ tác động tiêu cực nếu có trước khi triển khai trên diện rộng.
Đến nay, sau khi đã hoàn thành quá trình thử nghiệm dịch vụ với tải thật, Bộ TT&TT đã chỉ đạo Cục Viễn thông và các doanh nghiệp di động, cố định,… sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho thuê bao di động với kế hoạch cung cấp dịch vụ trên phạm vi cung cấp dịch vụ toàn quốc.
Đối với các mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone cung cấp dịch vụ cho thuê bao trả sau từ 16/11/2018. Từ 1/1/2019, các doanh nghiệp Viettel, VinaPhone, MobiFone và Vietnamobile sẽ đồng loạt cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho cả thuê bao di động trả trước và trả sau.
Bộ TT&TT tin tưởng dịch vụ chuyển mạng sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho các thuê bao di động, doanh nghiệp viễn thông và sự phát triển của thị trường dịch vụ di động.
Theo Báo Mới
Phí chuyển mạng giữ nguyên số là 120.000 đồng
Ngày 16/11, ba nhà mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam là VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (Mobile Number Portibility - MNP) cho khách hàng. Hiện dự kiến phí rời mạng là 60.000 đồng và mức phí chuyển đến sử dụng mạng mới là 60.000 đồng. Như vậy tổng chi phí chuyển mạng giữ số là 120.000 đồng
Đây là dịch vụ giúp người dùng di động có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ di động mà không phải thay đổi số thuê bao. Như vậy, một số thuê bao di động của mạng này khi chuyển sang sử dụng mạng khác thì được giữ nguyên dãy 10 số.
Việc chuyển mạng giữ số sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng khi họ muốn thay đổi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Đây cũng là một trong số những nội dung mà Việt Nam đã cam kết tham gia trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo thống kê Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến tháng 5/2018, Việt Nam có xấp xỉ 124 triệu thuê bao di động. Trong đó, số thuê bao trả sau chiếm khoảng 8 triệu thuê bao, tương đương 7% tổng số thuê bao.
Đến thời điểm này, các nhà mạng VinaPhone, Viettel và MobiFone đều khẳng định sẽ triển khai chuyển mạng giữ số theo đúng lộ trình cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông. Trước hết, ba nhà mạng này sẽ cung cấp dịch vụ này cho các thuê bao trả sau từ ngày 16/11 tới. Các thuê bao trả trước sẽ được triển khai tiếp vào đầu năm 2019.
Theo Thông tư 35/2017/TT-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động phải niêm yết công khai mức cước và các điều khoản sử dụng dịch vụ chuyển mạng. Mức cước chuyển mạng được tính theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo bù đắp một phần chi phí của doanh nghiệp lấy đi, doanh nghiệp chuyển đến.
Đại diện Cục Viễn thông cho biết, cước dịch vụ chuyển mạng sẽ do nhà mạng tự quy định. Cước dịch vụ chuyển mạng không được hoàn trả trừ trường hợp chuyển mạng không thành công do lỗi kỹ thuật của hệ thống. Mức cước dịch vụ chuyển mạng có thể sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, doanh nghiệp viễn thông được quyền từ chối chuyển mạng đối với các thuê bao có thông tin đăng ký dịch vụ không chính xác, đang có khiếu nại, tranh chấp việc sử dụng dịch vụ hoặc vi phạm hợp đồng. Do đó, đây cũng là công cụ khuyến khích người sử dụng dịch vụ đăng ký chính xác thông tin thuê bao, góp phần giảm thiểu sim rác, giúp công tác quản lý thuê bao được chặt chẽ hơn.
Thủ tục chuyển đổi là 45 ngày để thuê bao hoàn tất các thủ tục, cam kết với nhà mạng đang sử dụng trước khi chuyển sang nhà mạng mới. Lưu ý là sau khi chuyển mạng giữ số thành công thì tất cả các dịch vụ mà thuê bao đang sử dụng của nhà mạng trước đều bị hủy hết, khách hàng phải đăng ký mới mọi dịch vụ, kể cả dịch vụ dữ liệu 3G/4G. Ngoài ra, thời gian tối thiểu giữa 2 lần chuyển mạng giữ số liên tục của 1 thuê bao là 90 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ).
Theo Báo Mới
Nhà mạng cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ số từ 16.11 Dịch vụ chuyển mạng giữ số được người dân đón chờ cuối cùng đã có thời gian ấn định. Đại diện cả 3 nhà mạng lớn đều đã xác nhận sẽ chính thức triển khai cung cấp dịch vụ này từ ngày 16.11.2018. Chuyển mạng giữ số là dịch vụ được nhiều chủ thuê bao chờ đón Sau nhiều lần lùi, hoãn cung...