Chỉ 1 bước nhỏ giúp giảm nguy cơ ung thư khi ăn thịt nướng
Công đoạn này giúp hạn chế việc nhỏ giọt nước thịt xuống bếp nướng, từ đó giảm thiểu sự hình thành của các chất gây ung thư, điển hình là hydrocarbon thơm đa vòng.
Theo các chuyên gia, thức ăn chế biến dưới dạng chiên, nướng đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh hơn đồ luộc, hấp.
Trong trường hợp của thịt nướng, khi thịt được đốt trực tiếp với ngọn lửa sẽ xảy ra các phản ứng hóa học và tạo ra các hợp chất gây ung thư như: acrylamides và heterocyclic amines.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ăn nhiều loại thịt nướng kỹ có nguy cơ phát triển khối u ác tính hơn nhóm đối chứng đến 70%. Nhiều bằng chứng khoa học cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa thịt cháy với ung thư ruột, ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta nên tuyệt giao hoàn toàn với món ăn thơm ngon này. Thay vào đó, nên ăn với một lượng vừa phải. Đồng thời, áp dụng những nguyên tắc được khuyến nghị bởi chuyên gia, để giảm nguy cơ gây bệnh của thịt nướng:
Xử lí thịt bằng lò vi sóng trước khi nướng
Một bí quyết để giảm nguy cơ sinh chất gây ung thư trong quá trình nướng thịt là xử lý nguyên liệu bằng lò vi sóng trước. Cụ thể, hãy nấu phần thịt nguyên liệu với lò vi sóng ở mức công suất trung bình, trong thời gian 60-90 giây trước khi nướng trên bếp.
Theo lý giải của các chuyên gia, công đoạn này giúp hạn chế việc nhỏ giọt nước thịt xuống bếp nướng, từ đó giảm thiểu sự hình thành của các chất gây ung thư, điển hình là hydrocarbon thơm đa vòng.
Bên cạnh đó, vì thịt đã được nấu qua từ trước, thời gian nướng cũng được rút ngắn lại nên giảm được sự tiếp xúc của thịt với các hóa chất gây hại cho cơ thể được hình thành trong quá trình nướng.
Không nướng trực tiếp thịt vừa được đem ra từ tủ lạnh
Video đang HOT
Các loại thịt được cấp đông nên có thời gian rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng sau đó mới đem nướng. Mục đích của việc này là giảm thời gian nướng thịt, và như đã đề cập ở trên, điều này giúp món ăn của bạn ít bị phơi nhiễm với các hóa chất độc hại hơn. Một biện pháp khác để giảm thời gian chế biến thịt là ưu tiên cắt thịt thành các phần nhỏ, thay vì để cả miếng to khi nướng.
Ngoài ra, cũng không nên nướng thịt quá chín và chú ý loại bỏ những phần thịt bị cháy đen.
Để thịt cách nguồn nhiệt ít nhất 15 cm
Khi chất béo và nước thịt có chứa protein giọt xuống bếp nướng sẽ tạo thành khói có chứa hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs), nhóm chất có khả năng gây ung thư. Khói này bốc lên và tạo điều kiện cho PAHs bám vào bề mặt thịt.
Để hạn chế hiện tượng này, các chuyên gia khuyến cáo rằng, trong quá trình nướng nên để thịt cách xa nguồn nhiệt tối thiểu 15 cm và nếu có thể thì đặt càng xa càng tốt.
Một giải pháp khác là bọc thịt trong giấy bạc sẽ vừa giúp nước thịt không giọt xuống bếp nướng, vừa ngăn khói chứa hóa chất độc hại bám vào bề mặt thịt.
Sốt ướp thịt nên có giấm hoặc chanh
Các nguyên liệu nướng, đặc biệt là cá và gà nên được ướp bằng nước sốt trước khi nướng, đặc biệt trong thành phần nước sốt nên có thêm giấm và chanh. Trong trường hợp này, nước sốt không chỉ tăng mùi vị cho món ăn, mà còn hạn chế hiện tượng cháy thịt, đồng thời làm chậm quá trình hấp thụ khói vào bề mặt thịt.
Cách ăn uống giúp phòng ngừa ung thư
Để phòng ngừa ung thư thực chất vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe bạn có thể thay đổi một vài điểm như lối sống, cách ăn uống để giảm tối đa nguy cơ mắc ung thư.
1. Giảm thịt trong bữa ăn hàng ngày
Theo các nghiên cứu, không có loại thực phẩm nào có thể ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung thư bằng cách lựa chọn và kết hợp các loại thực phẩm, duy trì hoạt động thể chất mỗi ngày.
Nghiên cứu cho biết có đến 10% trường hợp mắc ung thư ruột ở Anh có thể được phòng ngừa bằng cách ăn ít thịt đã chế biến. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy rằng việc ăn nhiều thịt đỏ sẽ gây ra nguy cơ mắc ung thư ruột cao hơn.
Để giảm nguy cơ mắc ung thư cần tuân thủ nguyên tắc không ăn quá 500g trọng lượng thịt đã nấu chín từ các loại thịt như: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu mỗi tuần.
Lưu ý không nên sử dụng các loại thực phẩm được chế biến sẵn như: jambon, thịt xông khói, xúc xích. Do các loại thực phẩm này thường được cho thêm muối nitrat và nitrit để bảo quản và thịt đã qua quá trình hun khói, sấy khô do đó có thể sản sinh hợp chất gây ung thư.
2. Phòng ngừa ung thư bằng cách giảm muối trong thức ăn
Khi ăn thức ăn có chứa nhiều muối là thói quen gây hại cho sức khỏe. Những loại thức ăn này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và tăng huyết áp. Do đó để bảo vệ sức khỏe bạn chỉ nên ăn 5g muối mỗi ngày.
Giảm muối khi nấu ăn sẽ giúp làm giảm phòng ngừa ung thư hiệu quả - Ảnh Internet
Giảm muối hiệu quả bằng cách từ từ giảm lượng muối ăn vào cơ thể cho đến mức thấp nhất có thể. Không nên thêm muối khi nấu ăn hoặc tại bàn ăn, cần kiểm tra nhãn thực phẩm và lựa chọn các loại thực phẩm chứa hàm lượng natri thấp hơn.
Cần chế biến thực phẩm khi còn tươi, sử dụng gia vị và thảo mộc thay thế cho muối để tạo hương vị cho món ăn.
3. Tăng sản phẩm thực vật, giảm ăn thực phẩm nhiều calo
Mỗi loại thực phẩm đều chứa calo nhất định. Một số loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng hơn so với các loại thực phẩm có cùng trọng lượng khác. Các loại thực phẩm chứa nhiều calo hay còn gọi là thực phẩm chứa nhiều năng lượng có xu hướng chứa nhiều chất béo và đường nên dễ khiến bạn tăng cân.
Các loại sản phẩm từ thực vật như gạo nguyên hạt, đậu, trái cây, rau đều giúp ích trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Thực hiện chế độ ăn thực vật gồm nhiều rau, trái cây, đậu, ngũ cốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như: ưng thư miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày,... Các loại thực phẩm này cũng chứa các chất phytochemical giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi hư hại và tổn thương dẫn đến ung thư.
Không chỉ vậy, các loại rau còn chứa ít calo giúp cơ thể có thể duy trì được trọng lượng khỏe mạnh. Ngoài ra, một số loại rau quả có khả năng phòng ngừa và kiểm soát các chứng ung thư nhất định như: cà chia, khổ qua, táo xanh, bông cải xanh,... Các vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm từ thực vật sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giữ cho cơ thể của chúng ta khỏe mạnh.
4. Cách chế biến thực phẩm
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm thì cách chế biến thực phẩm cũng là cách giúp phòng ngừa ung thư đạt hiệu quả cao hơn như:
- Không nấu thịt ở nhiệt độ quá cao như chiên ngập dầu, nướng hoặc quay thịt, hải sản trực tiếp trên lửa vì sẽ gây chất ung thư.
Không nên nướng hoặc quay thịt, hải sản trực tiếp trên lửa vì sẽ gây chất ung thư - Ảnh Internet
- Lưu ý không ăn các thực phẩm đã mốc vì những loại thực phẩm này chứa nhiều độc tố như aflatoxin, fumonisin, đây là những chất có thể gây ung thư.
- Cần lựa chọn và sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, tự nhiên để nấu nướng thay vì các loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa chất bảo quản hoặc phụ gia.
5. Hạn chế đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn được các chuyên gia khuyến cáo rằng nếu uống nhiều có thể gây ung thư. Hạn chế đồ uống có cồn chính là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư.
Đối với các loại đồ uống có cồn có thể sản sinh ra oxy phản ứng làm tổn thương ADN và protein, lipid, chất béo trong quá trình oxy hóa. Chất này cũng có thể làm yếu khả năng phá vỡ và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng liên quan đến nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, đồ uống có cồn còn làm tăng lượng oestrogen, đây là hormone làm tăng nguy cơ ung thư vú. Không chỉ vậy đồ uống có cồn còn chứa nhiều chất ung thư gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh sản.
Bất ngờ món ngon ở Phần Lan làm từ nấm lạ hình não người, độc tính cao Nấm có hình tựa như não người chứa độc tố cao, có thể gây ung thư nhưng ở Phần Lan được coi là món ăn ngon. Tại sao vây? Nấm hình não người có chất độc chết người nhưng trở thành món ăn độc lạ ở Phần Lan Nấm tạo hình như não người có tên khoa học là Gyromitra từng được tiêu...