Chết trong khu cách ly do sốt rét
Người phụ nữ 38 tuổi, quê Đồng Hới, định cư ở Lào nhiều năm, về Việt Nam rồi tử vong trong thời gian cách ly tập trung tại Quảng Bình.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Nguyễn Quang Thiều, Phó Viện trưởng Sốt rét – Côn trùng – Ký sinh trùng Trung ương, ngày 29/5 cho biết người phụ nữ này mắc nhiều bệnh nền, điều trị ở Lào và Thái Lan không thuyên giảm.
Chị về Việt Nam vào tháng 3, giai đoạn cao điểm chống Covid-19, cách ly tập trung 14 ngày tại Quảng Bình theo quy định. Tuy nhiên ngày 30/3, chị đột ngột qua đời.
Các chuyên gia Viện Sốt rét – Côn trùng – Ký sinh trùng Quy Nhơn điều tra nguyên nhân tử vong, phát hiện ký sinh trùng sốt rét trong máu của bệnh nhân, bên cạnh các bệnh lý nền. Do đó, các chuyên gia y tế ghi nhận người phụ nữ tử vong do sốt rét.
Theo tiến sĩ Thiều, việc tập trung cách ly phòng Covid-19 và các bệnh lý nền có thể là khiến người phụ nữ này không được phát hiện và điều trị sốt rét kịp thời.
Video đang HOT
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền từ người bệnh sang người lành. Triệu chứng thường thấy là rét run, sốt nóng, toát mồ hôi. Một số ca không có triệu chứng mà chỉ ớn lạnh, lúc sốt lúc không.
Bệnh có thể diễn biến rất nhanh chóng, gây tổn thương não trực tiếp, khiến người bệnh tử vong chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính khoảng 10%.
Trong năm 2019, có 25 tỉnh, thành phố Việt Nam đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét, theo chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới và Dự án phòng, chống, loại trừ sốt rét. Tuy nhiên, bệnh còn diễn biến phức tạp ở một số tỉnh như Gia Lai, Phú Yên, Bình Phước, Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông, Quảng Trị, Lai Châu. Số ca sốt rét ở các địa phương này năm ngoái tăng cao so với năm 2018.
Năm nay, mục tiêu của Việt Nam là giảm tỷ lệ mắc, tử vong do sốt rét. Công nhận thêm 10 tỉnh, thành phố đủ điều kiện thanh toán bệnh sốt rét.
Tìm thấy loại vi khuẩn ngăn chặn muỗi truyền bệnh sốt rét
Dịch Covid-19 đang khiến cả thế giới chú ý, nhưng bệnh sốt rét dù không gây đại dịch vẫn nguy hiểm hơn bao giờ hết. Các nhà khoa học đã tìm ra một cách hoàn toàn mới, hiệu quả cao để ngăn chặn sự lây lan bệnh sốt rét từ một loại vi khuẩn nằm ở trong chính con muỗi.
Ảnh: Getty Images.
Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 228 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét do muỗi truyền và 405.000 trường hợp tử vong.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một loại vi khuẩn đơn bào hình thành bào tử mới được tìm thấy ở muỗi, gọi là microsporidia MB, có khả năng ngăn chặn sự lây truyền ký sinh trùng sốt rét.
Vi khuẩn này dường như cũng không làm tổn thương muỗi, có nghĩa là nếu chúng ta có thể làm tăng tỷ lệ lưu hành của microsporidia MB trong quần thể muỗi địa phương, thì đó có thể là một cách hiệu quả để ngăn chặn bệnh sốt rét khi muỗi cắn mà không phải làm xáo trộn phần còn lại của hệ sinh thái.
"Ở đây, chúng tôi đã tìm hiểu vi khuẩn microsporidian dường như không gây bệnh từ các quần thể Anophele, một loài muỗi ở Kenya" nhóm nghiên cứu viết trong một bài báo được công bố trên tạp chí Nature Communications.
"Là một vi khuẩn không độc hại, làm suy yếu việc truyền ký sinh trùng sốt rét, microsporidia MB có thể được nghiên cứu như một chiến lược để hạn chế lây truyền bệnh sốt rét", báo cáo đánh giá.
Ý tưởng về một vi khuẩn từ muỗi có thể ngăn chặn việc truyền bệnh không hoàn toàn mới. Wolbachia, một loại vi khuẩn xuất hiện tự nhiên trong quần thể muỗi, đã cho thấy tiềm năng đáng kinh ngạc để quét sạch bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền khác.
Nhà vi sinh học Steven Sinkins, Đại học Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh nói: "Chúng tôi đã sử dụng một loại cộng sinh ngăn chặn lây truyền có tên là Wolbachia để kiểm soát sốt xuất huyết, một loại virus truyền qua muỗi".
Giáo sư Steven Sinkins đánh giá: "Vi khuẩn microsporidia MB có một số đặc điểm tương tự, nó trở thành một triển vọng hấp dẫn để phát triển các phương pháp tương đương nhằm kiểm soát sốt rét".
Nghiên cứu này hiện đang ở giai đoạn đầu. nhưng nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng khi họ phân tích muỗi lấy từ các nghiên cứu thực địa ở Kenya, những con muỗi có vi khuẩn microsporidia MB không có ký sinh trùng sốt rét. Ngay cả khi muỗi hút máu bị nhiễm bệnh, những con muỗi có microsporidia MB đã giảm mức độ nhiễm trùng và không có dấu hiệu nào về bào tử của ký sinh trùng sốt rét được phát hiện.
Bởi vì vi khuẩn microsporidia MB được truyền qua muỗi cái, một khi nó ở trong quần thể muỗi, nó sẽ không thể đi đâu được. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra, một số khu vực họ thử nghiệm chỉ còn 9% muỗi có vi khuẩn gây bệnh sốt rét.
Nhóm nghiên cứu hy vọng, khi đi vào nghiên cứu sâu hơn, họ có thể tìm ra liệu có thể tăng số lượng vi khuẩn microsporidia MB trong quần thể muỗi hay không, để đạt mục tiêu cuối cùng là giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét.
Nhà sinh lý học sinh lý và sinh thái học Jeremy Herren, Trung tâm Côn trùng quốc tế cho biết: "Các nghiên cứu tiếp theo cần xác định chính xác làm thế nào vi khuẩn microsporidia MB có thể được sử dụng để kiểm soát bệnh sốt rét. Giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu sẽ điều tra động lực học của vi khuẩn microsporidia MB trong các quần thể muỗi lớn".
"Kết quả của các nghiên cứu tiếp theo này sẽ cung cấp cho chúng tôi các thông tin nhằm xác định cách thức phổ biến để vi khuẩn microsporidia MB kiểm soát được sốt rét", Tiến sĩ Jeremy Herren nói.
Những điều cần biết về loại hợp chất có trong sản phẩm chống muỗi DEET là một loại hóa chất được dùng rất phổ biến trong các sản phẩm phẩm này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chúng có khả năng xua đuổi côn trùng mạnh mẽ và tồn tại lâu trong không khí. Trong những năm gần đây, các vết côn trùng cắn gây ngứa ngáy, khó chịu và ngày càng nguy hiểm hơn bao giờ...