Chỉ 1 sào đất xây bể nuôi cá lóc nông dân “đút túi” non tỷ bạc/năm
Hơn chục hộ dân ở xã Quảng Cư, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã biến 1 sào đất vườn khô cằn thành bể nuôi cá lóc tiền tỷ, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
Chạy xe dọc trục đường chính dẫn vào xã Quảng Cư, từng đoàn xe lớn nhỏ của thương lái tấp nập vào thu mua cá lóc (hay còn gọi là cá chuối, cá quả) ở các hộ dân. Từng là người gắn bó và lợi nhuận cao từ con cá lóc anh Nguyễn Hồng Hòa (39 tuổi, thôn Tiến Lợi, xã Quảng Cư) cho biết: “Chỉ có 1 sào đất vườn tôi đào thành 5 cái bể, thả nuôi 5 vạn cá lóc giống, sau 6 tháng trừ chi phí lãi hơn 400 triệu đồng. Một năm nuôi 2 vụ cá lóc thu về gần tỷ đồng tiền lãi”.
Anh Hòa chia sẻ: “Quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc rất đơn giản dễ nuôi, rủi ro ít cho thu nhập cao vì thị trường tiêu thụ lớn cá lóc chưa bao giờ ế cả. Đặc biệt, điều kiện thuận lợi của người dân ở đây là gần nguồn cung cấp thức ăn nên tiết kiệm được nhiều chi phí”.
Còn anh Nguyễn Hồng Bình cho hay: “Cá Lóc ở xã Quảng Cư đặc biệt thơm ngon, dai thịt hơn các loại cá lóc được nuôi ở nơi khác bởi thức ăn chính của cá này là các loại cá con được mua tận cảng Lạch Hới và thời gian nuôi lâu hơn 2 tháng so với địa phương khác. Chỉ cần vài trăm m2 đất vườn, xây bể cá, đầu tư giống, thức ăn, bỏ công chăm sóc không đến nửa năm đã có gần nửa tỷ bạc trong tay ai mà không ham”.
Một năm nuôi 2 vụ cá lóc đã đem lại tiền tỷ cho Nguyễn Hồng Hòa
Anh Bình nói: “Riêng gia đình tôi dành 500m2 đất vườn xây bể cá, chỉ đầu tư 50 triệu đồng mua cá giống. Mỗi vụ thu hoạch hơn 20 tấn cá với giá bán 60.000 đồng/kg, sau 6 tháng, trừ mọi chi phí, anh thu về khoảng 400 triệu đồng”.
Ông Ngô Hữu Chự- Chủ tịch Hội nông dân xã Quảng Cư cho biết: Trên địa bàn xã có 11 hộ nuôi cá lóc hiện đang cho thu nhập tốt. Cách nuôi của các hộ nơi đây không quá phức tạp, chỉ cần xây bể để thả con giống, chủ động nguồn nước giếng khoan để thay bể nước thường xuyên tạo môi trường sạch cho cá phát triển. Nuôi cá lóc trước đây là mô hình nuôi tự phát trong một vài hộ dân nhưng vài năm trở lại đây nhiều người dân thấy được lợi từ cá lóc đã đầu tư, nhân rộng.
“Năm 2016, triển khai nguồn vốn ủy thác từ Quỹ HTND, Hội nông dân đã tiến hành cho 10 hộ dân vay vốn với số tiền 300 triệu đồng để giúp các hộ tiếp tục đầu tư, nhân rộng mô hình này. Tuy nhiên, với quỹ đất của hiện tại quá ít trong khi nhu cầu mở rộng mô hình của bà con rất cao nên chúng tôi đang kiến nghị với UBND xã mở rộng quy hoạch vùng nuôi thủy sản”"- ông Chự nói.
Video đang HOT
Theo Danviet
Những vết sơn tử thần trên đại lộ gần 3.000 tỷ ở Thanh Hóa
Chỉ thời gian ngắn, tuyến đại lộ Nam sông Mã (Thanh Hóa) liên tục xảy ra tai nạn chết người. Những vết sơn trắng cảnh sát vẽ trên mặt đường khiến nhiều người tham gia giao thông ám ảnh.
Đại lộ Nam sông Mã nối TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) có vốn đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng, chiều dài toàn tuyến 17,4 km. Dự án đưa vào sử dụng vào giữa năm 2016.
Dù mới đưa vào sử dụng nhưng tuyến đường này liên tiếp xảy ra tai nạn khiến nhiều người tử vong. Mỗi lần xử lý tai nạn, cảnh sát giao thông dùng bình sơn trắng vẽ hình hài, vị trí trên mặt đường để đánh dấu hiện trường.
Tối 31/3, nam công nhân 25 tuổi ở phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) đi xe máy trên đường về nhà. Đến xã Quảng Tâm, xe máy đâm trực diện vào ôtô Hyundai 5 chỗ đi ngược chiều. Nạn nhân tử vong tại chỗ, 2 người ngồi trên ôtô bị thương nặng. Cho đến nay, vết vẽ sơn xử lý vụ việc vẫn lưu lại trên mặt đường.
Cách địa điểm trên khoảng 10 m là vết vẽ xử lý hiện trường một vụ tai nạn khác. Hơn nửa tháng trước, một nữ sinh đi xe máy đến địa điểm này tông trực diện vào ôtô ngược chiều và tử vong tại chỗ.
Ít ngày sau, một thanh niên khoảng 30 tuổi đi xe máy trên đường này cũng tông trực diện vào xe tải và bị thương nặng.
Vệ đường gần hiện trường các vụ tai nạn còn vương nhiều cốc nến, mảnh vỡ xe, mũ bảo hiểm của nạn nhân khiến người tham gia giao thông nhìn thấy phải rùng mình.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Thanh Hóa, trong 5 vụ tai nạn được báo cáo về phòng có 6 người thiệt mạng khi đi trên tuyến Nam sông Mã.
Để giảm thiểu tai nạn, cơ quan chức năng lắp thêm các biển cảnh báo và đèn chiếu sáng.
Nguyên nhân nhiều tai nạn một phần là đại lộ Nam sông Mã giao cắt với khá nhiều đường ngang.
Ngoài ra, rất nhiều người dân chăn thả gia súc bên vệ đường. Trâu bò đi lại tự do khiến nhiều lái xe giật mình tránh né.
Ông Vũ Hoàng Linh, Chánh Văn phòng Ban an toàn giao thông Thanh Hóa, cho biết nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ tai nạn là ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông chưa tốt. Việc gia tăng phương tiện và hạ tầng giao thông chưa được đáp ứng; vi phạm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông như phóng nhanh vượt ẩu, đi không đúng phần đường, làn đường... diễn ra phổ biến.
"Để giảm thiểu tai nạn, các địa phương cần tích cực tuyên truyền, cắt cử lực lượng tuần tra, nhắc nhở nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân", ông Linh nói.
Lê Hoàng
Theo VNE
Nuôi thỏ bán cho Nhật Bản, dân nhanh giàu Nhiều hộ nông dân muốn nuôi nhiều thỏ bán cho Nhật Bản để nhanh giàu. Nhưng không phải ai cũng đủ vốn liếng để đầu tư, mở rộng. Với mức cho vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) "khủng" lên đến 100 triệu đồng/hộ, nông dân nuôi thỏ ở xã Phú Hòa, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã đầu tư, mở rộng quy...