Chi 12 triệu, chồng tự tay trang trí Tết sớm cho vợ chụp ảnh
Vì yêu thích các dịp lễ như Tết Nguyên đán, năm nào chị Oanh cũng không tiếc tiề.n đầu tư trang trí nhiều góc trong nhà để chụp ảnh.
Từ giữa tháng 12/2024, khách đến chơi nhà chị Lê Thúy Oanh (Vĩnh Phúc) đều trầm trồ khi thấy gia đình chị đã hoàn thành trang trí Tết tại gia. Đây là “truyền thống” được chị Oanh duy trì 5 năm nay. “Tôi rất thích các dịp lễ, đặc biệt là Tết cổ truyền. Năm nào, gia đình tôi cũng trang trí sớm để có không khí và cho cả nhà chụp ảnh trước Tết”, chị chia sẻ với Tri Thức – Znews.
Đón chào Tết Ất Tỵ, chị Oanh bài trí 4 góc chụp ảnh, gồm 3 góc trong nhà và một góc ngoài sân vườn. Mỗi góc lại có thiết kế riêng, với màu sắc chủ đạo đỏ và vàng hợp dịp năm mới.
Chị Oanh lên sàn thương mại điện tử tìm mua các set (bộ) trang trí Tết và đặt ship về nhà. Vì ưng ý nhiều set, chị không ngại “xuống tiền” 12 triệu đồng. Trong đó, chi phí cho chiếc thuyền và những chú cá bằng mây đan mỹ nghệ là đắt đỏ nhất.
Trước kia ở nhà cũ, chị Oanh không thể trang trí Tết hoành tráng vì không gian chật chội. Giờ đây đổi chỗ ở rộng rãi hơn, năm nào chị cũng bắt tay vào làm để thỏa đam mê và nhìn vào là thấy không khí Tết rộn ràng.
Góc trang trí ngoài sân vườn của chị Oanh cố gắng tái hiện không gian Tết xưa. Bên cạnh chiếc chòi lá nhỏ, chị đặt thêm nồi nấu bánh chưng, gánh bưởi, gánh rau cho thêm phần sinh động.
Chị Oanh tiết lộ “tác giả” chính tạo nên các góc trang trí Tết trong nhà là chồng chị. Sau khi vợ đặt đồ decor (trang trí) về, anh tính toán và mua tre, cây gỗ về dựng khung. Đây là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất. Sau khi phần khung hoàn thiện, việc thêm các chi tiết trang trí trở nên đơn giản hơn. Mỗi góc, hai vợ chồng làm hết một buổi chiều là xong.
Hiểu tính vợ rất thích chụp ảnh, ông xã chị Oanh kiên nhẫn và tỉ mẩn thực hiện từng chút một cho không gian Tết. Lúc xây nhà mới, anh chủ ý thiết kế góc chiếu nghỉ rộng để bà xã chuyên trang trí vào các dịp lễ, Tết.
Video đang HOT
Còn hơn nửa tháng là đến Tết, vợ chồng chị Oanh mặc áo dài, thuê thợ về chụp bộ ảnh làm kỷ niệm. Nhà mẹ đẻ của chị Oanh cũng đầu tư trang trí Tết sớm để các con, các cháu đến chơi. Lấy chồng 28 năm, chị Oanh chưa từng ăn Tết ở nhà mình mà đều về với mẹ.
Sau khi chơi qua Tết Nguyên đán, chị Oanh không tháo gỡ các góc trang trí mà giữ nguyên để trưng hết năm. Tới Giáng sinh, chị mới thay thế, làm chủ đề Noel.
Dịp Noel năm ngoái, gia đình chị Oanh cũng đầu tư tiề.n triệu để trang trí không gian khiến nhiều người thích thú, ghé đến chụp ảnh.
Từng chi tiết nhỏ đều được chị Oanh lựa chọn kỹ để tạo nên góc check-in ưng ý. Với chị, việc trang hoàng nhà cửa vào các dịp lễ là thú vui, đem đến cho chị nhiều cảm hứng.
Những cách làm trứng Phục sinh đơn giản cho dịp lễ này
Với keo dính, ruy băng, khăn giấy... bạn có thể tạo ra những quả trứng Phục sinh đầy màu sắc để trang trí hay tặng bạn bè.
Sau khi luộc chín trứng, để nguội, bạn dùng keo dán một chiếc sừng có bán ở các tiệm trang trí hay tiệm bánh, gắn 2-3 bông hoa bằng nỉ nhỏ quanh sừng, dùng bút dạ màu đen để trang trí mắt... trứng Phục sinh kỳ lân đã hoàn thành.
Luộc chín trứng, để nguội, cắt đôi những bông hoa xốp rồi dán keo vào đáy quả trứng để làm chân. Cắt một hình tam giác nhỏ bằng giấy màu cam làm miệng và vẽ hai mắt bằng bút đán.h dấu. Dán keo hai chiếc lông vũ vào mặt sau của quả trứng và thêm một chùm lông vũ nhỏ hơn lên trên cùng của quả trứng để tạo điểm nhấn cho phần đầu.
Trứng sau khi luộc chín, để nguội, dùng kẽm nhung bọc quanh thân trứng (cố định bằng keo), gấp mỗi đầu lại để làm tai và xoắn lại để cố định. Dán một quả bóng pom-pom phù hợp vào mặt sau của quả trứng và vẽ một khuôn mặt thỏ ở mặt trước bằng bút đán.h dấu.
Luộc chín trứng, để nguội, bôi keo lên thân trứng, rồi quấn trứng bằng len - có thể chọn 1 hay nhiều màu len.
Luộc chín trứng, để nguội, dán khăn giấy màu quanh trứng. Lưu ý, bạn có thể dán nhiều lớp khăn giấy để tăng độ bền và màu sắc cho trứng.
Trứng Phục sinh bút đán.h dấu: Sau khi luộc trứng chín, để nguội, bạn có thể tự do sáng tạo hình vẽ bằng bút đán.h dấu lên trứng.
Để tạo hình cây xương rồng quả trứng Phục sinh vui nhộn, hãy sơn hay dán trứng bằng giấy có màu xanh lục nhiều sắc thái, cuối cùng, vẽ các chi tiết như hình bằng bút màu đen hay bút màu trắng.
Trứng Phục sinh sơn bằng cọ: Bạn chỉ cần tìm một số màu sơn và cọ sơn phẳng rộng 2cm là cả gia đình (kể cả trẻ mầm non) có thể thỏa sức sáng tạo.
Trứng băng Washi: Băng washi hiện nhiều màu sắc, mẫu mã, bạn có thể mua và dán chúng vào quả trứng đã luộc chín để tạo ra những quả trứng Phục sinh ngộ nghĩnh.
Trứng Phục sinh hình xăm: Hình xăm tạm thời dính vào trứng giống như dính vào da của bạn. Dán hình xăm lên quả trứng đã luộc chín, để nguội, dùng miếng bọt biển ấn vào hình xâm khoảng 30 giây, lột bỏ miếng nilong ra khỏi quả trứng.
Trứng Phục sinh vườn hoa: Sử dụng nhãn dán sổ lưu niệm 3-D còn sót lại để trang trí cho những quả trứng Phục sinh của bạn, sau đó trưng bày chúng trong cốc đựng trứng.
Trứng Phục sinh ruy băng nếu không có ruy băng, bạn có thể thay thế bằng giấy màu thủ công của bé nhà bạn.
Trứng đá quý: Hãy tìm những viên đá quý ở các trang sức hư hya lỗi thời, tách rời, sau đó, dán lên quả trứng đã luộc chín.
Trứng Phục sinh hoa giấy: Dùng kéo cắt hoa, thân và lá từ giấy thủ công, dán lên trứng luộc chín.
Trứng chấm bi: Dùng dụng cụ bấm lỗ để tạo thành các chấm giấy, sau đó dùng keo dính để dán chúng vào trứng luộc chín. Để dễ dàng lấy chấm bi, hãy làm ướt đầu ngón tay bằng vải ẩm trước khi ấn chúng lên trứng Phục sinh. Lưu ý: Để bảo đảm trứng không bể trong quá trình tạo hình, bạn nên luộc chín trứng. Trứng Phục sinh trang trí theo các cách trên có thể ăn được, tuy nhiên, trứng luộc cũng có hạn sử dụng mà bạn cần lưu ý trước khi ăn để bảo đảm an toàn sức khỏe.
Mở ra không gian Tết xưa Sắc đỏ đã tràn ngập phố phường khiến không khí Tết trở nên rộn rã hơn. Với sự chăm chút tỉ mỉ những góc decor Tết, nhiều quán cà phê đang thu hút rất đông khách đến chụp ảnh check-in. Mang biểu tượng của sự tươi mới, may mắn và hạnh phúc, hoa Anh Đào được làm bằng vải với sắc hồng phai...