Chết ở trại tạm giam vì đột quỵ khi tập thể dục?
Theo bản ghi của một cán bộ công an huyện trong giấy nhập viện, thiếu niên đang tập thể dục môn chống đẩy trong nhà tạm giam thì đột quỵ rồi hôn mê.
Để làm rõ nội dung Nguyễn Xuân Quyền (16 tuổi, ngụ thôn 15, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) đột quỵ khi tập thể dục trong trại tạm giam, sáng 26-11, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên hệ với Trưởng Công an huyện Cư Jút và người phát ngôn Công an tỉnh Đắk Nông nhưng không nhận được câu trả lời.
Liên quan đến vụ việc này, theo hồ sơ bệnh án, tối ngày 16-11, Khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Quyền trong tình trạng nguy kịch. Ngay sau khi sơ cứu ban đầu, bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.
Bác sĩ Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cho biết: Cùng đi có người nhà nạn nhân và công an huyện Cư Jút là ông Trần Đức Thành.
Tại hồ sơ, ông Thành ghi: “Quyền được tạm giam 15 ngày, không có biểu hiện gì bất thường. Đến khoảng 16 giờ 30 phút ngày 16-11 trong lúc đang tập thể dục (môn chống đẩy) thì bị đột quỵ. Khoảng 4 đến 6 phút sau hôn mê, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Jút”.
Bác sĩ Nhựt cho biết thêm: “Sau 18 giờ điều trị tại khoa, bệnh nhân đã được hồi sức liên tục, hội chẩn các khoa liên quan nhưng tình trạng không cải thiện, vẫn hôn mê sâu… Đến chiều 17-11, bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) theo yêu cầu của gia đình”.
Video đang HOT
Gia đình Quyền đau đớn kể lại vụ việc
Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, ngày 27-10, Quyền cùng 1 thanh niên khác lấy trộm xe máy của người thân. Sau khi biết sự việc, gia đình đã vận động Quyền khai ra thanh niên còn lại rồi sẽ báo công an. Đến tối 30-10, gia đình đang bàn chuyện báo cơ quan chức năng thì công an xã xuống đưa Quyền lên trụ sở rồi chuyển lên Công an huyện Cư Jút. Sau khi cho gia đình bảo lãnh 2 ngày, Công an huyện mời Quyền lên làm việc và đọc lệnh bắt tạm giam 2 tháng.
Theo bà Nguyễn Thị Nhi (mẹ Quyền), chiều 16-11, công an huyện thông báo lên Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Jút để chăm con. Khi bà tới thì thấy Quyền nằm trên cáng, thở ôxy và đang truyền dịch. Chiều tối cùng ngày, Quyền được đưa lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cấp cứu rồi chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) và tử vong sau đó 1 ngày.
Theo C. Nguyên (Người lao động)
Nỗi day dứt của cô gái theo chúng bạn phạm tội buôn người
27 tháng tù giam là cái giá mà cô gái trẻ Lê Thị Chinh, SN 1996, ở Thanh Hà, Hải Dương phải trả cho hành vi phạm tội của mình
Một chuyến đi chơi, trả giá bằng 27 tháng tù
Trong số các cô gái trẻ tuổi dưới hai mươi mà tôi có dịp trò chuyện đang cải tạo ở trại giam Hoàng Tiến, Bộ Công an, Lê Thị Chinh có vẻ chín chắn hơn cả. Cô bảo chưa biết khi về nhà sẽ như thế nào vì học hành dở dang. Điều mà cô gái lo lắng nhất không phải là sẽ làm gì mà lo bị người nhà nạn nhân chửi mắng, thậm chí đánh đập.
Chinh là con gái thứ hai trong gia đình có 3 chị em. Bố mẹ làm ruộng rồi mải chạy chợ bán buôn thành ra ít có thời gian quan tâm đến con cái. Năng lực có hạn nên từ chỗ học kém, Chinh thấy chán học rồi nghỉ giữa chừng khi đang lớp 11.
Một hôm có 2 người bạn quen qua mạng rủ Chinh đi Móng Cái chơi, nhân thể mua ít vải về tập cắt quần áo. Nghĩ một mình đi với bạn mới quen không tiện nên Chinh rủ cô bạn thân, ở gần nhà đi cùng cho vui. Gặp nhau, bốn người ríu rít như bầy chim, vui vẻ lên đường thế nhưng lúc quay về nhà chỉ có Chinh. Cô bạn gần nhà được Chinh rủ đi chơi, bị hai người bạn mới quen lừa bán vào một nhà chứa.
Cô gái trẻ Lê Thị Chinh.
Chỉ mong nạn nhân tha thứ
Về trại giam Hoàng Tiến cải tạo bản án 27 tháng tù giam, Chinh sợ sệt nhưng được ở chung phòng với những phạm nhân cùng trà tuổi, cô dần thích nghi. Tháng nào, bố mẹ cũng vào thăm con gái, Chinh bảo lần đầu gặp cậu em trai đi cùng cứ xoen xoét: "Ơ chị lớn phết nhỉ, lại béo nữa" trong khi cô khóc suốt buổi nói chuyện vì nhớ nhà. Những lần sau, Chinh bớt khóc hơn. Cô xin mẹ gửi cho mình ít ô mai để ngậm vì hay đau họng. Hỏi Chinh có thương mẹ không, cô bé lặng lẽ gật đầu và nín khóc.
Vì phạm tội khi đang tuổi vị thành niên nên Chinh chưa phải đi lao động. Cô được học nghề và làm một số việc lặt vặt như trực buồng giam, nhổ cỏ, quét lá,... đến khi tròn 18 tuổi thì về đội làm mi giả, lao động. Hỏi về dự định cho ngày ra trại, Chinh bảo nghĩ đến ngày được về thì mừng lắm nhưng cứ nghĩ tới cảnh thế nào cũng giáp mặt cô bạn cũ, Chinh lại lo sợ. Cô sợ bị đánh, sợ bị trả thù và sợ bị chửi bới, bêu xấu khi ra đường.
"Em không biết sẽ phải sống thế nào. Tội của em thì rõ rồi, em cũng phải đi tù rồi nhưng nỗi đau mà em gây ra cho bạn ấy thì làm sao có thể xóa đi được. Em chỉ muốn quên đi mọi chuyện nhưng chắc khó lắm", Chinh thành thật. Cô cho biết sẽ xin bố mẹ cho đi tỉnh khác lập nghiệp hoặc đi lao động nước ngoài. Ngày Chinh bị bắt, bố mẹ cô đã sang nhà nạn nhân xin lỗi thay cho con gái. Bản thân Chinh, những ngày ở trong trại giam, đã viết thư về xin lỗi cô bạn, cầu mong được tha thứ nhưng thư đi không có hồi âm khiến Chinh càng lo lắng.
"Em biết tội lỗi của mình thật khó tha thứ nhưng chuyện đã xảy ra rồi, làm sao có thể thay đổi được. Em biết bạn ấy hận em lắm, chỉ mong bạn ấy hiểu cho hoàn cảnh của em lúc ấy", Chinh lại khóc, nước mắt của sự lo sợ và cả ân hận, day dứt.
16 tuổi bước chân vào trại giam, khi trở về với cộng đồng, Lê Thị Chinh đã là một cô gái trưởng thành. Hơn hai năm trong tù, thời gian quá ngắn nhưng cũng đủ để Chinh nhìn nhận lại việc làm của mình và rút ra bài học cho bản thân. Tương lai đang rộng mở phía trước, không biết Chinh có đủ can đảm, nghị lực để đứng dậy sau lần vấp ngã này.
Theo Phu nư TPHCM
Cuộc đời cô gái chôn vùi tuổi xuân nơi trại giam Rủ nhau đi lên thành phố làm việc nhưng không có tiền, Phui và hai người bạn của mình lên kế hoạch giết người để lấy tiền đi... Gặp phạm nhân Phèn Thị Phui (25 tuổi, trú thôn Na Lan, Tả Nhìu, Xín Mần, Hà Giang) tại trại giam K1 thuộc trại giam Quyết Tiến (Sơn Dương, Tuyên Quang) khi buổi lao động...