Chi 160 tỷ đồng xây trung tâm hội nghị “khủng nhất vùng” rồi… bỏ hoang
Trung tâm hội nghị Hàm Rồng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa được đầu tư hơn 160 tỷ đồng nhưng đang xuống cấp nghiêm trọng, toàn bộ công trình trăm tỷ này đang bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.
Tháng 12/2012, Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng được xây dựng với tổng mức đầu tư gần 110 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và vốn đối ứng của Chính phủ.
Theo thiết kế, công trình có hình thức kiến trúc truyền thống gồm: Nhà trung tâm đón tiếp và thông tin, nhà nghỉ sinh thái và các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật. Quá trình thi công, dự án nhiều lần phải điều chỉnh khiến tổng số vốn đầu tư tăng lên hơn 160 tỷ đồng.
Năm 2014, dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là công trình dùng để phục vụ các sự kiện văn hóa trọng đại của TP Thanh Hóa và tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2015, UBND TP Thanh Hóa xây dựng trụ sở ở vị trí mới nên đã “mượn” Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng để sử dụng.
Video đang HOT
Đến năm 2019, trụ sở Thành ủy, UBND TP Thanh Hóa chuyển về cơ sở mới nên Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng không còn hoạt động. Năm 2020, Trung tâm này được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung trong đại dịch Covid-19 và bỏ hoang cho đến nay.
Sảnh trước khu Trung tâm hội nghị.
Nhiều hạng mục, công trình bị xuống cấp nghiêm trọng, nhếch nhác.
Bàn ghế ngổn ngang ngoài hành lang, trần nhà hư hỏng nặng tại khu vực tầng hầm của tòa nhà.
Khu vực phòng ăn nhếch nhác, nhiều đồ vật hư hỏng.
Một cột lớn ở trước sảnh tòa trung tâm hội nghị xuất hiện vết nứt lớn kéo dài.
Phía sau Trung tâm hội nghị là 5 căn nhà nghỉ sinh thái và sân tennis cũng hoang tàn, cỏ mọc um tùm.
Một căn nhà nghỉ sinh thái như biệt thự luôn trong cảnh “cửa đóng, then cài”.
Tòa nhà trưng bày Hàm Rồng Chiến Thắng không được sử dụng.
Ngày 14/4, trao đổi với PV Dân trí, đại diện Thành ủy TP Thanh Hóa thừa nhận về thực trạng xuống cấp tại Trung tâm hội nghị Hàm Rồng. Từ tháng 3/2022, TP Thanh Hóa đã không còn sử dụng Trung tâm hội nghị Hàm Rồng làm khu cách ly.
Vị này cho biết tỉnh đã có kế hoạch bố trí các đơn vị sự nghiệp phù hợp về đây làm việc, cũng có thể là các đơn vị văn hóa, đoàn ca múa kịch Lam Sơn, vì ở đây vừa có nơi ở vừa có hội trường để tập luyện và không gian.
“Dự án Trung tâm hội nghị Hàm Rồng trước đây là Trung tâm hội nghị khu vực Bắc Trung Bộ để tổ chức các hội nghị lớn. Khi đưa vào vận hành thì thành phố mượn một thời gian và thành phố hiện vẫn đang có trách nhiệm quản lý và vận hành” – đại diện Thành ủy TP Thanh Hóa thông tin thêm.
Phát triển hạ tầng số đáp ứng nhu cầu kết nối và xử lý dữ liệu
Hạ tầng viễn thông vốn được coi là hạ tầng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Để phù hợp với quá trình chuyển đổi số, hạ tầng viễn thông cần chuyển đổi thành hạ tầng số đáp ứng nhu cầu phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số hiện nay.
Kiểm tra hệ thống máy chủ tại 1 tập đoàn viễn thông. Ảnh: CTV
Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), thời gian qua, các doanh nghiệp đã đầu tư hạ tầng mạng viễn thông với mạng cáp quang phủ đến 100% xã, phường; phủ sóng mạng di động (2G, 3G, 4G) tới 99,8% dân số, thử nghiệm 5G tại 16 tỉnh, thành phố.
Hiện cả nước có khoảng 71 triệu người dùng internet, chiếm hơn 2/3 dân số. Tốc độ dịch vụ internet băng rộng cố định đạt 68,50Mbps, đứng thứ 42/181 quốc gia, vùng lãnh thổ (tăng 14 bậc so với năm 2020), tốc độ dịch vụ băng rộng di động (3G, 4G) đạt 35,14Mbps, đứng thứ 48/141 (tăng 9 bậc so với 2020). Đây được coi là những điều kiện cần thiết, sẵn sàng cho chuyển đổi số quốc gia.
Xu thế phát triển công nghệ đã tạo ra các loại hình dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy việc hình thành cơ sở hạ tầng viễn thông mới kết hợp với các hạ tầng kỹ thuật khác. Do đó, các nhà mạng cũng thay đổi, chuyển dịch phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông theo hướng hạ tầng số.
Theo ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), chiến lược VNPT 4.0 đã định vị VNPT phải trở thành doanh nghiệp công nghệ cung cấp dịch vụ số hàng đầu ở Việt Nam. Do vậy, để đạt mục tiêu này, Tập đoàn đã xác lập vai trò tiên phong trong cung cấp các hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số và ứng dụng số.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng phụ trách điều hành Cục Viễn thông cho biết, để phục vụ quá trình chuyển đổi số quốc gia, ngay trong năm 2022, Cục Viễn thông định hướng các nhà mạng thực hiện việc phủ sóng mạng băng rộng di động tốc độ trên 1Gb đến các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Cùng với đó, đặt mục tiêu 100% người trưởng thành có smartphone; 75% hộ gia đình có cáp quang; 100% người sử dụng điện thoại di động có tài khoản Mobile Money; nâng thị phần dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp Việt Nam chiếm 40%.
Còn ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho biết, người dùng internet tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Năm 2012, Việt Nam mới chỉ có khoảng 30,8 triệu người sử dụng Internet. Theo số liệu thống kê gần đây tăng lên khoảng 71 triệu người. Đại dịch COVID-19 là một yếu tố tác động và góp phần định hình lại nền kinh tế Internet của Việt Nam trong thời gian tới. Trong thời gian đại dịch, nhiều người dùng có xu hướng thử nghiệm các dịch vụ số mới trong lĩnh vực giải trí, chăm sóc sức khỏe và đặc biệt là đào tạo trực tuyến. Điều này có thể thấy rõ trong xu hướng tìm kiếm của người dùng Internet tại Việt Nam trong công bố mới đây của Google Year in Search 2021.
Từ thực tế này, ông Vũ Hoàng Liên cho rằng: "Dữ liệu trên Internet ngày nay đang trở thành mạch máu của nền kinh tế và là động lực cho sự đổi mới. Việc sử dụng dữ liệu trên Internet một cách thông minh có thể có tác động chuyển đổi đối với tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và có thể tạo ra các cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ".
Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, với nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, việc chuyển đổi nhận thức và kiến tạo thể chế đã được thực hiện tốt, tạo ra những kết quả tích cực trên cả 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
"Bộ TT&TT định hướng xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, mục tiêu đưa dữ liệu của người Việt về lưu trữ ở Việt Nam, hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc tế, quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất nhằm đưa Việt Nam trở thành trung tâm lưu trữ và xử lý dữ liệu của khu vực và quốc tế. Điều này đảm bảo cho dữ liệu Việt Nam lưu trữ tại Việt Nam khi 80% dữ liệu hiện tại có thể nằm ở các nền tảng nước ngoài", ông Phạm Đức Long cho biết.
Hệ lụy từ giá đất 'tăng ảo' Bất chấp những tác động tiêu cực của dịch COVID-19, từ đầu năm đến nay, giá bất động sản vùng ven Hà Nội và các tỉnh, thành phố vệ tinh liên tục thiết lập mặt bằng mới, khiến nhiều nhà đầu tư như "ngồi trên đống lửa". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng "tăng giá ảo" cần được kiểm soát chặt,...