Chi 2 tỷ USD thay thế tàu tên lửa 1241RE: Tự đóng trong nước, chọn loại tàng hình!
Chương trình chế tạo 7 tàu thế hệ mới thay cho các tàu tên lửa tấn công nhanh dự án 1241RE đã cũ đang chuẩn bị được công bố. Yêu cầu cao nhất là “tự đóng trong nước”.
Chi 2 tỷ USD thay thế tàu tên lửa 1241RE: Tự đóng trong nước, chọn loại tàng hình!
Đó là kế hoạch mới nhất của Hải quân Ấn Độ khi đưa ra đầu bài cho gói thầu đóng 7 tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới trị giá tới 2 tỷ USD nhằm thay thế các tàu tên lửa tấn công nhanh dự án 1241RE do Nga chế tạo, theo trang Defense News.
Theo luật “Sản xuất tại Ấn Độ” của chính phủ nước này, sẽ chỉ có các công ty đóng tàu nội địa được tham gia đấu thầu.
Về tổng thể, các tàu hộ vệ tên lửa mới sẽ được chế tạo tại các nhà máy đóng tàu của Ấn Độ, tuy nhiên một số hệ thống chủ chốt của những tàu này, đặc biệt là vũ khí, sẽ được nhập khẩu từ nước ngoài, một quan chức Hải quân Ấn Độ cho biết.
“Tôi chắc chắn rằng các công ty đóng tàu hàng đầu của Nga và châu Âu sẽ rất tiếc nuối vì không được tham gia hợp đồng béo bở này”, nhà bình luận quân sự Anil Jai Singh – một thuyền trưởng Hải quân Ấn Độ đã nghỉ hưu chia sẻ.
“Các hệ thống buộc phải nhập khẩu có thể là tổ hợp phòng không tầm ngắn SRSAM, radar trinh sát, ngư lôi và động cơ. Phần còn lại sẽ do Ấn Độ tự đảm trách như pháo chính, hệ thống tên lửa chống hạm, rocket, sonar, và hầu hết hệ thống thông tin liên lạc, dẫn đường và tác chiến điện tử”, Sujeet Samaddar – một cựu sĩ quan Hải quân Ấn Độ phân tích.
Theo hồ sơ mời thầu gửi tới các nhà thầu, Hải quân Ấn Độ yêu cầu những chiếc tàu tên lửa mới phải có tầm hoạt động xa hơn, có khả năng phát hiện và đối phó với các tàu ngầm hạt nhân tấn công, có khả năng tác chiến săn ngầm, phòng thủ nội địa, tuần tra bảo vệ lãnh hải cũng như tham gia các chuyến thăm viếng ngoại giao hải quân, tìm kiếm cứu nạn,…
Video đang HOT
“Tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới phải có tốc độ cao với hỏa lực mạnh, lý tưởng cho hoạt động tuần tra ở môi trường ven biển. Những con tàu này cần được trang bị tên lửa chống hạm uy lực cùng hệ thống phòng thủ điểm và được tích hợp các công nghệ tàng hình tiên tiến”, ông Singh phân tích thêm.
Theo quan chức Bộ quốc phòng Ấn Độ, trong năm tới hồ sơ mới thầu chính thức sẽ được phát hành tới các công ty đóng tàu nội địa, trong đó có các công ty đóng tàu quốc doanh Mazagon Docks Ltd. (MDL), Garden Research Shipbuilders & Engineers Ltd. (GRSE), Hindustan Shipyard Ltd. và Cochin Shipyard Ltd.
Đối với khối tư nhân, các công ty có thể tham gia đấu thầu gồm Reliance Defence and Engineering Ltd (RDEL) – trước đây là Pipavav Defence – cũng như Offshore Engineering and Larsen & Toubro (L&T) Ltd.
Xét về lịch sử, hiện mới chỉ có 2 công ty quốc doanh là MDL và GRSE đã từng thực hiện những gói thầu tương tự trong quá khứ, quan chức Hải quân Ấn Độ lưu ý.
Gói thầu đóng tàu tên lửa béo bở này bỗng dưng xuất hiện vào đúng tời điểm ngân sách quốc phòng Ấn Độ gần như không tăng trong 2 năm vừa qua đã làm dấy lên câu hỏi về vấn đề “đầu tiên”.
Hải quân Ấn Độ biểu dương lực lượng.
“Tôi hiểu là kế hoạch dài hạn trong giai đoạn từ 2017-2032 đã được chuẩn bị và ngân khoản dành cho chương trình này đã được tính tới” ông Samaddar nói.
Kế hoạch này, mới được hé lộ đầu năm nay yêu cầu phát triển một loạt công nghệ tương lai, bao gồm pháo, tên lửa hải quân, hệ thống động lực, hệ thống trinh sát, cảnh giới, ngư lôi, hệ thống vũ khí năng lượng có điều khiển, tàu ngầm và tác chiến chống ngầm, không quân hải quân, thiết bị tác chiến không gian mạng tập trung cũng như hệ thống quản lý chiến đấu.
“Tới năm 2027, Hải quân Ấn Độ có kế hoạch sở hữu tới 200 tàu chiến, tăng đáng kể so với mức chỉ 140 tàu hiện nay”, quan chức Hải quân nước này cho biết.
(Theo Soha News)
Tàu tên lửa tấn công nhanh 'thương hiệu' Việt Nam
Hai cặp tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418 đã được Tổng công ty Ba Son bàn giao cho Quân chủng Hải quân và phát huy hiệu quả đã khẳng định thương hiệu của công nghệ đóng tàu tên lửa hiện đại Việt Nam.
Cẩu tên lửa lên tàu M6 trước khi ra biển nghiệm thu bắn đạn thậtẢnh: Duy Khánh
"Cùng với việc đã bàn giao 2 cặp tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418, đến thời điểm này, Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đang hoàn thiện, chỉnh sửa giai đoạn cuối để bàn giao cặp tàu số 3 (M5, M6) mang số hiệu 382, 383 cho Quân chủng Hải quân trong tháng 11.2016.
Nghiệm thu lắp đặt pháo AK-630 trên tàu M3
Đại tá Nguyễn Mạnh Lân, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Ba Son, Trưởng ban điều hành Dự án đóng tàu M cho biết, đã gặp không ít khó khăn, nhất là về trang thiết bị, công nghệ, con người, kinh nghiệm...
Để thực hiện tốt dự án lớn này, Tổng công ty Ba Son đã cử đoàn cán bộ, công nhân viên sang Liên bang Nga để học tập, tiếp thu công nghệ đóng tàu tên lửa theo 33 chuyên ngành. Đội ngũ này sau khi về Việt Nam đã tổ chức đào tạo mới, đào tạo bổ sung cho cán bộ, công nhân viên Ba Son tại nhà máy.
Đại tá Nguyễn Mạnh Lân ví von "Lửa thử vàng, gian nan thử sức", khi bắt tay vào đóng cặp tàu tên lửa đầu tiên và các cặp tàu tiếp theo cho Quân chủng Hải quân. Song song với việc đóng mới cặp tàu số 1, số 2, ngày 15.10.2013 và ngày 25.3.2014, tàu M5 và M6 được Ba Son khởi công. Các công đoạn đóng cặp tàu số 3 này, Ba Son đều tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn theo đúng hợp đồng chuyển giao công nghệ Li xăng và thực hiện các bước như hai cặp tàu trước đó đã bàn giao cho Quân chủng Hải quân.
Công đoạn hàn ráp cụm chi tiết, các phân đoạn, tổng đoạn thân vỏ và thượng tầng được thực hiện với các dây chuyền hàn tự động, bán tự động và hàn bằng tay. Đồng thời, nhà máy cũng tiến hành gia công các chi tiết cơ khí và hệ thống ống, chuẩn bị nội thất. Để đảm bảo tiến độ đóng tàu, Tổng công ty Ba Son đã tăng cường trang bị, các máy gia công cơ khí CNC hiện đại và đào tạo thêm nhân lực nhằm đảm bảo khối lượng lên đến hàng trăm nghìn chi tiết gia công cơ khí, với nhiều chủng loại vật liệu đặc biệt và yêu cầu kỹ thuật chính xác cao.
Tàu M6 nghiệm thu bắn tên lửa
Đại tá Cao Mạnh Vân, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Ba Son, Trưởng công nghệ đóng tàu M cho biết theo công nghệ chuyển giao, thân vỏ tàu được gia công và đấu ráp lần lượt theo nguyên tắc hình tháp từ gần 140 phân - tổng đoạn. Thế nhưng, việc này không phù hợp với thực tế của Tổng công ty Ba Son vì thuộc diện di dời nhà máy. Do đó, Tổng công ty Ba Son quyết định chuyển thành 6 tổng đoạn vỏ lớn và 8 tổng đoạn cabin.
Trong quá trình đóng cặp tàu số 3, Tổng công ty Ba Son cũng gặp một số vướng mắc về nhập khẩu thiết bị, vũ khí do tình hình ở Nga và Ukraine có biến động. Trước tình hình đó, Ba Son cùng các cơ quan chức năng đã bàn bạc và thống nhất các phương án với đối tác, giải quyết tốt mối quan hệ và đảm bảo nhập khẩu vũ khí, trang thiết bị về nước để không làm ảnh hưởng tới tiến độ đóng tàu.
Chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà, Phó Tư lệnh Hải quân cho biết, 4 tàu do Tổng công ty Ba Son đã bàn giao cho Quân chủng Hải quân, qua thời gian đưa vào sử dụng rất hiệu quả. Chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà cho rằng, Tổng công ty Ba Son đã làm chủ công nghệ đóng tàu tên lửa tấn công nhanh và đây là một cái nền tảng để có thể tiếp tục đóng các lớp tàu chiến đấu to và hiện đại hơn nữa, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình hiện nay.
Theo Thanh Niên
Nga dừng dự án tàu tên lửa Project 12418 Molniya với Việt Nam? Thông tin dừng dự án tàu tên lửa Project 12418 Molniya được đưa ra trong bản báo cáo về doanh số hợp đồng vũ khí Nga với các đối tác. "Trong năm 2015, Nga đã bán được 14,5 tỷ USD các trang bị vũ khí, nhưng tổng số đơn đặt hàng cho những năm tới đạt khoảng 50 tỷ USD. Trong khi đó,...