Chi 100 triệu đồng, người thuê nhà cải tạo sân phơi thành nhà ở
Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, chị Lê Nhung (Đà Nẵng) đã cải tạo sân phơi thành nhà ở với thiết kế độc đáo, sáng tạo chỉ với 100 triệu đồng.
Chị Lê Nhung (Đà Nẵng) tâm sự, 2 năm trước, gia đình chị thuê nguyên 1 căn nhà 2 tầng ở Đà Nẵng. Trong đó, tầng 1 và tầng 2 chị tu sửa lại thành phòng cho thuê để có thêm thu nhập. Nhưng do gia đình chưa có nơi ở nên vợ chồng chị mới nảy ra ý tưởng cải tạo sân phơi.
“Nhà tôi đang thuê là dạng nhà ống, có diện tích khoảng 100m2, phía trên có 1 sân lớn chuyên dùng để phơi đồ. Tận dụng khoảng trống, tôi và ông xã mới bàn nhau, lên kế hoạch cải tạo sân phơi thành nhà ở” – chị kể.
Ước tính, tổng chi phí tu sửa, cải tạo sân phơi thành nhà ở của chị Nhung lên tới 100 triệu đồng
Chị Nhung cho biết, do là nhà đi thuê nên trước khi cải tạo, chị phải xin ý kiến chủ nhà và ký hợp đồng dài hạn ít nhất trong vòng 5 năm.
“Trước khi bắt tay vào thực hiện, chúng tôi đề ra nguyên tắc là sẽ tiết kiệm nhất có thể. Trong đó, các nguyên liệu để xây dựng đa phần là thạch cao, khung sắt và gỗ pallet. Những vật dụng này đều rất rẻ, chủ yếu là tốn khoản tiền công thợ” – chị nói.
Ngôi nhà mới của chị Nhung bao gồm 1 phòng ngủ, 1 phòng bếp và 1 phòng sinh hoạt chung.
Chị Nhung và ông xã đã mất 1 tháng để hoàn thành công trình trong mơ. Theo chị, khó khăn lớn nhất mà chị gặp phải là phần cầu thang kết nối giữa các tầng khá hẹp nên khi vận chuyển đất cát, nguyên liệu xây dựng rất tốn công. Hơn nữa, phòng lại nằm ở tầng trên cùng nên rất cần 1 lớp chống nóng hiệu quả.
Ước tính, tổng chi phí tu sửa, cải tạo sân phơi thành nhà ở của chị Nhung lên tới 100 triệu đồng. Không gian mới bao gồm 1 phòng ngủ, 1 phòng bếp và 1 phòng sinh hoạt chung.
Các nguyên liệu xây dựng dùng để cải tạo đa phần là thạch cao, khung sắt và gỗ pallet
“Nhiều người hay hỏi tôi là sống trên tầng phơi thì mưa, nắng, bão bùng có ảnh hưởng gì không. Nói thật, bão thì tôi chưa gặp vì thời tiết ở Đà Nẵng khá dễ chịu nhưng thi thoảng có mưa thì tôi phải đội nón nấu ăn. Sau đó gia đình sẽ di chuyển, ăn cơm ở phòng chơi của em bé. Thực ra là tôi có thể tiếp tục cải tạo bằng việc che thêm mái tôn ở khu vực bếp nhưng tôi muốn để cho thoáng. Ngoài ra, nhà tôi còn trang bị hệ thống bạt tự động nên khi trời nắng, tôi có thể thể kéo ra kéo vào tùy thích” – chị tâm sự.
Chị Nhung cho biết, hiện tại, chị cảm thấy khá hài lòng với ngôi nhà mới. Nhờ có không gian rộng rãi, thoáng mát nên em bé nhà chị có thể đi xe đạp quanh nhà, bơm bể bơi mini, vui chơi thoải mái. Nhân tiện, chị còn sắm thêm bộ bàn ghế mới để thi thoảng đón khách đến chơi.
Một số hình ảnh về ngôi nhà cải tạo của chị Nhung:
Video đang HOT
Những mẫu vách ngăn phòng ngủ biến nhà rộng gấp đôi, sang chảnh miễn bàn
Phân vân không biết nên chọn loại vách ngăn phòng ngủ nào để phù hợp với không gian nhà mình thì không thể bỏ lỡ những mẫu vách ngăn ấn tượng được tuyển chọn kỹ càng dưới đây.
Vách ngăn phòng ngủ đã và đang trở thành xu hướng thiết kế phòng ngủ hiện nay. Việc thiết kế vách ngăn giúp không gian được tách biệt, đảm bảo tính riêng tư nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng, tràn ngập ánh sáng cho căn phòng. Chính vì vậy, việc sở hữu cho mình một căn phòng ngủ đầy đủ tiện nghi, thoải mái nhất là mong muốn của mọi người. Để tạo được một không gian nghỉ ngơi ấn tượng và thoải mái nhất thì việc ứng dụng vách ngăn phòng ngủ đa năng, di động,... là ý tưởng tuyệt vời.
1. Vách ngăn phòng ngủ bằng thạch cao
Vách ngăn phòng ngủ bằng thạch cao hiện đang là xu thế mới ở khắp mọi nơi bởi chúng mang những đặc tính ưu việt mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Đây là loại chất liệu an toan tuyệt đối với sức khỏe con người, không chứa các chất độc hại và thân thiện với môi trường.
Vách ngăn thạch cao có ưu điểm là khả năng chống cháy, chống âm và một trong những loại vách ngăn phòng ngủ cách âm cực tốt nên được các KTS ứng dụng khá nhiều vào đời sống. Có lẽ trong số những loại chất liệu vách ngăn thì thạch cao có trọng lượng nhẹ hơn cả, do đó, rất thuận tiện cho việc di chuyển, lắp đặt và giảm đến 15% chi phí xây dựng cho công trình.
Bên cạnh đó, thạch cao cũng tồn tại những điểm hạn chế mà gia đình nên lưu ý. Đó là dễ bị ố vàng khi ngấm nước. Bởi vậy, bạn cần hạn chế đặt chúng tại những nơi ẩm ướt để vách ngăn giữ được vẻ đẹp vốn có. Thạch cao có kết cấu rỗng bên trong và không có khả năng chịu lực tốt nên bạn không nên treo các vật nặng tránh gây vỡ và hư hỏng.
Phân chia không gian thành 2 chốn nghỉ ngơi nhờ vách thạch cao.
Vách ngăn thạch cao dễ dàng lựa chọn cùng tông màu với nội thất.
Thông thoáng là yếu tố chất liệu này đảm bảo được.
Thay vì thạch cao trắng thông thường, bạn có thể kết hợp với giấy dán tường để vách ngăn trở nên độc đáo và nghệ thuật hơn.
2. Vách ngăn phòng ngủ bằng nhựa
Nhựa là chất liệu quen thuộc đối với hộ gia đình từ tủ nhựa, bàn nhựa và giờ là vách ngăn phòng ngủ nhựa. Đây là vật liệu giá rẻ nhưng độ bền lại gây bất ngờ, mang nhiều ứng dụng vượt trội cho không gian phòng ngủ của bạn. Nhựa có độ bền rất cao, không cong vênh, khả năng chịu nước, ẩm mốc tuyệt đối đồng thời cũng chống cháy, cách điện, cách nhiệt tốt. Vách ngăn nhựa đa dạng về kiểu dáng và phong phú về hoa văn, do đó, dễ dàng cho gia đình trong việc lựa chọn các mẫu phù hợp với tổng thể chung của căn nhà, theo sở thích của chủ sở hữu. Thông thường, loại nhựa được lựa chọn làm vách ngăn là PVC nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.
Nhựa là chất liệu thường thấy trong thiết kế nội thất.
Đa dạng về mẫu mã là điểm mạnh của loại chất liệu này.
Nhựa có độ bền rất cao, không cong vênh, khả năng chịu nước, ẩm mốc tuyệt đối đồng thời cũng chống cháy, cách điện, cách nhiệt tốt.
Thay vì đặt một bức vách lớn đơn giản, bạn hoàn toàn có thể kết hợp chúng với kệ tủ, 2 trong 1, vừa tiết kiệm diện tích vừa đảm bảo công năng.
3. Vách ngăn phòng ngủ bằng ván ép, gỗ
Gỗ là một vật liệu được yêu thích từ xưa tới nay bởi sự sang trọng cũng như mang đến cho bạn cảm giác ấm cúng. Việc sử dụng gỗ làm vách ngăn sẽ giúp không gian của bạn trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn. Ưu điểm của chất liệu này là tính thẩm mỹ cao bởi vì nó có thể dễ dàng gia công, thiết kế với nhiều màu sắc khác nhau, tạo các đường nét tinh xảo giúp đem lại không gian ấm áp, tinh tế cho phòng ngủ của bạn. Tùy theo sở thích và nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn vách ngăn gỗ tự nhiện hoặc gỗ công nghiệp.
Gỗ hay ván ép luôn là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay bởi chi phí khá rẻ trên thị trường. Loại chất liệu này được thiết kế mẫu mã, màu sắc vô cùng đa dạng và phong phú, khả năng chống nước và kháng ẩm cực tốt giúp đảm bảo chất lượng cũng như độ bền của sản phẩm theo thời gian.
Vách ngăn gỗ hướng căn phòng tới sự giản dị, mộc mạc.
Ván ép cũng là chất liệu được các gia đình lựa chọn bởi chúng nhẹ và dễ dành thiết kế.
Chất liệu này với mẫu mã, màu sắc vô cùng đa dạng và phong phú, khả năng chống nước và kháng ẩm cực tốt giúp đảm bảo chất lượng cũng như độ bền của sản phẩm theo thời gian.
4. Vách ngăn phòng ngủ bằng kính
Nếu bạn muốn sở hữu vách ngăn giúp căn phòng không chỉ thông thoáng mà không gian nhà còn được nới rộng ra thì vách kính là lựa chọn hoàn hảo nhất. Loại vách ngăn này mang lại ánh sáng cho không gian trong nội thất, phù hợp cho mọi công trình như ngăn phòng làm việc, nhà tắm và cả phòng ngủ.
Kính cường lực có độ an toàn cao, khả năng chịu lực gấp 5-7 lần bình thường, kể cả khi kính vỡ cũng không hề gây hại. Vách ngăn kính với kết cấu khít đảm bảo độ cách âm, cách nhiệt, chống khói, bụi bẩn cực tốt. Đối với phòng ngủ, vấn đề quan trọng nhất là sự thoải mái nghỉ ngơi và vách ngăn kính có ứng dụng cực tốt trong khía cạnh này. Vách ngăn kính cường lực hướng ánh sáng tự nhiên từ ngoài vào phòng ngủ giúp căn phòng thêm thông thoáng và ấm áp hơn bội phần.
Sử dụng vách kính mang đến một phong cách sáng tạo mới lạ trong việc phân chia không gian.
Không gian mở trong cả căn nhà nhờ vách ngăn kính "có như không có".
Hiện đại pha chút lãng mạn, cổ điển là điểm sáng của căn phòng.
Tối giản nhưng hiệu quả thẩm mỹ lại cao.
Vách kính giúp gia chủ có tầm bao quát nhà tốt hơn.
5. Vách ngăn phòng ngủ bằng vải
Vải là chất liệu tiết kiệm chi phí nhưng vẫn tốt nhất trong số những mẫu vách ngăn trên thị trường. Vách ngăn bằng vải kích thích bạn sáng tạo những họa tiết bắt mắt, màu sắc, kiểu dáng,... để cá nhân hóa bộ rèm sao cho hợp với "chốn nghỉ ngơi" của mình.
Không xa lạ khi vải được dùng là chất liệu để thiết kế vách ngăn.
Vách ngăn di động này có công dụng cực kỳ tuyệt vời: thông thoáng khi mở rèm và riêng tư khi đóng rèm.
Chất liệu này cho bạn cơ hội thỏa sức sáng tạo với mẫu mã và kiểu dáng.
Sử dụng một tấm vải treo vừa tiết kiệm diện tích vừa tạo cho không gian sự tinh tế.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
2 năm mua liền 2 chung cư tiền tỷ của cô nhân viên văn phòng tuổi 28 ở Hà Nội luôn có "cục nợ" treo trên đầu 2 năm quyết định mua chung cư đầu tư, dù gánh trên vai cả tỷ nợ nần nhưng cô nhân viên văn phòng này vẫn "bình tĩnh sống". Bởi theo cô, có gan mới làm giàu được, phải có cục nợ treo đỉnh đầu mới có động lực trả. Đó chính là cuộc sống thực tế của Phạm Thị Hồng Nhung, 28 tuổi...